Print this page

33. Hoàn Hảo Và Khuyết Điểm – Perfection and guilt – Song ngữ

 

Perfection and guilt

Hoàn Hảo Và Khuyết Điểm

English: Ajahn Brahm

Việt ngữ: Chơn Quán Trần-ngọc Lợi

Compile: Lotus group

33. Hoàn Hảo Và Khuyết Điểm – Perfection and guilt – Song ngữ

 

33. Hoàn hảo 1

 

Chương 1: Hoàn Hảo Và Khuyết Điểm – Perfection and guilt

 

1. Two bad bricks - Hai viên gạch lệch

 

33. Hoàn hảo 2 

 

After we purchased the land for our monastery in 1983, we were broke. We were in debt. There were no buildings on the land, not even a shed. Those first few weeks we slept on old doors we had bought cheaply from the salvage yard; we raised them on bricks at each corner to lift them off the ground. (There were no mattresses, of course—we were forest monks.)

Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất làm tự viện mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).

 

The abbot had the best door, the flat one. My door was ribbed with a sizeable hole in the center where the door handle would have been. I was glad the doorknob had been removed, but that left a hole in the very center of my door bed. I joked that now I wouldn’t need to get out of bed to go to the toilet! The cold truth was, however, that the wind would come up through the hole. I didn’t sleep much those nights.

Sư cả được dành cho cánh cửa tốt nhứt bằng phẳng. Còn tôi có cánh cửa với cái lỗ bự xộn, chắc là cái lỗ của tay nắm. Tôi mừng thấy tay nắm đã được tháo gỡ, nhưng còn cái lỗ nằm chình ình giữa cánh cửa làm giường ngủ của tôi. Tôi đùa rằng bây giờ tôi không cần bước xuống giường để đi vô cầu tiểu nữa! Tuy nhiên sự thật là gió lùa qua lỗ hỏng đó nên nhiều đêm tôi nào có ngủ được.

 

We were poor monks who needed buildings. We couldn’t afford to employ a builder—the materials were expensive enough. So, I had to learn how to build: how to prepare the foundations, lay concrete and bricks, erect the roof, put in the plumbing—the whole lot. I had been a theoretical physicist and high-school teacher in lay life, not used to working with my hands. After a few years, I became quite skilled at building, even calling my crew the BBC (Buddhist Building Company). But when I started it was very difficult.

Là sư nghèo đi xây tự viện, chúng tôi không có đủ tiền thuê thợ - chỉ nói tới vật liệu là thấy đủ ngán rồi. Vì thế tôi phải học xây cất, như, cách làm móng, cách đổ bê tông, cách xây gạch, cách lên mái, cách thiết kế hệ thống ống nước, v.v. Tôi phải học toàn bộ công việc. Lúc đời sống cư sĩ tôi chỉ biết lý thuyết vật lý và dạy ở trường trung học chớ có làm công việc tay chân nào đâu. Sau mấy năm dùi mài tôi tạm gọi có trong tay nghề khá và từng lập một đội ngũ mà tôi tạm gọi là đội BBC (Buddhist building Company, Công ty xây dựng Phật giáo). Tuy nhiên lúc bắt tay vào việc mới thấy không phải là dễ.

 

It may look easy to lay a brick: just a dollop of mortar underneath, a little tap here, a little tap there. When I began laying bricks, I’d tap one corner down to make it level and another corner would go up. So, I’d tap that corner down then the brick would move out of line. After I’d nudged it back into line, the first corner would be too high again. You try it!

Xây gạch trông có vẻ rất dễ, chỉ có việc lót một bay hồ bên dưới rồi đặt viên gạch lên, gõ góc này vài cái, góc kia vài cái là xong, chứ có gì là khó. Nhưng không phải như vậy đâu. Lúc mới vô nghề tôi làm y như vậy nhưng hễ tôi gõ đầu này xuống thì đầu kia trồi lên, gõ đầu kia thì gạch bị đùa ra xéo xẹo. Tôi kéo gạch vô, cái góc tôi gõ lúc ban đầu nhô cao hơn. Mời bạn thử làm xem!

 

Being a monk, I had patience and as much time as I needed. I made sure every single brick was perfect, no matter how long it took. Eventually, I completed my first brick wall and stood back to admire it. It was only then that I noticed—oh no! —I’d missed two bricks. All the other bricks were nicely in line, but these two were inclined at an angle. They looked terrible. They spoiled the whole wall. They ruined it.

Là nhà sư tôi có thừ kiên nhẫn và thì giờ nên chi tôi cứ gò tới gò lui để công trình xây gạch được hoàn hảo; tôi không nề hà tốn công hay tốn thời gian. Cuối cùng tôi hoàn thành bức tường đầu tay và tôi bước lui đứng ngắm. Cũng ngay hàng thẳng lối đó chớ. Nhưng khi nhìn kỹ thì – ô – hô có 2 viên gạch méo xẹo trông rất dị hợm. Chúng là 2 “con sâu làm rầu nồi canh” chúng làm hỏng trọn bức tường!

 

By then, the cement mortar was too hard for the bricks to be taken out, so I asked the abbot if I could knock the wall down and start over again—or, even better, blow it up. I’d made a mess of it and I was very embarrassed. The abbot said no, the wall had to stay.

Lúc đó hồ đã cứng rồi nên không sao kéo 2 viên gạch cho ngay ngắn lại được. Tôi trình sư cả xin bỏ bức tường ấy để xây lại – thậm chí làm cho nó mất xác luôn cũng nên. Làm mà hư nên tôi rất tức tối. Sư cả không cho, và bức tường đứng yên!

 

When I showed our first visitors around our fledgling monastery, I always tried to avoid taking them past my brick wall. I hated anyone seeing it. Then one day, some three or four months after I finished it, I was walking with a visitor and he saw the wall.

‘That’s a nice wall,’ he casually remarked.

‘Sir,’ I replied in surprise, ‘have you left your glasses in your car? Are you visually impaired? Can’t you see those two bad bricks which spoil the whole wall?

‘What he said next changed my whole view of that wall, of myself, and of many other aspects of life. He said, ‘Yes. I can see those two bad bricks. But I can also see the 998 good bricks as well.

Hôm đưa khách đầu tiên đi tham quan khu chùa mới cất, tôi cố tránh bức tường gạch tôi xây. Tôi không muốn bất cứ ai nhìn thấy nó. Nhưng một ngày nọ khoảng 3, 4 tháng sau, có một vị khách nhìn thấy bức tường trong lúc đi bách bộ với tôi. Ông bất chợt khen:

 

“Ồ, bức tường đẹp quá!”

 

Ngạc nhiên, tôi nghĩ ông khách chắc đã bỏ quên mắt kiến trong xe hoặc mắt ông rất kém. Tôi bèn nói: “Thưa có 2 viên gạch lệch làm hỏng cả bức tường kìa!”

 

“Vâng tôi có thấy 2 viên gạch lệch đó. Nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch khác rất ngay ngắn.” Vị khách vừa nói vừa ra những lời làm thay đổi hẳn cái nhìn của tôi về bức tường, về tôi và về nhiều khía cạnh khác của cuộc sống.

 

‘I was stunned. For the first time in over three months, I could see other bricks in that wall apart from the two mistakes. Above, below, to the left and to the right of the bad bricks were good bricks, perfect bricks. Moreover, the perfect bricks were many, many more than the two bad bricks. Before, my eyes would focus exclusively on my two mistakes; I was blind to everything else. That was why I couldn’t bear looking at that wall, or having others see it. That was why I wanted to destroy it. Now that I could see the good bricks, the wall didn’t look so bad after all. It was, as the visitor had said, ‘a nice brick wall’. It’s still there now, twenty years later, but I’ve forgotten exactly where those bad bricks are. I literally cannot see those mistakes any more.

Tôi sững sờ. Trong hơn ba tháng qua, đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những viên gạch khác trên bức tường, những viên gạch nổi bật cạnh viên gạch lệch. Bên trên, bên dưới, bên trái, bên phải của hai viên gạch ngay hàng thẳng lối rất đẹp mắt. Đã vậy, những viên gạch hoàn hảo có nhiều, rất nhiều so với hai viên gạch lệch đó. Trước đây mắt tôi chỉ tập trung vào 2 lỗi của mình mà không thấy được gì khác hơn. Đó là lý do tại sao tôi không muốn nhìn cũng như không muốn để người khác ghé mắt vào bức tường. Đó cũng chính là lý do tôi muốn phá hủy nó. Giờ thấy được những viên gạch đẹp rồi tôi không nghĩ nó không còn trông xấu xí nữa. Chính vì vậy mà vị khách mới khen “bức tường đẹp quá”. Bức tường ấy vẫn còn đứng vững đây sau hai mươi năm và tôi như không còn nhìn thấy có chút lỗi nào nữa cả.

 

How many people end a relationship or get divorced because all they can see in their partner are ‘two bad bricks’? How many of us become depressed or even contemplate suicide, because all we can see in ourselves are ‘two bad bricks. In truth, there are many, many more good bricks, perfect bricks—above, below, to the left and to the right of the faults—but at times we just can’t see them. Instead, every time we look, our eyes focus exclusively on the mistakes. The mistakes are all we see, and they’re all we think are there, so we want to destroy them. And sometimes, sadly, we do destroy a ‘very nice wall’.

Biết bao nhiêu người trong chúng ta đã dứt bỏ mối quan hệ của họ hoặc ly dị nhau bởi vì họ chỉ nhìn thấy “hai viên gạch lệch” nơi bạn họ. Biết bao nhiêu người trong chúng ta từng tuyệt vong, thậm chí từng nghĩ đến việc tự vẫn, bởi vì chúng ta chỉ nhìn thấy trong chúng ta "2 viên gạch lệch”. Sự thật có rất nhiều, rất nhiều viên gạch tốt, hoàn hảo ở bên trên, bên dưới, bên trái, bên phải của hai viên gạch ấy nhưng chúng ta chưa nhìn thấy mà thôi. Và mỗi lần nhìn chúng ta hay nhầm lẫn. Rồi chúng ta chỉ thấy toàn lỗi lầm, nghĩ chỉ có lỗi lầm, và muốn phá vỡ tất cả. Đáng buồn thay, nhiều lúc chúng ta đã lỡ đập vỡ “một bức tường đẹp!”

 

We’ve all got our two bad bricks, but the perfect bricks in each one of us are much, much more than the mistakes. Once we see this, things aren’t so bad. Not only can we live at peace with ourselves, inclusive of our faults, but we can also enjoy living with a partner. This is bad news for divorce lawyers, but good news for you.

Tất cả chúng ta đều có hai viên gạch lệch, nhưng cũng có những viên gạch hoàn hảo, nhiều và rất nhiều so với những viên gạch lệch. Khi chúng ta nhận ra điều này thì sự việc không hẳn là xấu xa. Không những chúng ta có thể sống hòa với chính mình, kể cả những lỗi lầm của mình mà còn có thể sống vui với mọi người. Một tin vui cho các luật sư ly hôn, nhưng là tin tốt cho các bạn có gia đình. Phải không các bạn?

 

I have told this anecdote many times. After one occasion, a builder came up to me and told me a professional secret. ‘We builders always make mistakes,’ he said, ‘But we tell our clients that it is “an original feature” with no other house in the neighborhood like it. And then we charge them a couple of thousand dollars extra!’

 

So, the ‘unique features’ in your house probably started out as mistakes. In the same way, what you might take to be mistakes in yourself, in your partner, or in life in general, can become ‘unique features’, enriching your time here, once you stop focusing on them exclusively.

Như vậy “nét độc nhất vô nhị” trong nhà bạn có thể xuất phát từ những lỗi lầm xây cất. Cũng giống như vậy những gì bạn cho là lỗi của mình, của bạn mình, của cuộc đời nói chung có thể là những “nét độc nhứt vô nhị” làm phong phú thêm đoạn đời của bạn nếu bạn không đặt trọng tâm vào chúng.

 

2. The temple gardens

Khu vườn gần chùa

 

33. Hoàn hảo 3

 

Buddhist temples in Japan are renowned for their gardens. Many years ago, there was one temple that boasted the most beautiful garden of all. Travellers would come from all over the country just to admire its exquisite arrangement, so rich in simplicity.

Nhiều chùa Phật giáo ở Nhật nổi tiếng vì các khu vườn đẹp trong chùa. Cách đây nhiều năm, có một ngôi chùa tự hào có khu vườn ngoạn mục nhất trong tất cả các chùa. Khách phương xa đến không ngoài mục đích là để ngắm cách sắp xếp tuyệt vời nhưng rất đơn giản của ngôi vườn.

 

An old monk came to visit once. He arrived very early, just after dawn. He wanted to discover why this garden was considered the most inspiring, so he concealed himself behind large bush with a good view of the garden.

Lần nọ có một vị lão sư đến viếng chùa, ông đến rất sớm lúc trời vừa rạng đông. Ông muốn tìm hiểu tại sao khu vườn này được xem là ngoạn mục nhất, nên ông núp sau một bụi cây lớn nơi ông có thể nhìn rõ toàn thể quang cảnh.

 

He saw a young gardening monk emerge from the temple carrying two wicker baskets. For the next three hours, he watched the young monk carefully pick up every leaf and twig that had fallen from the spreading plum tree in the centre of the garden. As he picked up each leaf and twig, the young monk would turn it over in his soft hand, examine it, ponder over it; and if it was to his liking, he would delicately place it in one of the baskets. If it wasn’t to be of use to him, he would drop it in the second basket, the rubbish basket. Having collected and thought over every leaf and twig, having emptied the rubbish basket on the pile at the rear of the temple, he paused to take tea and compose his mind for the next crucial stage.

Ông thấy có một nhà sư trẻ trong chùa bước ra mang theo 02 giỏ mây. Trong 3 giờ liền ông theo dõi nhà sư này cẩn thận lượm từng chiếc lá cây và cành khô rơi xuống từ cây mận sum xuê đứng giữa khu vườn. Người lượm từng lá, từng que. Người săm soi mỗi lá, mỗi que. Người quan sát và suy ngẫm mỗi lần nâng lấy chiếc lá hay que khô. Lá nào người thích, người đặt vô một giỏ, số còn lại người bỏ vô giỏ kia, cái giỏ đựng rác. Sau khi lượm và đổ giỏ rác xong, người nghỉ uống trà giải lao cùng suy tính việc làm quan trọng sắp đến.

 

The young monk spent another three hours, mindfully, carefully, skilfully, placing each leaf and twig just in the right place in the garden. If he wasn’t satisfied with the position of a twig, he would turn it slightly or move it forwards a little until, with a light smile of satisfaction, he would move on to the next leaf, choosing just the right shape and colour for its place in the garden. His attention to detail was unparalleled. His mastery over the arrangement of colour and shape was superb. His understanding of natural beauty was sublime. When he was finished, the garden looked immaculate.

Trong ba tiếng kế tiếp nhà sư trẻ đặt mỗi lá, mỗi cành trong khu vườn vào chỗ phù hợp với mỗi lá, mỗi cành. Người làm công việc này một cách rất cẩn thận, chính xác và tỉnh thức. Nếu chưa vừa ý người lại chuyển đổi vị trí lá hay cái que bằng cách nhích lên hay nhích xuống hay trở qua, trở lại cho đến khi nào người mỉm cười đắc ý mới sang chiếc lá hay que khác. Người chọn màu sắc cũng như hình dáng của chiếc lá hay que phù hợp với vị trí của chúng trong vườn người mới vừa lòng. Nhà sư trẻ này có sự tỉ mỉ không ai bì kịp, nghệ thuật chọn hình dáng và màu sắc rất ngoạn mục, và am tường nét đẹp thiên nhiên vô cùng tinh tế. Do đó sau khi công tác xong ngôi vườn trở nên trong sáng kỳ diệu.

 

Then the old monk stepped out into the garden. From behind a broken-toothed smile, he congratulated the young gardening monk, ‘Well done! Well done indeed, Venerable! I’ve been observing you all morning. Your diligence is worthy of the highest of praise. And your garden ... Well! Your garden is almost perfect.’

Bấy giờ lão sư khách bước ra. Bằng nụ cười với hàm răng thiếu trước hụt sau, ông khen tài làm vườn của nhà sư trẻ:

 

“Tuyệt, thật là tuyệt, thưa sư! Tôi đã theo dõi Sư trọn buổi sáng nay. Sự chuyên cần của Sư rất đáng được ngưỡng mộ. Và ngôi vườn của Sư… hầu như là toàn hảo.”

 

The young monk’s face went white. His body stiffened as if he had been stung by a scorpion. His smile of self-satisfaction slipped from his face and tumbled into the great chasm of the void. In Japan, you can never be sure of old grinning monks!

Vị Sư trẻ tái mặt và cứng người tưởng chừng như bò cạp cắn. Nụ cười tự mãn của người vụt tắt và rơi tỏm xuống vực thẳm trống không. Ở Nhật, không ai biếc chắc là mình có thể hiểu rõ cái cười của các vị sư cao tuổi!

 

‘What d...do...you mean?’ he stuttered through his fear. ‘What do y...you mean, ALMOST perfect?’ and he prostrated himself at the old monk’s feet. ‘Oh master! Oh teacher! Please release your compassion on me. You have surely been sent by the Buddha to show me how to make my garden really perfect. Teach me, Oh Wise One! Show me the way!’

“Thưa…. Lão sư…nói…. sao?” Khó chịu, nhà sư trẻ ấp úng thưa.

“Thưa lão sư, hầu như hoàn hảo là thế nào?” vừa nói người vừa sụp quỳ xuống chân lão sư. “Thưa lão sư, xin Ngài đoái thương con. Ngài chính được Đức Thế Tôn gởi xuống trần gian để chỉ dạy con cách biến ngôi vườn thành tuyệt hảo viên mãn. Xin ngài, bậc thánh nhân, hoan hỷ chỉ dạy giùm con.”

 

‘Do you really want me to show you?’ asked the old monk, his ancient face creasing with mischief.

‘Oh yes. Please do. Oh, please master!’

“Thật tình Sư muốn ta chỉ cho à?” Vị lão sư hỏi, vẻ mặt nhăn nheo hóm hỉnh.

“Dạ con xin... con xin lão sư!“

 

So, the old monk strode into the centre of the garden. He put his old but still strong arms around the leafy plum tree. Then with the laugh of a saint, he shook the hell out of that poor tree! Leaves, twigs and bark fell everywhere, and still the old monk shook that tree. When no more leaves would fall, he stopped.

Vị lão sư tiến thẳng ra giữa vườn, dùng đôi tay già nua nhưng hãy còn rắn chắc, ôm lấy thân cây mận rậm lá. Rồi với nụ cười như của một thánh nhân, ông rung cây mận đáng thương kia. Cành, lá, vỏ cây rơi tung tóe đầy sân, nhưng ông vẫn không ngừng. Khi không còn lá nào rơi nữa ông mới ngừng rung.

 

The young monk was horrified. The garden was ruined. The whole morning’s work was wasted. He wanted to kill the old monk. But the old monk merely looked around him admiring his work. Then with a smile that melts anger, he said gently to the young monk,

‘Now your garden is really perfect.’

Vị sư trẻ điếng hồn. Khu vườn tiêu tan mất rồi, công phu sáng giờ bị hoang phí. Người muốn giết vị lão sư. Nhưng vị lão sư nhìn quanh và tỏ vẻ thản phục công trình mình vừa mới hoàn tất. Rồi bằng nụ cười hòa nhã, ông ôn tồn nói với nhà sư trẻ:

“Bây giờ khu vườn của Sư mới thật sự hoàn hảo đó!”

 

3. What’s done is finished

Việc gì làm rồi đã xong

 

The monsoon in Thailand is from July to October. During this period, the monks stop travelling, put aside all work projects and devote themselves to study and meditation. The period is called ‘Vassa’ or the ‘Rains Retreat’.

Ở Thái Lan gió mùa thổi từ tháng Bảy đến tháng Mười. Trong suốt thời gian này tăng ni không du hành và gác lại mọi việc để chuyên tâm tu học và hành thiền. Chư vị vào “Mùa an cư kiết hạ” hay “Vassa”.

 

In the south of Thailand some years ago, a famous abbot was building a new hall in his forest monastery. When the Rains Retreat came, he stopped all work and sent the builders home. This was the time for quiet in his monastery.

Cách nay vài năm dưới miền Nam Thái Lan có một sư cả - sư rất nổi tiếng – cho xây một hội trường mới trong ngôi lâm tự của Ngài. Vào mùa kiết hạ, Ngài cho ngừng mọi công tác xây cất và cho các thợ thuyền về nhà nghỉ ngơi hầu lâm tự được hoàn toàn yên tĩnh.

 

A few days later a visitor came, saw the half-constructed building and asked the abbot when his hall would be finished. Without hesitation, the old monk said, ‘The hall is finished.’

Ít hôm sau chùa có vị khách đến viếng. Nhìn thấy công trình dở dang, ông lên tiếng hỏi khi nào hội trường sẽ được hoàn tất. Không chút do dự, vị sư cả trả lời, “Hội trường xong rồi.”

 

‘What do you mean, “The hall is finished”?’ the visitor replied, taken aback. ‘It hasn’t got a roof. There are no doors or windows. There are pieces of wood and cement bags all over the place. Are you going to leave it like that? Are you mad? What do you mean, “The hall is finished”?’

“Thưa sư nói sao, xong rồi à?” Ông khách ngạc nhiên hỏi lại, “chưa có mái. Không cửa sổ. Gỗ và xi măng còn ngổn ngang. Bộ sư định để như vậy sao?”

 

The old abbot smiled and gently replied, ‘What’s done is finished,’ and then he went away to meditate.

Vị sư cả mỉm cười, ôn tồn đáp: “Việc nào rồi là đã xong”. Rồi sư vào trong ngồi thiền.

 

That is the only way to have a retreat or to take a break. Otherwise our work is never finished.

Đây là cách duy nhất để an cư kiết hạ hoặc nghỉ ngơi. Nếu không làm vậy, công việc của chúng ta không bao giờ chấm dứt.

 

4. The idiot’s guide to peace of mind

Cái thanh thản của người ngốc

 

I told the previous story to a large audience one Friday evening in Perth. On the following Sunday, an angry parent came to tell me off. He had attended that talk together with his teenage son. On Saturday evening, his son wanted to go out with his friends. The father asked him, ‘Have you finished your homework yet, son?’ His son replied, ‘As Ajahn Brahm taught us at the temple last night, Dad, what’s done is finished! See ya.’

Tôi kể câu chuyện trên (Việc gì rồi là đã xong, số 3) với thính chúng khá đông ở Perth, trong ấy có 2 cha con nọ tham dự. Chuyện tôi kể hồi thứ sáu; qua chủ nhật tôi bị ông cha đến sân si. Lý do là tối hôm qua, thứ bảy, khi ông hỏi con mình: “Con đã làm bài xong chưa?” Nó tỉnh bơ trả lời: “Ba à, nhà sư Ajahn Brahm dạy hôm kia đằng chùa, cái gì làm là như xong” Rồi nó chào ông và dông mất.

 

The following week I told another story.

Tuần sau đó tôi kể một câu chuyện khác.

 

Most people in Australia have a garden with their house, but only a few know how to find peace in their garden. For the rest, the garden is just another place for work. So, I encourage age those with a garden to nurture its beauty by working awhile, and nurture their hearts by just sitting peacefully in the garden, enjoying nature’s gifts.

Đa số nhà ở Úc đều có vườn, nhưng không mấy ai biết thưởng thức sự thanh thản trong vườn nhà. Đối với hầu hết sắm vườn để bị thêm việc. Tôi thường khuyến khích các chủ nhà làm vườn một chút cho đẹp thôi, hãy dành thời giờ cho mình, chăm sóc tâm mình bằng cách ngồi xuống và thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên.

 

The first idiot thinks this a jolly good idea. So they decide to get all the little jobs out of the way first, and then they will allow themselves a few moments of peace in their garden. After all, the lawn does need mowing, the flowers could do with a good watering, the leaves need raking, the bushes need pruning, the path needs sweeping ... Of course, it takes up all of their free time just to get a fraction of those ‘little jobs’ out of the way. Their work is never finished, so they never get to have a few minutes of peace. Have you ever noticed that in our culture, the only people who ‘rest in peace’ are found in the cemetery?

Đám người ngốc thứ nhất nghĩ đây là một ý tưởng hay. Họ quyết định giải quyết hết mọi việc linh tinh trước rồi sau đó mới tự cho phép có chút thời gian thư giãn. Thế là họ đi cắt cỏ, tưới bông, cào lá, tỉa cành, quét lối đi,... chỉ làm “cho xong” một phần nhỏ các công việc “linh tinh” này là họ không còn chút thì giờ rỗi rãi nào nữa hết. Công việc họ không bao giờ là xong và họ không lúc nào là nhàn hạ. Bạn có bao giờ để ý rằng trong xã hội chúng ta - người phương Tây - phải chăng những người này “nghỉ ngơi thanh thản” chỉ thấy có trong nghĩa trang?

 

The second idiot thinks they are much smarter than the first. They put away the rakes and the watering cans and sit out in the garden reading a magazine, probably with glossy pictures of nature. But that’s enjoying your magazine, not finding peace in your garden.

Đám người ngốc thứ hai nghĩ họ thông minh hơn đám trước. Họ gát cào cỏ cũng như thùng tưới qua một bên và ngồi ngoài vườn để đọc sách báo, kể cả tạp chí đăng nhiều hình ảnh bóng loáng của thiên nhiên. Nhưng đó là vui với tạp chí chớ nào phải tìm sự thanh thản trong vườn nhà!

 

The third idiot puts away all the gardening tools, all the magazines, newspapers and radios, and just sits in the peace of their garden ... for about two seconds! Then they start thinking: ‘That lawn really needs mowing. And those bushes should be pruned soon. If I don’t water those flowers within a few days they may die. And maybe a nice gardenia would go well in that corner. Yes! With one of those ornamental bird-baths in front. I could pick one up at the nursery ...’ That is enjoying thinking and planning. There is no peace of mind there.

Đám người ngốc thứ ba thì bỏ tất cả dụng cụ làm vườn, bỏ tạp chí, bỏ sách báo, bỏ luôn radio, họ chỉ ngồi trong sự yên tĩnh của khu vườn... được chừng hai giây! Sau đó họ bắt đầu suy tư, “Sân cỏ này rất cần được cắt, và các bụi cây kia rất cần được tỉa. Nếu không tưới các bông nọ, vài ngày nữa ắt chúng sẽ tàn. Có thể trồng một bụi dành dành ở góc vườn kia cho đẹp. À! Thêm một chậu nước cảnh cho chim tắm phía trước; mình có thể mua nó ở vườn ươm...” đó là vui với sự suy nghĩ và với kế hoạch chớ tâm có được thanh thản đâu!

 

The smart gardener considers, ‘I’ve worked long enough, now is the time to enjoy the fruit of my work, to listen for the peace. So even though the lawn needs mowing and the leaves need raking and blah! blah! blah! NOT NOW.’ This way, we find the wisdom to enjoy the garden even though it’s not perfect.

Người làm vườn khôn khéo thì nghĩ, “Tôi đã làm việc đủ rồi, giờ là lúc tôi thưởng thức thành quả - tôi lặng tâm với sự yên tĩnh. Dầu sân cỏ cần được cắt, lá cần được cào .v.v... thây kệ, KHÔNG PHẢI LÀM BÂY GIỜ!. Như vậy chúng ta mới được gọi là sáng suốt, biết cách vui với ngôi vườn ngay cả khi không hoàn hảo.

 

Perhaps there’s an old Japanese monk hiding behind one of the bushes ready to jump out and tell us that our messy old garden really is perfect. Indeed, if we look at the work, we have already done instead of focusing on the work that remains to be done, we might understand that what’s done has been finished. But if we focus exclusively on the faults, on the things that need to be fixed, as in the case of my brick wall in my monastery, we will never know peace.

Có thể có một lão sư người Nhật ẩn mình trong bụi rậm sẵn sàng bước ra và bảo rằng khu vườn bề bộn mới thật sự hoàn hảo (xem chuyện “khu vườn chùa” số 2). Thật vậy, nếu nhìn vào những việc mà chúng ta đã làm xong thay vì chú ý vào những việc chưa làm xong, chúng ta mới hiểu cái gì đã làm rồi coi như xong. Còn nếu chỉ tập trung chú ý vào sai sót khuyết điểm, những điều cần phải điều chỉnh cho thích hợp, như trường hợp bức tường trong chùa của tôi (xem chuyện “hai viên gạch lệch” số 1), thì chúng ta sẽ không bao giờ biết được sự thanh thản.

 

The intelligent gardener enjoys their fifteen minutes of peace in the perfect imperfection of nature, not thinking, not planning and not feeling guilty. We all deserve to get away and have some peace; and others deserve the peace of us getting out of their way! Then, after getting our crucial, lifesaving fifteen minutes of peace ‘out of its way’, we carry on with our gardening duties.

Người làm vườn khôn khéo có dịp hưởng mười lăm phút tĩnh lặng trong sự không hoàn hảo tuyệt đối của thiên nhiên; ông không suy nghĩ, không lên kế hoạch và cũng không cảm thấy tội lỗi. Chúng ta đáng được cái phép buông bỏ và đáng được hưởng một sự an tĩnh nào đó. Và người chung quanh ta cũng đáng được sống yên tĩnh ngoài sự xen xía của chúng ta! Sau khi đã tìm ra được mười lăm phút an tịnh và “cứu khổ” quan trọng đó rồi chúng ta hẳn tiếp tục làm vườn.

 

When we understand how to find such peace in our garden, we will know how to find peace anytime, anywhere. Especially, we will know how to find peace in the garden of our heart, even though at times we might think that it’s such amess, with so much to be done.

Khi biết cách tìm sự thanh thản như vậy trong ngôi vườn nhà, chúng ta sẽ biết cách tìm sự thanh thản bất cứ lúc nào và ở đâu. Đặc biệt chúng ta sẽ biết cách tìm sự thanh thản trong khu vườn tâm của chúng ta ngay lúc mà chúng ta có thể nghĩ rằng nó đang bận bịu với quá nhiều việc phải làm.

 

5. Guilt and absolution

Tội lỗi và tha thứ

 

A few years ago, a young Australian woman came to see me at my temple in Perth. Monks are often sought out for advice on people’s problems, perhaps because we’re cheap—we never charge a fee. She was tormented with guilt. Some six months previously, she had been working in a remote mining community in the north of Western Australia. The work was hard and the money good, but there was not much to do in the hours off work.

Cách đây vài năm có một người phụ nữ trẻ người Úc đến gặp tôi tại chùa ở Perth. Các nhà sư thường được những người gặp rắc rối tìm đến để thỉnh ý, có lẽ vì chúng tôi không tốn tiền - chúng tôi không bao giờ đòi lệ phí đâu. Cô đau khổ vì cảm thấy tội lỗi. Khoảng 6 tháng trước cô làm việc tại một khu mỏ thuộc vùng xa trên miền bắc Tây Úc. Công việc của cô rất vất vả, bù lại lương cô khá cao. Nhưng điều đáng nói là cô không biết làm gì lúc rỗi rãi.

 

So, one Sunday afternoon she suggested to her best friend, and her best friend’s boyfriend, that they all go out for a drive in the bush. Her girlfriend didn’t want to go, and neither did the boy, but it was no fun going alone. So, she cajoled, argued and badgered until they gave in and agreed to go on the drive in the bush.

Một trưa chủ nhật nọ cô đề nghị với người bạn thân và anh bạn thân của cô lái xe đưa cô vô rừng chơi. Bạn cô cũng như bạn trai của cô không muốn đi. Khổ nỗi đi một mình thì không vui. Do đó cô hết lời thuyết phục cho đến khi hai người này đồng ý đi mới thôi.

 

There was an accident: the car rolled on the loose gravel road. The young woman’s girlfriend was killed; the boy spiralized. The drive was her idea, yet she wasn’t hurt. She told me with sorrow in her eyes: ‘If only I hadn’t forced them to go. She would still be here. He would still have his legs. I shouldn’t have made them go. I feel so terrible. I feel so guilty.’

Tai nạn xảy ra: xe chạy trên đường trải sỏi bị trợt, lật. Bạn cô chết và bạn trai cô bị liệt. Cô thì không sao. Chuyến đi do cô chủ xướng nên cô đeo nặng mặc cảm tội lỗi. “Giá như con không nài ép họ đi thì cô ấy đâu có chết và anh ấy đâu có bị bại liệt. Đáng lẽ con không nên nài ép. Con hối hận quá. Con thật có tội” Cô nói với khóe mắt ngập tràn nỗi ân hận.

 

The first thought that came into my mind was to reassure her that it wasn’t her fault. She didn’t plan to have the accident. She had no intention of hurting her friends. These things happen. Let it go. Don’t feel guilty. But the second thought that came up was, ‘I bet she’s heard that line before, hundreds of times, and it obviously hasn’t worked.’ So, I paused, looked deeper into her situation, then told her it was good that she felt so guilty.

Ý nghĩ đến trong đầu tôi trước tiên là trấn an cô ấy bằng cách nói rằng đó không phải là lỗi của cô. Cô đâu có dự tính tai nạn ấy. Cô đâu có hại bạn cô. Chuyện tự nhiên xảy đến mà. Hãy để nó qua đi. Đừng mặc cảm tội lỗi. Nhưng ý nghĩ thứ hai lại đến, “Tôi tin rằng cô đã nghe những lời tương tự cả trăm lần rồi và rõ ràng chúng không có tác dụng gì.” Vì vậy tôi kịp thời dừng lại, nghĩ kỹ hiện trạng của cô, rồi nói với cô rằng cô cảm thấy có tội là điều tốt!

 

Her face changed from sorrow to surprise, and from surprise to relief. She hadn’t heard this before: that she should feel guilty. I’d guessed right. She was feeling guilty about feeling guilty. She felt guilty and everyone was telling her not to. She felt ‘double guilt’, guilt over the accident and guilt over feeling guilty. Our complicated minds work like that.

Mặc cô bỗng thay đổi từ hối hận sang ngạc nhiên và từ ngạc nhiên sang khuây khỏa. Trước đó cô chưa từng nghe ai nói cô nên cảm thấy tội lỗi! Tôi đã đoán đúng. Cô có mặc cảm về cái cảm nghĩ rằng mình có tội. Cô cảm thấy có tội, nhưng mọi người đều nói rằng cô không nên làm như vậy. Do đó cô cảm thấy “mình tội gấp đôi,” phần tội thứ nhất vì tai nạn, phần tội thứ hai vì mặc cảm mình có tội. Cái tâm phức tạp của chúng ta đối đãi như vậy đó.

 

Only when we had dealt with the first layer of guilt and established that it was all right for her to feel guilty could we proceed to the next stage of the solution: What’s to be done about it?

Chỉ khi nào chúng ta giải quyết xong phần tội thứ nhất và biết rằng việc cô cảm thấy có tội là chuyện thường tình, chúng ta mới có thể giải quyết được bước tiếp theo: phải làm gì với cái tội đó?

 

There’s a helpful Buddhist saying: ‘Rather light a candle than complain about darkness.’

Phật giáo có câu sau rất hữu dụng: “Nên thắp lên một ngọn nến hơn là ngồi đó than phiền bóng tối.”

 

There’s always something we can do instead of feeling upset, even if that something is just sitting peacefully for a while, not complaining.

Chúng ta nên tìm một việc gì đó để làm thay vì cảm thấy bồn chồn, ray rứt, thậm chí cái việc nói đây là ta chỉ ngồi tĩnh lặng trong khoảnh khắc không than phiền gì ráo.

 

Guilt is substantially different from remorse. In our culture ‘guilty’ is a verdict hammered out on hard wood by a judge in a court. And if no one else punishes us, we will look to punish ourselves, some way or another. Guilt means punishment deep in our psyche.

Về thực chất tội lỗi khác với hối hận. Trong xã hội của chúng ta “có tội” là lời tuyên án qua nhịp búa của quan chánh án. Và nếu không có ai phạt chúng ta, chúng ta sẽ tự phạt mình bằng cách này hay cách khác. Tội lỗi hàm ý một sự trừng phạt sâu tận trong tâm của chúng ta.

 

So, the young woman needed a penance to absolve her from guilt. Telling her to forget it and get on with life wouldn’t have worked. I suggested that she volunteer for work at her local hospital’s rehab unit, treating the casualties of road accidents. For there, I thought, she would wear away her guilt with all the hard work, and also, as usually happens in voluntary work, be helped so much by the very people she was there to help.

Do vậy cô này cần sám hối để được xóa tội từ lỗi do cô đã gây ra. Nếu nói với cô là hãy quên lỗi ấy đi và tiếp tục cuộc sống thường ngày thì sẽ không có hiệu quả. Nên tôi đã đề nghị cô làm việc cho một trạm y tế địa phương để săn sóc những người bị tai nạn giao thông. Tôi nghĩ công việc bận rộn ở đó sẽ giúp làm vơi đi phần nào cảm nghĩ tội lỗi của cô. Và, ở đó sẽ giúp cô sẽ được “giúp đỡ” bởi những người mà cô đang giúp - một sự thật thường thấy xảy ra trong các công tác thiện nguyện.

 

6. Criminal guilt

Tội phạm

 

Before I had the honourable but burdensome office of abbot dumped on me, I used to visit the prisons around Perth. I kept a careful record of the hours of service I had spent in jail to be used as credit in case I ever got sentenced!

Trước đây tôi làm trụ trì, một chức danh cao quý nhưng rất nặng nề. Bấy giờ tôi hay đi thăm các nhà tù quanh vùng Perth. Tôi lập sổ công tác để lấy điểm, phòng khi tôi lỡ bị kết án về sau. Biết đâu!

 

On my first visit to a big prison in Perth, I was surprised and impressed at the number of prisoners who came to hear me speak on meditation. The room was packed. Around ninety-five per cent of the prisoner population had come to learn meditation. The longer I spoke, the more restless my captive audience grew. After only ten minutes, one of the prisoners, one of the leading crimes in the jail, put up his hand to interrupt my talk and ask a question. I invited him to go ahead and ask.

Trước đây tôi làm trụ trì, một chức danh cao quý nhưng rất nặng nề. Bấy giờ tôi hay đi thăm các nhà tù quanh vùng Perth. Tôi lập sổ công tác để lấy điểm, phòng khi tôi lỡ bị kết án về sau. Biết đâu!

 

‘Is it really true,’ he said, ‘that through meditation you can learn how to levitate?’

“Có phải thật là nhờ thiền mà người ta có thể khinh không không?”

 

Now I knew why so many prisoners had come for my talk. They were all planning to learn meditation so they could levitate over the walls! I told them that it is possible, but only for exceptional meditators, and then only after many years of training. The next time I went to teach at that prison, only four prisoners turned up for the session.

Bấy giờ tôi mới chợt hiểu tại sao buổi nói chuyện của tôi được chiếu cố như vậy. Họ muốn học thiền để có thể bay qua tường rào! Tôi đáp rằng có thể, nhưng chỉ đối với một số hành giả đặc biệt và phải trải qua nhiều năm tu luyện. Rồi lần sau tôi tới lớp chỉ vỏn vẹn bốn học viên.

 

Over the many years that I taught inside prisons, I got to know some of the crims very well indeed. One thing I discovered was that every crim feels guilty for what they have done. They feel it day and night, deep in their hearts. They only tell this to their close friends. They wear the standard defiant prisoner face for viewing in public. But when you earn their trust, when they take you as their spiritual guide for a while, then they open themselves and reveal their painful guilt. I would often help them with the next story: the story of the Class B kids.

Qua nhiều năm giảng dạy trong tù tôi biết được một số tù nhân khá cặn kẽ. Một điều mà tôi khám phá ra là tù nhân cảm thấy tội lỗi vì các tội họ gây nên. Mặc cảm ấy sống với họ sâu trong tim óc họ, và liên tục ngày cũng như đêm. Và họ chỉ thổ lộ với người thân thiết mà thôi; ngoài mặt họ luôn luôn giữ thái độ ngỗ ngược trước công chúng. Tuy nhiên khi bạn làm thân được với họ. Trong những trường hợp này tôi thường giúp họ bằng cách kể cho họ nghe những câu chuyện sau: trẻ con hạng B

 

7. The Class B kids

Trẻ con hạng B

 

Many years ago, an experiment in education was carried out in secrecy at a school in England. The school had two classes for the same age of children. At the end of the school year an examination was held, in order to select the children for the classes of next year. However, the results of the exam were never revealed. In secrecy, with only the principal and the psychologists knowing the truth, the child who came first in the exam was placed in the same class with the children who came fourth and fifth, eighth and ninth, twelfth and thirteenth, and so on. While the children who came second and third in the exam were placed in the other class, with the children who came sixth and seventh, tenth and eleventh, and so on. In other words, based on their performance in the exam, the children were split evenly between the two classes. Teachers for the next year were carefully selected for equal ability. Even the classrooms were chosen with similar facilities. Everything was made as equal as possible, except for one thing: one was called ‘Class A’, the other was called ‘Class B’.

Cách đây vài năm có một cuộc trắc nghiệm giáo dục được thực hiện kín tại một trường ở Anh. Trường có hai lớp học học sinh cùng độ tuổi. Cuối năm trường tổ chức thi để sắp lớp cho năm học tới. Kết quả thi không được công bố và chỉ có hiệu trưởng cùng chuyên gia tâm lý biết điểm số và cách phân lớp mà thôi. Học sinh đứng hạng thứ nhất được sắp chung lớp với học sinh hạng tư, năm, tám, chín, mười hai.v.v còn học sinh đứng hạng nhì và thứ ba được sắp chung với học sinh đứng hạng sáu, bảy, mười, mười một v.v... Nói cách khác, dựa theo trình độ học sinh được pha trộn và chia đều thành 2 lớp. Các thầy cô dạy lớp này cũng được chọn cẩn thận, tất cả đều có năng lực đồng cân. Thậm chí các lớp học cũng được trang bị giống nhau. Hai lớp đều được cân bằng như nhau, ngoại trừ cái tên: một lớp được gọi là “A”, lớp kia là “B”.

 

In fact, the classes had children of equal ability. But in everyone’s mind the children in Class A were the clever ones, and the kids of Class B were not so clever. Some of the parents of the Class A children were pleasantly surprised that their child had done so well and rewarded them with favours and praise, whereas the parents of some of the Class B kids berated their children for not working hard enough and took away some of their privileges. Even the teachers taught the Class B kids in a different manner, not expecting so much from them. For a whole year the illusion was maintained. Then there was another end-of-year exam.

Thật sự 2 lớp này có học sinh ngang nhau về năng lực học tập. Nhưng trong đầu chúng đều nghĩ học sinh lớp A thông minh hơn học sinh lớp B. Một số phụ huynh lớp A còn ngạc nhiên một cách thích thú sao con em mình học giỏi như vậy và khen thưởng chúng không ngớt. Còn phụ huynh của một số em ở lớp B lại la rầy chúng và cắt giảm phần khen thưởng. Ngay cả các thầy cô dạy lớp B cũng có thái độ dạy dỗ khác và không mong đợi nhiều như chúng. Cái ảo tường đó trãi dài suốt một năm học. Rồi đến một kỳ thi cuối năm khác.

 

The results were chilling, but not surprising. The children of Class A performed so much better than those of Class B. In fact, the results were just as if they had been the top half chosen from last year’s exam. They had become Class A children. And those in the other group, though equal the year before, had now become Class B kids. That was what they were told for a whole year, that was how they were treated, and that was what they believed—so that was what they became.

Kết quả thật tai hại nhưng không bất ngờ: học sinh lớp A học giỏi hơn học sinh lớp B rất nhiều, tưởng chừng như chúng là lớp học sinh đỗ cao nhất trong kỳ thi năm ngoái. Chúng bèn trở thành trẻ con hạng A. Và số còn lại, mặc dù năng lực đồng đều ở năm trước, bây giờ trở thành trẻ con hạng B. Hạng (lớp) B là những gì mà chúng đã được nghe và đối xử trong suốt một năm học, nên chi chúng in trong đầu là như vậy để rồi kết quả là chúng trở thành như vậy.

 

8. The child in the supermarket

Cậu bé Trong Siêu Thị

 

I tell my ‘jailbird buddies’ never to think of themselves as criminals, but as someone who has done a criminal act. Because if they are told they are criminals, if they are treated as criminals and if they believe they are criminals, they become criminals. That’s how it works.

Tôi nói với các tù nhân thân thiết “Jailbird buddies” của tôi là đừng bao giờ nghĩ mình là tội nhân, mà là người có hành động có lỗi nào đó. Bởi vì nếu họ được gọi là tội nhân, đối xử như một tội nhân và nghĩ rằng mình là tội nhân, họ sẽ trở thành tội nhân. Sự việc là như vậy đó.

 

A young boy dropped a carton of milk at the supermarket checkout and it split open, spilling milk all over the floor. ‘You stupid child!’ said the mother.

Có một cậu bé đánh rơi hộp sữa tại quầy tính tiền ở siêu thị. Hộp sữa văng tung tóe. Mẹ cậu la “Đồ hư!”

 

In the very next aisle, another boy dropped a carton of honey. It broke open too, spreading honey over the floor. ‘That was a stupid thing you did,’ said his mother.

Tại quầy kế bên có một cậu bé bị đánh rơi chai mật ong. Chai cũng bị vỡ và mật chảy ra sàn. Mẹ nó bảo: “Con đã làm điều hư”.

 

The first child has been classified stupid for life; the other has had only one fault pointed out. The first will probably become stupid; the other will learn to stop doing stupid things.

Cậu bé thứ nhất bị xếp vào hạng hư đốn; còn cậu thứ hai được chỉ ra lỗi hư của cậu. Cậu thứ nhất có thể sẽ trở nên hư đốn; còn cậu thứ hai sẽ học không làm những việc hư hại nữa.

 

I ask my jailbird buddies what else they did the day of their crime? What else did they do the other days of that year? What else did they do the other years of their life? Then I repeat the story of my brick wall. There are other bricks in the wall that represent our life apart from our crimes. In fact, the good bricks are always many, many more than the bad. Now, are you a bad wall deserving destruction? Or are you a good wall with a couple of bad bricks, just like the rest of us?

Tôi hỏi các bạn tù của tôi rằng họ có làm điều gì khác không trong hôm họ gây tội? Họ có làm điều gì khác không trong những ngày khác của năm đó? Họ có làm điều gì khác trong những năm khác của cuộc đời họ? Rồi tôi thuật lại câu chuyện bằng chuyện bức tường có 2 viên gạch lệch” (xem chuyện “Hai viên gạch lệch”, số 1). Trên tường có nhiều viên gạch khác tượng trưng cho cuộc đời ta ngoại trừ hai viên gạch lệch. Vả lại có nhiều và rất nhiều so với gạch lệch. Vậy thì bạn có phải là bức tường xấu đáng được phá hủy chăng? Hay là bạn là bức tường tốt với vài viên lệch, như hầu hết chúng ta?

 

A few months after I became abbot and stopped visiting jails, I received a personal phone call from one of the prison officers. He asked me to come back. He gave me a compliment I will always treasure. He told me that my jailbird buddies, my students, once they had finished their sentences, never returned to jail.

Vài tháng sau tôi trở thành sư trụ trì nên không còn ghé thăm các nhà tù nữa. Ngày nọ tôi nhận được cú điện thoại của một nhân viên quản tù mời tôi trở lại với lời ca tụng mà tôi luôn luôn trân quý. Ông nói rằng các bạn tù của tôi, các học trò của tôi, không có ai trở vô tù nữa sau khi họ mãn hạn.

 

9. We are all criminals

 

In the previous story I talked about people I worked with in jail, but the message applies to anyone ‘doing time’ in the prison of guilt. That ‘crime’ for which we feel guilty—what else did we do that day, that year, this life? Can we see the other bricks in the wall? Can we see beyond the stupid act causing our guilt? If we focus on the ‘Class B’ act too long, we might become a ‘Class B’ person: that’s why we keep repeating our mistakes and amassing more guilt. But when we see the other parts of our lives, the other bricks in our wall, when we gain a realistic perspective, then a wonderful insight opens like a flower in the heart: we deserve to be forgiven. Letting go of guilt, forever he most difficult stage of the journey out of guilt is convincing ourselves that we deserve to be forgiven. The stories given so far are there to assist us, but the final step out of the prison is made alone. When he was still a young boy, a friend of mine was playing with his best friend on a pier. For a joke, he pushed his friend into the water. The friend drowned. For many years that young man lived with crippling guilt. The drowned friend’s parents lived next door. He grew up knowing that he had deprived them of their son. Then one morning, as he told it to me, he realized he didn’t need to feel guilty any more. He walked out of his own prison into the warm air of freedom.

Trong câu chuyện trên tôi nói về những người tôi dạy trong tù. Tuy nhiên chuyện ấy có thể áp dụng cho bất cứ ai đang “ngồi tù” trong khám của tội lỗi. Cái “tội” mà ta thấy mình có tội (vì nó) - có cái gì khác mà ta làm trong ngày ấy, năm ấy hay trong đời ta không? Có thể nào chúng ta nhìn xa hơn cái hành động điên rồ đã khiến chúng ta gây nên tội không? Nếu chúng ta chú tâm vào “Lớp B” quá lâu, chúng ta có thể sẽ thành người của "lớp B”. Do đó chúng ta cứ lặp đi lặp lại các lỗi lầm và tội lỗi thêm chồng chất. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào các khía cạnh khác của cuộc đời, vào các viên gạch tốt của bức tường chúng ta, tâm chúng ta sẽ trổ hoa khi thực tại hiển hiện. Chúng ta đáng được tha thứ.

 

10. Letting go of guilt, forever

 Hãy để tội lỗi ra đi không bao giờ trở lại

 

The most difficult stage of the journey out of guilt is convincing ourselves that we deserve to be forgiven. The stories given so far are there to assist us, but the final step out of the prison is made alone.

Cái bước khó nhất để ra khỏi tội lỗi là thuyết phục chính mình rằng mình đáng được tha thứ. Những câu chuyện tôi kể trên chỉ để hỗ trợ cho chúng ta còn bước cuối cùng để thoát ra phải được mỗi cá nhân thực hiện.

 

When he was still a young boy, a friend of mine was playing with his best friend on a pier. For a joke, he pushed his friend into the water. The friend drowned. For many years that young man lived with crippling guilt. The drowned friend’s parents lived next door. He grew up knowing that he had deprived them of their son. Then one morning, as he told it to me, he realized he didn’t need to feel guilty any more. He walked out of his own prison into the warm air of freedom.

Hồi nhỏ tôi có người bạn cùng chơi với một bạn thân của anh trên cầu tàu. Giỡn, anh xô bạn mình xuống sông. Bạn anh bị chết đuối. Trong nhiều năm chàng thanh niên trẻ này sống với mặc cảm tội lỗi làm què quặt tuổi xuân anh. Cha mẹ của anh bạn bị chết đuối sống cạnh nhà anh. Anh cứ nghĩ mình đã giết mất đứa con của họ. Rồi vào một buổi sáng nọ lúc anh kể chuyện đó với tôi, anh nhận thức rằng mình không cần phải mặc cảm tội lỗi nữa. Anh đã bước ra khỏi ngục tù của chính mình để đi vào không khí ấm áp của tự do.

 

33. Hoàn hảo 4

 

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/p147a878/chuong-1-
  2. https://www.bps.lk/olib/bp/bp619s_Brahm_Opening-The-Doors-Of-Your-Heart.pdf
  3. Photo 1: https://www.amazon.com/Opening-Heart-other-Buddhist-Happiness/dp/9552402859
  4. Photo 2: https://path2inspiration.com/blogs/news/only-two-bricks-in-the-wall
  5. Photo 3: https://mymodernmet.com/otagi-nenbutsu-ji-temple-rakan-sculptures/
  6. Photo 4: https://www.newyorker.com/magazine/2019/04/22/guantanamos-darkest-secret

 

Read 397 times