36. Sân Hận Và Tha Thứ – Anger and Forgiveness - Song ngữ

 

Anger and Forgiveness

Sân Hận Và Tha Thứ

English: Ajahn Brahm

Việt ngữ: Chơn Quán Trần-ngọc Lợi

Compile: Lotus group

36. Sân Hận Và Tha Thứ – Anger and Forgiveness - Song ngữ

 

36. Sân Hận 1

 

Chương 4: Sân Hận Và Tha Thứ – Anger and Forgiveness

 

28. Anger - Sân Hận

 

36. Sân Hận 2 child scare

Anger is not a clever response.

 

Anger is not a clever response. Wise people are happy, and happy people don’t get angry. Firstly, anger is irrational.

Sân hận không là một phản ứng khôn ngoan. Người khôn ngoan sống hạnh phúc và người sống hạnh phúc không sân hận. Sân hận thoạt tiên không thể được gọi là hợp lý.

 

One day when our monastery vehicle pulled up at a red traffic light alongside another car, I noticed that the driver of the other vehicle was ranting at the lights: ‘You damn traffic lights! You knew I had an important appointment. You knew I was running late. And you let that other car through just ahead of me, you swine! And this is not the first time either...’

Một hôm lúc xe của tự viện đến đèn đỏ dừng lại, tôi nghe anh tài xế bên cạnh rủa, “Cái đèn đỏ mắc dịch này, mầy không biết tao có hẹn gấp và đang trễ hẹn sao? Mà mầy để cho các xe khác qua trước tao, đồ heo! Và đây không phải là lần đầu tiên...”

 

He was blaming the traffic lights, as if they had much choice. He thought the traffic lights hurt him on purpose: ‘Ah-hah! Here he comes. I know he’s late. I’ll just let this other car through first and then ... Red! Stop! Got ’im!’ The traffic lights might appear malicious, but they’re just being traffic lights, that’s all. What do you expect from traffic lights?

Anh oán hờn cái đèn lưu thông tưởng chừng như nó có quyền quyết định. Anh nghĩ cái đèn này muốn gây khó dễ cho anh. “À há, anh ấy đây rồi. Ta biết ảnh bị trễ hẹn. Ta sẽ cho xe khác qua trước và rồi a lê... Đỏ! Dừng lại! Ta “chơi” được mi rồi!” Đèn lưu thông có thể ác, nhưng nó chỉ là đèn lưu thông. Bạn muốn nó phải làm gì nào?

 

I imagined him reaching home late and his wife ranting at him, ‘You damn husband! You knew we had an important appointment. You knew not to be late. And you saw to other business ahead of me, you swine! And this is not the first time either ...’

Tôi tưởng tượng anh về nhà trễ và bị vợ la, “Anh, thằng chồng khốn khiếp! Anh biết chúng ta có cái hẹn quan trọng. Anh biết chúng ta trễ hẹn. Mà anh đi lo cho người ta trước tui, đồ con heo! Và đây không phải là lần đầu tiên...”

 

She was blaming her husband, as if he had much choice. She thought her husband hurt her on purpose: ‘Ah-hah! I’ve got an appointment with my wife. I’ll be late. I’ll just see to this other person first. Late! Got ’er.’ Husbands might appear malicious, but they’re just being husbands, that’s all. What do you expect from husbands?

The characters in this story may be changed to suit most occasions of anger.

Chị oán hờn anh tuồng như anh ấy có quyền quyết định. Chị tưởng chồng chị muốn gây khó khăn cho chị, “À há! Ta có hẹn với vợ ta. Ta sẽ trễ hẹn chơi. Ta phải lo cho người khác trước đã. Trễ! Ta cho bà biết tay”. Người chồng có thể có ác ý, nhưng anh ấy chỉ là người chồng. Bạn trông mong gì nơi các ông chồng nè?

Lời lẽ trong câu chuyện trên có thể nên được chuyển đổi để thích hợp hơn với các tình huống sân hận.

 

29. The trial - Xử án

 

In order to express your anger, you have to justify it to yourself first. You have to convince yourself that anger is deserved, appropriate, right. In the mental process that is anger, it is as if a trial occurs in your mind. The accused stands in the dock in the court in your mind. You are the prosecutor. You know they are guilty, but to be fair, you have to prove it to the judge, your conscience, first. You launch into a graphic reconstruction of the ‘crime’ against you. You infer all sorts of malice, duplicity and sheer cruelty of intention behind the accused’s deed. You dredge up from the past their many other ‘crimes’ against you to convince your conscience that they deserve no mercy.

Sân hận luôn luôn được bắt đầu bằng cuộc xét xử bởi một tòa án do người giận hờn dựng ra trong đầu mình. Nếu bạn là người sân hận bạn sẽ ngồi vào ghế công tố, còn đối tượng của sân hận ngồi vào ghế bị cáo; quan tòa là lương tâm. Bạn biết bị cáo có tội rồi, song bạn vẫn tìm cách chứng minh cho quan tòa thấy cái tội ấy bằng một bản cáo trạng dài hầu cuộc xử án có vẻ công bằng và tâm bạn bình an. Bạn luận ra đủ thứ tội lỗi, như các dã tâm, trò ăn ở hai lòng và những hung tàn của bị cáo. Bạn còn trở về quá khứ moi móc các “tội lỗi” khác của bị cáo để thuyết phục quan tòa rằng bị cáo không đáng được khoan hồng.

 

In a real court of law, the accused has a lawyer too who is allowed to speak. But in this mental trial, you are in the process of justifying your anger. You don’t want to hear pathetic excuses or unbelievable explanations or weak pleas for forgiveness. The lawyer for the defense is not allowed to speak. In your one-sided argument, you construct a convincing case. That’s good enough. Conscience brings down the hammer and they’re GUILTY! Now we feel OK at being angry with them.

Ngoài đời bị cáo có luật sư biện hộ, nhưng trong tòa án sân hận thì không, hay đúng ra luật sư của bị cáo không được quyền ăn nói. Bạn, người sân hận và cũng là công tố viên, không mong muốn nghe lời biện hộ hoặc cả lời xin lỗi chơn tình hay lời cầu xin thống thiết nào hết. Bạn tự tung tự tác dựng lên một bản án thuyết phục theo ý bạn. Và chiếc búa của quan tòa lương tâm bạn cứ việc gõ xuống là xong: có tội! Bấy giờ bạn có đủ lý để giận.

 

Many years ago, this is the process I saw happen in my own mind whenever I got angry. It seemed so unfair. So, the next time I wanted to get angry with someone, I paused to let ‘the defense lawyer’ have their say. I thought up plausible excuses and probable explanations for their behavior. I gave importance to the beauty of forgiveness. I found that conscience would not allow a verdict of guilty any more. It became impossible to judge the behavior of another. Anger, not being justifiable, was starved of its food and died.

Nhiều năm trước đây tôi thường lập tòa án xét xử như trên lúc tôi giận ai. Thiệt là bất công! Biết vậy, sau này mỗi khi tôi nổi sân, tôi dừng lại để cho luật sư của bị cáo bào chữa. Tôi nghĩ tới các lý lẽ hợp lý và mọi giải thích có thể của luật sư biện hộ. Tôi còn dành cho sự tha thứ một tầm quan trọng rất đặc biệt. Lương tâm tôi không còn làm quan tòa kết án nữa. Không có tội nhân, sân hận không có lý do phát sanh. Và tôi không còn giận ai nữa cả.

 

30. The retreat - Khóa tu học

 

36. Sân Hận 3 retreat

Ajahn Brahm Executive Retreat in Phuket, Thailand 2019

 

The trigger for much of our anger is frustrated expectation. We sometimes invest so much of ourselves in a project that when it doesn’t turn out as it should we become irritated. All ‘shoulds’ point to an expectation, a prediction for the future. We might have realized by now that the future is uncertain, unpredictable. Relying too much on an expectation for the future, a ‘should’, is asking for trouble.

Đầu dây mối nhợ của giận hờn là mong chờ không tới. Chúng ta thường đầu tư nhiều cho mình, nhưng nếu kết quả không như ý, chúng ta sẽ dễ giận hờn. Nói “không như ý” có nghĩa là mong cầu không đáp ứng một trăm phần trăm - suy đoán sai lạc. Chúng ta phải hiểu rằng tương lai chưa đến và không có gì gọi là biết chắc hết. Tương lai không thể dự đoán được. Dựa quá nhiều vào tương lai vô định là mời mọc khó khăn đến đó các bạn à!

 

A Western Buddhist I knew many years ago became a monk in the Far East. He joined a very strict, remote, meditation monastery, in the mountains. Every year they held a sixty-day meditation retreat. It was tough; it was rigid, not for weak minds.

Tôi biết một Phật tử phương Tây sau trở thành nhà sư sống ở Viễn Đông. Sư trú trong một thiền viện rất nghiêm ngặt trên một vùng núi hẻo lánh. Hàng năm thiền viện có tổ chức một khóa tu học hai tháng mà điều kiện rất khắt khe, thiền sinh yêu yếu không tài nào theo nổi.

 

They rose at 3.00 a.m. and by 3.10 a.m. they were sitting cross-legged in meditation. The whole day was regimented into a routine of fifty minutes sitting meditation, ten minutes walking meditation, fifty minutes sitting meditation, ten minutes walking meditation, and so on. They took their meals in the meditation hall, sitting cross-legged in their meditation place; no talking was allowed. At 10.00 p.m. they could lie down to sleep, but only in the meditation hall in the same spot where they had been meditating. Getting up at 3.00 a.m. was optional: you could get up earlier if you wanted, but not later! The only break was for the daily interview with the fear-some master, and short toilet breaks of course.

Mỗi buổi sáng họ phải thức dậy lúc 3:00 giờ, có thể trước nhưng không được sau giờ đã định đó, và 3:10 phải vô thiền đường, xếp bằng theo thế hoa sen và hành thiền tọa. Họ ngồi thiền năm mươi phút rồi đi thiền mười phút và lặp lại thời khóa biểu này suốt ngày cho đến 10:00 giờ tối mới được nằm xuống, nằm ngay tại chỗ thiền. Họ ăn cũng tại chỗ thiền, ngồi ăn trong thế hoa sen và không được nói chuyện. Họ chỉ được xả thiền lúc trình pháp hoặc đi vệ sinh - trình pháp với sư thầy đáng sợ và đi vệ sinh ngắn hạn mà thôi.

 

After three days, the legs and back of the Western monk were very sore. He was not used to sitting so long in a position that was so uncomfortable for a Westerner. Moreover, he still had another eight weeks to go. He began to doubt seriously whether he could endure such a long retreat.

Sau ba hôm nhà sư Tây phương của chúng ta bị đau lưng và tê chân vì không quen ngồi lâu với thế hoa sen. Ông bắt đầu nghi không biết có thể theo nổi tám tuần như vậy không.

 

At the end of the first week, things weren’t getting any better. He was often in agony, sitting like that hour after hour. Those who have been on a ten-day meditation retreat would know how painful it can get. He had another seven-and-a-half week to face.

Qua tuần đầu tiên ông không thấy có tiến bộ nào đáng kể. Trái lại ông bị đau nhức nhiều hơn, đau đến độ khó ở. Nhưng ông còn phải ngồi bảy tuần nữa.

 

This man was tough-minded. He gathered all his determination and endured, second by second. By the end of the first fortnight (2 weeks) he’d really had enough: the pain was too much. His Western body wasn’t cut out for this sort of treatment. This was not Buddhism, the Middle Way.

Ông là người quả cảm nên quyết tâm chịu đựng. Sau tuần thứ hai ông cảm thấy đau nhức quá sức và khởi lên ý nghĩ “như vậy là quá đủ” cho ông rồi. Thân thể ông không thể chịu đựng thêm nữa! Ông nhớ lời dạy “Phật giáo là Trung đạo” và tự hỏi đây có phải là trung đạo không?

 

Then he looked around at the Asian monks, also gritting their teeth, and pride pushed him through another fortnight. During this time, his body felt as if on fire with pain. His only relief was the 10.00 p.m. gong, when he could stretch out his tortured body to relax. But it seemed that as soon as he disappeared in sleep, the 3.00 a.m. gong would sound, waking him to another day of torment.

Ông nhìn sang các sư Á đông, thấy họ cũng cắn răng chịu đựng. Vì tự ái, ông đổi ý và ngồi lại thay vì bỏ cuộc. Hai tuần nữa trôi qua. Thân thể ông như ngồi trên đống lửa. Ông chỉ chờ tới 10:00 giờ đêm kiểng đổ để nằm xuống, vươn vai, duỗi tay, ngay chân và thư giãn. Nhưng giấc ngủ qua mau, kiểng 3:00 sáng lại đánh thức ông dậy để rồi ông phải trải qua thêm một ngày dài đầy khổ hạnh khác.

 

At the end of the thirtieth day, hope twinkled dimly in the distance. He was now past the halfway mark. He was on the home stretch, ‘almost there,’ he thought trying to convince himself. The days grew longer and the pain in his knees and back grew sharper. At times he thought he would cry.

Sau ngày thứ ba mươi ông qua được nửa đoạn đường. Niềm hy vọng của ông bắt đầu nhen nhúm lờ mờ phía xa xa, “gần tới đích rồi”. Tuy nhiên ông vẫn còn cảm thấy ngày dài lê thê và đau nhức cứ gia tăng; nhiều lúc ông muốn khóc.

 

Still, he pushed through. Two weeks to go. One week to go. In that last week, time dragged like an ant stuck in treacle. Even though he was now used to enduring pain, it was no easier. To give in now, he thought, would be unfaithful to all he had endured so far. He was going to see it through, even if it killed him; and at times he thought it might.

Ông tiếp tục. Còn hai tuần, rồi một tuần. Vào tuần sau cùng, thời gian trôi như kiến bị mật đường cầm chân. Tuy đã quen quen nhưng ông biết là không phải dễ. Mà bỏ cuộc bây giờ thì không thể được vì công lao ông đã chịu đựng bảy tuần qua. Ông phải đi đến cùng dầu phải thân hoại mạng chung; có lúc ông nghĩ ông không sống nổi.

 

He woke up to the 3.00 a.m. gong of the sixtieth day. He was almost there. The pain on that last day was incredible. As if pain had only been teasing him up to then, but now was pulling no punches. Even though there were only a few hours to go, he wondered if he would make it.

Kiểng 3:00 giờ sáng ngày thứ sáu mươi vừa đổ. Ông thức giấc; đau nhức như lâu nay, nếu không muốn nói là đau nhức cùng cực vì số ngày chồng chất.

 

Then came the final fifty minutes. He began that session imagining all the things he would do, starting in only one hour’s time, when the retreat was over: the long hot bath, the leisurely meal, talking, lounging—then the pain interrupted his planning, demanding all of his mind. He opened his eyes slightly, secretly, several times during that last session to peek at the clock. He couldn’t believe that time was strolling so slowly. Maybe the batteries in the clock needed changing? Maybe the clock would stop altogether with the hands forever stuck five minutes before the end of the retreat? The final fifty minutes were like fifty aeons, but even eternity must come to an end someday. And so it did. The gong sounded, so sweetly, for the end of the retreat. Waves of pleasure coursed through his body, driving the pain deep into the background. He’d made it. Now he would treat himself. Bring on the bath!

Rồi thời thiền năm mươi phút sau cùng bắt đầu. Ông ngồi xuống, chân tréo thế hoa sen, tâm trí nghĩ về các chuyện ông sẽ làm ngay sau khi khóa tu học chấm dứt, như tắm nước nóng cho đã, ăn uống thong dong, chuyện trò thoải mái, lang thang đó đây v.v... bất chợt đau nhức dấy về khuấy động thân tâm ông. Ông hé mắt nhìn trộm đồng hồ mấy lượt. Ông có cảm tưởng thời gian như ngừng trôi. Và cây kim dài dường như dừng lại chỗ con số mười một khiến năm phút sau cùng kéo dài ra thành những năm mươi thiên kỷ! Cái gì đã bắt đầu thì sau cùng sẽ chấm dứt. Kiểng đổ kết thúc thời thiền sau cùng và hoàn mãn khóa tu học sáu mươi ngày. Tiếng kiểng nghe sao ngọt ngào và dễ mến vô cùng. Ông cảm thấy lâng lâng, sảng khoái. Hỷ lạc đến với ông bằng nhiều đợt liên tục, đẩy lùi tất cả đau nhức về phía sau. Ông thành công. Ông đi đến đích. Ông sẽ tự tưởng thưởng mình. Bằng một chầu tắm nước nóng!

 

The master rang the gong again to get everyone’s attention. He had an announcement to make. He said, ‘This had been an exceptional retreat. Many monks have made great progress and some have suggested to me, in their private interviews, that the retreat should be extended for another two weeks. I think this is a magnificent idea. The retreat is extended. Carry on sitting.’

 

All the monks folded their legs again and sat motionless in meditation, to begin another two weeks. The Western monk said that he didn’t feel any pain in his body any more. He was just trying to figure out who those damn monks were who suggested the extension, and thinking what he was going to do to them once he found out! He hatched the most unmonkish plans for those uncaring monks. His anger blotted out all pain. He was incensed. He was murderous. He had never felt so much anger before. Then the gong sounded again. It was the quickest fifteen minutes of his life.

Bất thần kiểng chợt đổ. Sư cả có điều muốn nói với thiền sinh. Ông tuyên bố:

 

“Khóa tu học thật tuyệt vời. Nhiều sư tiến bộ vượt bực, cho nên có đề nghị - đề nghị trong lúc trình pháp - xin kéo dài khóa thêm hai tuần nữa. Thiết nghĩ đó là ý kiến tuyệt diệu. Vậy chúng ta hãy tiếp tục. Xin ngồi lại”

 

Tất cả riu ríu ngồi xuống, xếp bằng trong thế hoa sen và bắt đầu hai tuần nữa. Nhà sư Tây phương của chúng ta thuật lại rằng bấy giờ ông không còn thấy đau nhức nữa. Ông chỉ muốn biết sư nào đã đề nghị quái ác như vậy. Ông còn muốn sẽ có thái độ “không xứng sư” đối với các sư thiếu hiểu biết như vậy. Sân hận đã làm ông quên đau nhức. Ông đang nung nấu căm hờn. Ông đang đằng đằng sát khí.

 

Kiểng bất chợt đổ nữa. Mười lăm phút vừa rồi, ông kể, là khoảnh khắc đi qua nhanh nhất trong đời ông.

 

‘Retreat over,’ the master said. ‘There are refreshments for you all in the refectory. Go at your leisure. You may talk now.’

The Western monk was lost in confusion. ‘I thought we were meditating for another two weeks. What’s going on?’ A senior monk who spoke English saw his bewilderment and came over. Smiling, he said to the Westerner, ‘Don’t worry! The master does the same every year!’

“Khóa tu học chấm dứt” sư cả thông báo. Đoạn Ngài nói tiếp, “Giải lao đã sẵn sàng cho tất cả chư huynh đệ trong trai đường. Xin chư huynh đệ tùy hỷ. Và chư huynh đệ có thể chuyện trò từ bây giờ”

Nhà sư của chúng ta hầu như lạc lối, “Tưởng tôi sẽ thiền thêm hai tuần nữa mà. Chuyện gì vậy?” Ông tự hỏi lớn. Sư giáo thọ thấy ông hoang mang bèn đến mỉm cười giải thích:

“Đừng lo, sư cả làm như vậy mỗi năm”

 

31. The anger-eating demon - Dạ Xoa Nuốt Sân Hận

 

A problem with anger is that we enjoy being angry. There is an addictive and powerful pleasure associated with the expression of anger. And we don’t want to let go of what we enjoy. However, there is also a danger in anger, a consequence that outweighs any pleasure. If we only realized the fruit of anger, and remembered the connection, then we would be willing to let anger go.

Người ta thường hay giận hờn. Một chuyện lạ và cũng là một vấn đề đáng nói. Nhiều người còn “thích” hoặc “ham” giận hờn nữa là khác. Ai cũng biết cái gì được thích, được ham thì ít khi được buông bỏ. Tuy nhiên sân hận luôn luôn gây hậu quả tai hại hơn lợi lạc.

 

In a palace, in a realm a long time ago, a demon walked in while the King was away. The demon was so ugly, he smelled so bad and what he said was so disgusting that the guards and other palace workers froze in horror. This allowed the demon to stride right through the outer rooms, into the royal audience hall, and then sit himself on the King’s throne. Seeing the demon on the King’s throne, the guards and the others came to their senses.

‘Get out of here!’ they shouted. ‘You don’t belong there! If you don’t move your butt right now, we’ll carve it out with our swords!’

Thuở xưa, tại một vương quốc nọ có một dạ xoa đột nhập hoàng cung lúc nhà vua ngự ở phương xa. Dạ xoa có hình dạng dị kỳ, mùi hôi thúi nồng nặc và ăn nói kinh tởm. Quan quân và gia nhân rất khiếp sợ. Nó còn ngang nhiên đi lại trong cung đình. Có lần nó còn leo lên ngai vua ngồi. Phẫn nộ, quân ngự lâm quát lớn:

“Vô lễ, xuống ngay. Nếu không, gươm giáo đây sẽ chặt đứt đầu ngươi đó”

 

At these few angry words, the demon grew a few inches bigger, his face grew uglier, the smell got worse and his language became even more obscene.

Swords were brandished, daggers pulled out, threats made. At every angry word or angry deed, even at every angry thought, that demon grew an inch bigger, uglier in appearance, smellier and fouler in his language.

Theo lời dọa nạt ấy dạ xoa thêm cao lớn, hôi thúi và hồ đồ hơn. Thế là gươm giáo được tuốt trần, lời dọa nạt thêm dữ dội. Và, dạ xoa càng thêm kinh tởm hơn.

 

The confrontation had been going on for quite a while when the King returned. He saw on his own throne this gigantic demon. He had never seen anything so repulsively ugly before, not even in the movies. The stench coming from the demon would even make a maggot sick. And the language was more repugnant than anything you’d hear in the roughest of drunk-filled downtown bars on a Saturday night. The King was wise. That’s why he was King: he knew what to do.

‘Welcome,’ said the King warmly. ‘Welcome to my palace. Has anyone got you anything to drink yet? or to eat?’

Nhà vua hồi loan. Ngài thấy trên ngôi cửu ngũ một dạ xoa khổng lồ, có mùi hôi thúi khiến giòi cũng phải trốn chạy và nói năng cho đến bọn đầu trâu mặt ngựa cũng phải kiêng dè. Nhà vua là một hoàng đé sáng suốt (thế ông mới được tôn là hoàng đế): ngài biết phải đối trị thế nào. Ngài vồn vã nói:

“Cung nghinh Ngài đến hoàng cung. Quân bây, bày yến tiệc”

 

At those few kind gestures, the demon grew a few inches smaller, less ugly, less smelly and less offensive.

The palace personnel caught on very quickly. One asked the demon if he would like a cup of tea. ‘We have Darjeeling, English Breakfast or Earl Grey. Or do you prefer a nice Peppermint? It’s good for your health.’ Another phoned out for                                                                                                                                                        pizza, family size for such a big demon, while others made sandwiches: devilled-ham of course. One soldier gave the demon a foot massage, while another massaged the scales on his neck. ‘Mmmm! That was nice,’ thought the demon.

At every kind word, deed or thought the demon grew smaller and less ugly, smelly and offensive. Before the pizza boy arrived with his delivery, the demon had already shrunk to the size he was when he first sat on the throne. But they never stopped being kind. Soon the demon was so small that he could hardly be seen. Then after one more act of kindness he vanished completely away.

Mấy lời nhu hòa của hoàng đế khiến dạ xoa thu hình, bớt hôi và bớt kinh tởm. Thấy hiệu ứng nhãn tiền, quan quân và tỳ nữ đua nhau dùng ái ngữ phục vụ dạ xoa. Cử chỉ thân thiện và lễ độ của họ biến dạ xoa càng lúc càng nhỏ lại cho đến lúc không còn thấy đâu nữa.

 

We call such monsters ‘anger-eating demons’.(4)

Chúng ta gọi các quái vật như vậy là “dạ xoa nuốt sân hận” (chuyện được kể phỏng theo Tương Ưng Sakka số 22. Xem Kinh Xấu Xí, Phẩm III, Tương Ưng Sakka, S.i.237, Tương Ưng Bộ, HT. Thích Minh Châu dịch, 1993)

 

Your partner can sometimes be an ‘anger-eating demon’.

Get angry with them and they get worse—more ugly, more smelly and more offensive in their speech. The problem gets an inch bigger every time you are angry with them, even in thought. Perhaps you can see your mistake now and know what to do.

Bạn chúng ta đôi khi có thể biến thành “dạ xoa nuốt sân hận”. Phẫn nộ với họ, họ có thể trở thành dạ xoa khổng lồ, hôi hám cực độ và kinh tởm không ai bằng. Đã nhìn thấy được lỗi lầm (làm cho họ thêm xấu xí) chúng ta biết phải ứng xử như thế nào rồi, phải không các bạn?

 

Pain is another ‘anger-eating demon’. When we think with anger, ‘Pain! Get out of here! You don’t belong!’, it grows an inch bigger and worse in other ways. It is difficult to be kind to something so ugly and offensive as pain, but there will be times in our life when we have no other option. As in the story of my toothache on pages 44–45, when we welcome pain, truly, sincerely, it becomes smaller, less of a problem, and sometimes vanishes completely.

Đau khổ là một loại “dạ xoa nuốt sân hận” khác. Mỗi khi chúng ta phát khởi ý nghĩ, “Đau khổ, hãy ra khỏi ta. Ta không phải là sanh trú của ngươi,” nó sẽ lớn thêm một chút nữa. Tôi biết rằng không phải dễ nói lời thiện ngữ với khổ đau, nhưng có lúc chúng ta không còn lựa chọn nào khác hơn. Như lúc tôi đau răng (xem chuyện “Buông bỏ cái đau”, số 25) – đau cực độ, tôi thành thật mở cửa lòng mình để đón nhận cái đau, tôi không cảm thấy đau như trước nữa.

 

Some cancers are ‘anger-eating demons’, ugly and repugnant monsters sitting in our body, our ‘throne’. It is natural to say ‘Get out of here! You don’t belong!’ When all else fails, or maybe even earlier, perhaps we can say, ‘Welcome.’ Some feed on stress—that’s why they are ‘anger-eating demons. Those kinds of cancers respond well when the ‘King of the Palace’ courageously says: ‘Cancer, the door of my heart is fully open to you, whatever you do. Come in!’

Một số bệnh ung thư - nhất là loại ung thư do trầm cảm nuôi dưỡng - được xem như “dạ xoa nuốt sân hận”. Chúng lẩn trốn trong thân thể chúng ta, hay “ngồi cả trên ngai” của chúng ta nữa. Chữa trị để biểu nó “ra đi” là việc làm thông thường. Nhưng nếu được bệnh nhân cũng nên dùng ái ngữ nói rằng: “Cửa lòng tôi rộng mở xin mời, dầu tôi có thể nào cũng không sao.”

 

32. Right! That’s it! I’m leaving! - Đúng! Bao Nhiêu Đó Đủ Rồi! Tôi Đi Đây!

 

Another of the consequences of anger that we should keep in mind is that it destroys our relationships and separates us from our friends. Why is it that having spent many happy years with a companion, when they make one mistake which hurts us badly, we get so angry that we end the relationship forever?

Một tai hại nữa của sân hận mà chúng ta cần lưu tâm là nó giết chết mối liên hệ và chia rẽ bạn bè. Chúng ta có thể chấm dứt mối thâm tình trong nhiều năm dài chỉ vì một lỗi lầm làm cho ta giận hờn.

 

All the wonderful moments we have shared together (the 998 good bricks) count as nothing. We only see that one dreadful mistake (the two bad bricks) and destroy the whole thing. It doesn’t seem fair. If you want to be lonely, then cultivate anger.

Tất cả những đều tốt đẹp (998 viên gạch tốt) mà chúng ta từng chia sẻ không có chút giá trị nào hết. Chúng ta chỉ chú ý đến một lỗi lầm (hai viên gạch lệch) rồi đạp đổ tất cả. Thật không công bằng chút nào hết. Ai muốn cô đơn mới nuôi dưỡng sân hận, thưa các bạn.

 

A young Canadian married couple that I knew were finishing up a work contract in Perth. When planning their return to their hometown of Toronto, they had the ingenious idea of sailing to Canada. They planned to buy a small yacht and, with the help of another young married couple, sail it across the Pacific to Vancouver. There they would sell the yacht, recover their investment and have the deposit for their next home. Not only did it make sound financial sense, but it was also an adventure of a lifetime for the two young couples.

Một đôi vợ chồng trẻ mà tôi có dịp quen vừa hết hợp đồng làm việc tại Perth. Họ nảy ra ý định trở về quê ở Toronto, Canada, bằng đường biển. Họ sắm chiếc du thuyền rồi cùng hai vợ chồng người bạn đi xuyên Thái Bình Dương tới Vancouver. Tại đây họ sẽ bán du thuyền lấy lại vốn để mua cái nhà. Toan tính này rất hay vì vừa được nhiều tiền vừa được một chuyến du lịch nhớ đời cho hai đôi vợ chồng trẻ.

 

When they had arrived safely in Canada, they sent a letter to my monastery describing the wonderful journey. In particular, they related one incident that showed how stupid we can be when we are angry, and the reason anger must be resolved.

Lúc về đến Canada an toàn họ gởi cho tự viện tôi một bức thư mô tả chuyến đi tuyệt vời của họ. Đặc biệt họ kể lại một sự kiện cho thấy con người thật ngu xuẩn khi phẫn nộ và lý do phẫn nộ cần phải được chế ngự.

 

In the middle of their journey, somewhere in the Pacific, many, many kilometers from the nearest land, their yacht’s engine broke down. The two men changed into work gear, went down into the small engine compartment and tried to repair the engine. The two women were sitting on the deck, enjoying the warm sun and reading magazines.

Lúc ra giữa biển Thái Bình, cách đảo gần nhất cả trăm cây số ngàn, thuyền bị hỏng máy. Hai anh xuống hầm máy tìm cách sửa. Hai chị ngồi trên boong tắm nắng và đọc sách.

 

The engine compartment was hot and very cramped. To the men, it seemed as if the engine was being wilful and didn’t want to be fixed. Big steel nuts wouldn’t turn to the spanner, small but vital screws would slip and fall into the most inaccessible greasy recess, and leaks just wouldn’t stop leaking. Frustration bred irritation, first with the engine, then with each other. Irritation grew quickly into anger. Then anger exploded into the madness of rage. One of the men had had enough. He threw down his wrench and shouted, ‘Right!That’s it! I’m leaving.’

Hầm máy vừa nóng vừa chật. Đã vậy, cái máy rất lì lợm, không muốn được sửa chữa; ốc lớn không vặn vô được, ốc nhỏ lọt kẻ tay rớt xuống khoang không với tới, dầu nhớt cứ rò rỉ. Thất vọng đâm ra bực mình, ban đầu với cái máy sau giữa hai anh em với nhau. Bực mình biến dần thành giận hờn rồi phẫn nộ. Một trong hai anh quăng kềm và lớn tiếng, “Đúng! Bao nhiêu đó đủ rồi!Tôi đi đây!”

 

Such is the madness of anger that he went to his cabin, cleaned up, changed clothes and packed his bags. He then appeared on deck, still fuming, in his best jacket with his bags in either hand. The two women said they nearly fell off the boat, they were laughing so much. The poor man looked around to see ocean, everywhere, as far as the horizon in every direction. There was nowhere to go.

Anh bỏ hầm máy, chui vô ca bin mình, thay đồ, và thu dọn áo quần vô túi xách. Xong anh leo lên boong, áo quần tơm tất, tay xách túi, sắc mặt hầm hầm. Hai chị thấy anh, cười nghiêng, cười ngả, xém lọt xuống biển. Anh chàng đáng tội nhìn quanh, thấy trời nước mênh mông xa tít tận chân trời. Không đường bước tới. Anh “quê một cục!”

The man felt such a fool; he reddened with embarrassment. He turned and went back to his cabin. He then unpacked, got changed, and returned to the engine compartment to give a hand. He had to. There was nowhere else to go.

Anh chuồn vô ca bin, thay đồ và trở xuống hầm máy giúp bạn. Anh không thể làm gì khác hơn. Đâu có đường nào mà đi!

 

33. How to stop an insurgency? - Làm Sao Chận Đứng Nội Loạn?

 

When we realize that there is nowhere else to go, we face the problem rather than running away. Most problems have solutions that we can’t see when we’re running in the other direction. In the previous story, the engine of the yacht was fixed, the two men remained best friends, and they had a marvelous time on the rest of the voyage—together.

Khi không có đường nào khác để đi, chúng ta nên đối mặt với khó khăn hơn là trốn chạy. Mọi vấn đề đều có thể có câu giải đáp mà chúng ta không thể nhận ra nếu chạy ngược chiều. Trong câu chuyện trên, máy thuyền được sửa, bạn vẫn còn là bạn, và chuyến đi chung của họ tuyệt vời.

 

As the people of our world come to live ever closer to each other, we have to find solutions to our problems. There’s no place to run away to. We simply cannot afford major conflicts any more.

Chúng ta sống chung trên địa cầu này và càng ngày càng xích lại gần nhau hơn. Vậy chúng ta nên tìm giải pháp cho vấn đề hơn là tranh chấp vì còn chỗ nào khác đâu mà chúng ta di cư tới.

 

In the mid to late 1970s I had personal experience of how a national government found such a solution to a major crisis, one that threatened the very existence of their democracy.

Tôi có một kinh nghiệm sống xin kể ra đây để các bạn nghe.

 

South Vietnam, Laos and Cambodia fell to the Communists within a few days of each other in 1975. The ‘Domino Theory’ current at that time among the Western powers, predicted that Thailand would soon fall next. I was a young monk in northeast Thailand during that period. The monastery in which I mostly lived was twice as close to Hanoi as it was to Bangkok. We were told to register with our embassies and evacuation plans were prepared. Most Western governments were to be surprised that Thailand didn’t fall.

1975: Chánh quyền Cao Miên, Nam Việt Nam và Lào lần lượt sụp đổ. Theo thuyết Domino đang thịnh hành, người ta tiên đoán Thái Lan cũng sẽ cùng chung số phận. Bấy giờ tôi đang là một nhà sư trẻ sống tu trên miền Đông Bắc Thái. Tự viện của tôi gần Hà Nội hơn Bangkok. Tất cả tu sĩ người ngoại quốc được yêu cầu đăng ký để các tòa đại sứ của họ lập danh sách di tản. Nhưng chánh quyền Thái Lan không sụp đổ, một ngạc nhiên cho các chánh phủ Tây Phương. Số là:

 

Ajahn Chah was quite famous by then and many top Thai generals and senior members of the national government would travel to his monastery for advice and inspiration. I had become fluent in Thai, and some Lao, and so gained an insider’s understanding of the seriousness of the situation. The military and the government were not as concerned with the Red armies outside their borders as they were with the Communist activists and sympathizers within their own nation. Many brilliant Thai university students had fled to the jungles in northeast Thailand to support an internal, Thai, Communist guerrilla force. Their weaponry was supplied from beyond Thailand’s borders as was their training. But the villages in the ‘pink’ parts of the region gladly supplied their food and other requirements. They had local support. They were an ominous threat.

Nhiều lãnh tướng và chánh khách Thái tìm lên tự viện yết kiến Ajahn Chah một bậc trưởng lão mà nhiều người biết tiếng. Tôi hiểu chút it tiếng Thái và tiếng Lào nên biết tầm quan trọng của vấn đề. Chánh quyền Thái không sợ quân tấn công bên ngoài mà lo ngại các phần tử phá hoại từ bên trong. Nhiều học sinh và sinh viên lên rừng trên miền Đông Bắc Thái gia nhập nhóm ly khai Thái đang được vài quốc gia láng giềng huấn luyện và trang bị. Nhiều thôn xóm trong vùng tình nguyện cung cấp gạo tiền cho họ. Nguy cơ có thật và đang đe dọa miền Đông Bắc Thái Lan.

 

The Thai military and government found the solution in a three part strategy.

Chánh phủ và quân đội Thái bèn áp dụng chiến thuật và chiến lược gồm ba điểm trọng yếu sau:

 

1. Restraint - Tự chế:

 

The military did not attack the Communist bases, though every soldier knew where they were. When I was living the life of a wandering monk in 1979–80, seeking out the mountains and jungles to meditate in solitude, I would run into the army patrols and they would give me advice. They would point to one mountain and tell me not to go there—that was where the Communists were. Then they would point to another mountain and tell me that was a good place to meditate, there were no Communists there. I had to heed their advice. That year the Communists had caught some wandering monks meditating in the jungle and killed them—after torturing them, I was told.

Quân đội không tấn công các sào huyệt địch mà họ biết vị trí rất rõ ràng. Chính họ khuyến cáo tôi không nên lên núi này vì có địch quân mà tới núi kia không có họ, lúc tôi đi thiền trong rừng (vào khoảng 1979- 80). Trong khoảng thời gian này, tôi nghe nói có nhiều sư đi thiền trong rừng như tôi bị nhóm ly khai bắt, tra tấn và giết chết.

 

2. Forgiveness - Tha thứ:

 

Throughout this dangerous period, there was an unconditional amnesty in place. Whenever one of the Communist insurgents wanted to abandon his cause, he could simply give up his weapon and return to his village or university. He would probably experience surveillance, but no punishments were imposed. I reached one village in Kow Wong district a few months after the Communists had ambushed and killed a large jeep full of Thai soldiers outside their village. The young men of the village were mostly sympathetic to the Communist soldiers, but not actively fighting. They told me they were threatened and harassed, but allowed to go free.

Trong thời gian nguy hiểm này chánh phủ Thái có chánh sách khoan hồng cho những người ly khai nếu họ buông súng và từ bỏ ý định của họ. Dân được trở về làng sanh sống, học sinh và sinh viên về trường mình theo học trước đây. Họ có thể bị theo dõi nhưng không bị trừng phạt. Tôi có viếng một làng trong quận KowWong, nơi nhóm ly khai phục kích và giết trọn một xe Jeep chở đầy lính. Tôi được kể rằng tất cả thanh niên trong làng - hầu hết là cảm tình viên của phe ly khai - bị bắt, dọa nạt mà gây khó dễ, nhưng sau đó, tất cả thảy đều được trả tự do.

 

3. Solving the root-problem - Giải quyết tận gốc rễ:

 

During these years, I saw new roads being built and old roads being paved in the region. Villagers could now take their produce to town to sell. The King of Thailand personally supervised, and paid for, the construction of many hundreds of small reservoirs with connected irrigation schemes, allowing the poor farmers of the north-east to grow a second crop of rice each year. Electricity reached the remotest of hamlets and with it came a school and a clinic. The poorest region in Thailand was being cared for by the government in Bangkok, and the villagers were becoming relatively prosperous.

Trong các năm đó tôi thấy chánh quyền địa phương lo làm đường, trải nhựa để dân có thể ra chợ mua bán dễ dàng. Nhà vua đứng ra trông coi và tài trợ nhiều dự án dẫn thủy nhập điền giúp dân miền Đông Bắc làm hai vụ mỗi năm hầu có thêm thu nhập. Điện được kéo tới vùng xa xôi hẻo lánh nhứt và trường học cũng như bệnh viện được xây cho mọi tầng lớp dân chúng. Miền Đông Bắc Thái Lan trở nên trù phú và dân cư phồn vinh.

 

A Thai government soldier on patrol in the jungle told me once:

Có lần tôi được nghe anh lính Thái tuần tra trong rừng nói rằng:

 

We don’t need to shoot the Communists. They are fellow Thais. When I meet them coming down from the mountains or going to the village for supplies, and we all know who they are, I just show them my new wrist-watch, or let them listen to a Thai song on my new radio—then they give up being a Communist.

That was his experience, and that of his fellow soldiers.

“Quân đội Thái không cần bắn quân phiến loạn vì họ là những người bạn Thái. Riêng tôi, khi gặp họ xuống núi tìm thực phẩm - tôi biết họ là ai chớ - tôi chỉ cần cho họ xem chiếc đồng hồ tay hoặc nghe nhạc Thái trong máy thu thanh mới của tôi là họ bỏ rừng liền.” Kinh nghiệm của anh và cũng là của các bạn lính của anh.

 

The Thai Communists began their insurgency so angry with their government that they were ready to give their young lives. But restraint on the part of the government helped to prevent their anger being made worse. Forgiveness, through an amnesty, gave them a safe and honorable way-out. Solving the problem, through development, made the poor villagers prosperous. The villagers saw no need to support the Communists anymore: they were content with the government they already had. And the Communists themselves

began to doubt what they were doing, living with such hard-ships in the jungle-covered mountains.

Nhóm ly khai Thái nổi dậy chống chính phủ bằng mối căm thù đổi bằng sinh mạng của giới trẻ chớ không phải vừa. Nhưng chánh phủ Thái tự câu thúc mình để hóa giải lửa căm thù này. Chánh sách khoan hồng giúp họ lối thoát an toàn và vinh dự. Chương trình phát triển nông thôn giúp dân thoát cảnh nghèo đói. Thế là dân không còn có lý do hỗ trợ nhóm ly khai nữa. Và người chống đối bắt đầu nghi ngờ điều họ đang làm. Sống không biết bao khổ cực trong núi trong rừng.

 

One by one they gave up their guns and returned to their family, their village or their university. By the early 1980s, there were hardly any insurgents left, so then the generals of the jungle army, the leaders of the Communists, also gave themselves up. I remember seeing a feature article in the Bangkok Post of a sharp entrepreneur who was taking Thai tourists into the jungle to visit the now abandoned caves from where the Communists once threatened their nation.

Lần lượt hết người này đến người khác bỏ súng trở về với gia đình, xóm làng và trường học họ. Vào đầu thập niên 80 không còn nhiều người ly khai; những người lãnh đạo của nhóm ấy đã theo về với chánh phủ. Tôi còn nhớ có đọc một bài đặc biệt đăng trên nhựt báo Bangkok Post do một chủ đầu tư viết về việc đưa du khách Thái lên xem hang động mà nhóm ly khai Thái đã từng ẩn náu.

 

What happened to those leaders of the insurgency? Could the same unconditional offer of amnesty be applied to them? Not quite. They were not punished, nor exiled. Instead, they were offered important positions of responsibility in the Thai government service, in recognition of their leadership qualities, capacity for hard work and concern for their people! What a brilliant gesture. Why waste the resource of such courageous and committed young men?

Còn các lãnh tụ ly khai thì sao? Họ có được hưởng chánh sách khoan hồng không? Họ không bị trừng phạt hay lưu đày. Hơn thế nữa, họ được công cử vào nhiều chức vụ quan trọng trong chánh quyền, dựa vào tài lãnh đạo, năng lực làm việc gian khổ và mối quan tâm của họ đối với quốc gia dân tộc. Trong lúc viết quyển sách này tôi biết có hai cựu lãnh tụ của nhóm ly khai hiện đang phục vụ trong chính phủ Thái Lan trong cương vi Tổng trưởng. Một hành động đẹp đẽ vô cùng.

 

This is a true story as I heard if from the soldiers and villagers of northeast Thailand at the time. It is what I saw with my own eyes. Sadly, it has hardly been reported elsewhere.

Đó là những mẩu chuyện tôi nghe được từ các quân nhân và dân làng trên miền Đông Bắc Thái Lan lúc bấy giờ. Tôi cũng có thiện duyên chứng kiến tận mắt nữa. Nhưng rất tiếc không có mấy tường trình được phổ biến ra. Thật đáng buồn!

 

At the time of writing this book, two of those former Communist leaders were serving their country as ministers in the Thai National Government.

 

34. Cooling off with forgiveness - Làm Nguội Bằng Tha Thứ

 

When someone has hurt us, we don’t have to be the one who punishes them. If we are a Christian, a Muslim or a Jew, surely, we would believe that God will punish them enough? If we are a Buddhist, a Hindu or a Sikh, we would know that karma will provide our assailant with their just deserts. And if you are a follower of the modern religion of psychotherapy, you know that your assailant will have to go through years of expensive therapy because of their guilt!

Khi bị ai làm hại ta không cần phải trả đũa. Nếu là tông đồ của đạo Chúa, Hồi hay Do Thái, bạn tin rằng họ bị Đấng Thiêng Liêng phạt rồi. Nếu theo đạo Phật, Ấn hay Sikh, bạn biết rằng kẻ làm ác không sao tránh khỏi ác nghiệp. Còn nếu là người theo đạo “Tâm lý liệu pháp” hiện đại, bạn chắc rằng người ấy sẽ tốn một số tiền lớn hơn và nhiều năm dài để nhờ bác sĩ chữa trị tâm thần vì mặc cảm tội lỗi.

 

So why do we have to be the one who ‘teaches them a lesson’? Considering wisely, we discover that we don’t have to be the executioner. We are still doing our public duty when we let go of our anger and cool off with forgiveness.

Do đó bạn đâu cần “dạy họ một bài học” làm chi. Sáng suốt mà nhìn chúng ta thấy mình không cần làm quan tòa. Bằng buông xả và tha thứ chúng ta vẫn làm đầy đủ trách nhiệm công dân như thường.

 

Two of my fellow Western monks were having an argument. One of the monks was a former US marine who had fought as a ‘grunt’ (frontline soldier) in the Vietnam War and had been badly wounded. The other had been a very successful businessman who had made such a large amount of money that he had ‘retired’ in his mid-twenties. They were two clever, strong, extremely tough characters.

Tôi có hai bạn tu người Phương Tây. Một sư từng phục vụ trong binh chủng Thủy Quân lục chiến Hoa Kỳ bị thương trong một trận đụng độ tại Việt Nam. Sư kia là một cựu thương gia rất thành công và “về hưu” lúc tuổi mới 25 cả hai đều lanh lợi, thẳng tánh và “chì”.

 

Monks aren’t supposed to have arguments, but they were. Monks aren’t supposed to have fist fights, but they were about to. They were eyeball to eyeball, nose to nose, and spitting anger. In the midst of a ferocious verbal exchange, the former marine got down on his knees and bowed gracefully to the shocked ex-businessman monk. Then he looked up and said, ‘I’m sorry. Forgive me.’

Các sư được dạy không nên cãi cọ hay đánh đấm nhưng hai sư này đang tranh cãi xém thoi nhau. Họ rất phẫn nộ. Trong lúc họ đang lời qua tiếng lại, nhà sư gốc lính bỗng sụp quỳ xuống chân nhà sư gốc thương gia và ngẩng đầu lên nói: “Xin lỗi sư. Xin sư tha thứ cho tôi”

 

It was one of those rare gestures that come direct from the heart, which are always spontaneous and inspirational rather than planned. They are recognizable by their immediacy, and their being totally irresistible. The ex-businessman monk wept.

Cử chỉ và lời nói ông phát xuất tự đáy lòng - tự nhiên và thành thật - khiến sư kia không cầm được nước mắt sau phút ngẩn ngơ.

 

A few minutes later they were seen walking together as friends. Monks are supposed to do that.

Sau đó hai sư cùng sánh bước, bước đi của bạn tâm giao. Sư phải là như vậy đó.

 

35. Positive forgiveness - Tha Thứ Tích Cực

 

36. Sân Hận 4 35

Forgiveness might work in a monastery, I hear you say…

 

Forgiveness might work in a monastery, I hear you say, but if we give that sort of forgiveness in real life, we’ll be taken advantage of. People will walk all over us—they’ll just think we’re weak. I agree. Such forgiveness rarely works. As the saying goes, ‘He who turns the other cheek, must visit the dentist twice, rather than once!’

Tôi thường nghe nói tha thứ dễ thực hành trong chùa hơn ngoài đời. Ở đời tha thứ thường hay bị lợi dụng. Người ta có khuynh hướng “qua mặt” bạn vì nghĩ rằng bạn yếu đuối. Tôi đồng ý. Tha thứ vì nhu nhược không thể đem lại kết quả tốt. Có câu rằng, “Đưa má ra lần thứ hai, bạn phải đi nha sĩ hai lần, thay vì một!”

 

The Thai government, in the previous story, did more than just give forgiveness through its unconditional amnesty. It also sought out the root-problem, poverty, and tackled it skillfully. That was why the amnesty worked.

Trong câu chuyện “Làm sao chận đứng nội loạn” số 33 kể trên, chánh phủ Thái Lan làm hơn việc tha thứ đơn thuần qua chánh sách khoan hồng vô điều kiện: họ tìm nguồn cội của vấn đề - nghèo khó - để giải quyết một cách thỏa đáng. Nhờ vậy chánh sách khoan hồng mới thành công.

 

I call such forgiveness ‘positive forgiveness’. ‘Positive ‘means the positive reinforcement of those good qualities that we want to see appear. ‘Forgiveness’ means letting go of the bad qualities that are part of the problem—not dwelling on them, but moving on. For example, in a garden, watering only the weeds are like cultivating problems; not watering anything is like practicing only forgiveness; and watering the flowers but not the weeds symbolizes ‘positive forgiveness’.

Tôi gọi hình thức đó là “tha thứ tích cực”, “tích cực” hàm nghĩa gia cố các lợi điểm để chúng hình thành mỹ mãn. Còn “tha thứ” có nghĩa buông bỏ các điều xấu xa của vấn đề - để chúng lại đằng sau và đi tới. Ví như tưới hoa kiểng trong vườn, nếu chỉ tưới cỏ dại ta gây phiền toái, nếu tưới cỏ lẫn bông ta làm việc tha thứ đơn thuần, nếu chỉ tưới bông ta áp dụng sự tha thứ tích cực.

 

Some ten years ago, at the end of one of our Friday night talks in Perth, a woman came up to speak with me. She had been regularly attending these weekly talks for as long as I could remember, but this was the first time she had spoken to me. She said that she wanted to say a big thank you, not only to me, but also to all the monks who had taught at our center. Then she explained why. She had begun coming to our temple seven years previously. She wasn’t all that interested in Buddhism at that time, she confessed, nor in meditation. Her main reason for attending was as an excuse to get out of her house.

Lần nọ cách nay trên mươi lăm năm, sau một thời pháp tôi nói tại Perth vào một chiều thứ sáu, có một nữ tín chủ lên cám ơn tôi và cũng nhờ tôi cám ơn tất cả quý sư từng cho bà nghe pháp bấy lâu nay. Tôi biết mặt bà vì thấy bà đi nghe pháp hằng tuần từ lâu lắm rồi, nhưng chưa có dịp tiếp chuyện với bà. Bà nói bà đến viện lần đầu tiên cách nay bảy năm. Bấy giờ bà đi chùa để có lý do ra khỏi nhà hầu tránh ông chồng vũ phu trong vài tiếng đồng hồ.

 

She had a violent husband. She was a victim of horrendous domestic violence. In those days, support structures just weren’t available to help such a victim. In such a cauldron of boiling emotions, she couldn’t see clearly enough to simply walk out forever. So, she came to our Buddhist center, with the idea that two hours in the temple was two hours she wouldn’t be bashed.

What she heard in our temple changed her life. She listened to the monks describe positive forgiveness. She decided to try it out on her husband. She told me that every time he hit her, she forgave him and let it go. How she could do that, only she knows. Then every time he did, or said, anything kind, no matter how trifling, she would hug him or cover him with kisses or use any other gesture to let him know how much that kindness meant to her. She took nothing for granted.

Chồng bà rất hồ đồ và hay tay đánh chân đạp khiến bà khổ vô cùng, nhưng bà không biết nhờ vào ai (vì lúc đó chưa có biện pháp chế tài đối với các hành động vũ phu và bà không thể ly dị).

Nhưng pháp thoại đã thay đổi đời bà. Bà nghe được nhiều chuyện về “tha thứ tích cực” do các sư thuyết. Bà nhất định áp dụng. Bà nói mỗi lần chồng bà kiếm chuyện đánh chửi bà, bà tha thứ cho ông và bỏ qua mọi chuyện. Bà làm thế nào, không ai biết, chỉ mình bà thôi. Và mỗi lần ông có lời nói hay cử chỉ nhu hòa, dẫu rất nhỏ nhặt, bà đều đáp lại bằng lời nói hay cử chỉ để ông thấy bà trân quý việc ông làm đối với bà. Bà không bỏ lỡ dịp nào hết.

 

She sighed and told me that it took her seven long years. At this point her eyes became watery, and so did mine.

Bà thở ra và cho biết bà phải chờ những bảy năm dài. Bà ứa nước mắt, tôi cũng vậy.

 

‘Sevenlong years,’ she told me, ‘and now you wouldn’t recognize the man. He’s changed completely. We have such a precious, loving relationship now, and two wonderful children.’ Her face radiated the glow of a saint. I felt like getting on my knees to bow to her.

“Bảy năm,” bà nhấn mạnh. Rồi bà tiếp, “Và bây giờ sư không thể tưởng tượng được đâu, ông nhà tôi hoàn toàn đổi khác. Chúng tôi rất thương yêu nhau và có hai mụn con kháu khỉnh.” Mặt bà sáng lên như có hào quang của bậc thánh khiến tâm tôi chùng xuống như muốn xá bà.

 

‘See that stool?’ she said, stopping me, ‘He made that wooden meditation stool for me this week as a surprise. If it had been seven years ago, he would only have used it to hit me with!’ The lump in my throat cleared as I laughed with her.

“Sư nhìn xem,” bà chỉ cho tôi xem chiếc ghế bà dùng để ngồi thiền và nói, “ông ấy mới đóng trong tuần để làm quà bất ngờ cho tôi đó.” “Bảy năm về trước chiếc ghế như vậy chỉ được dùng để phang tôi thôi” bà cười đùa. Tôi cười theo bà và cái nghẹn trong cổ tôi biến mất tự bao giờ.

 

I admire that woman. She earned her own happiness, which was considerable, I would say, from the brightness of her features. And she changed a monster into a caring man. She helped another person, magnificently.

Tôi rất quý trọng người đàn bà này. Bà đang tận hưởng hạnh phúc tuyệt vời, tôi biết, biết qua gương mặt rạng rỡ của bà. Và, bà đã cải hóa một hung thần thành một ông chồng thương yêu đùm bọc gia đình. Bà đã giúp một người. Cao thượng thay!

 

That was an extreme example of positive forgiveness, recommended only for those heading for sainthood. Nevertheless, it shows what can be achieved when forgiveness is joined with encouraging the good.

Trên đây là một ví dụ quý hiếm về “sự tha thứ tích cực” mà những ai đang bước trên đường nhập dòng Thánh mới có thể ban bố. Tuy nhiên chúng ta cũng thấy được các lợi lạc khi tha thứ với thiện tâm.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/p147a881/chuong-4-
  2. https://www.bps.lk/olib/bp/bp619s_Brahm_Opening-The-Doors-Of-Your-Heart.pdf
  3. Photo 2: https://www.boldsky.com/relationship/marriage-and-beyond/2016/why-do-indian-couples-fight-099766.html
  4. Photo 3: https://bswa.org/event/ajahn-brahm-executive-retreat-phuket-29-may-5-june-2019/
  5. Photo 4: https://twitter.com/SGrynko/status/1206528801691160576

 

Read 400 times

Tìm Bài - Search

Main Menu

Xem Nhiều Nhất - Most Read

05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe?  - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ 05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe? - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ Thursday, 12 August 2021 ... Kiều mạch ngày càng được biết đến là... More detail
[7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Thursday, 05 August 2021 Once a friend of mine and I agreed that it would be helpful for... More detail
[13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Friday, 13 August 2021 Head of Business College: "In teaching shorthand and typewriting,... More detail
06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên          The polarity Process: Energy and Form 06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên The polarity Process: Energy and Form Saturday, 20 November 2021 Theo Ths. BS Nguyễn Thị Tuyết Mai (Bác sĩ chuyên... More detail
25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ 25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ Wednesday, 24 November 2021 Right vision, or understanding: understanding that life always... More detail
0.png0.png1.png7.png7.png6.png7.png9.png
Today17
Yesterday401
This week899
This month5461
Total177679

Visitor Info

  • Browser: Unknown
  • Browser Version:
  • Operating System: Unknown

Who Is Online

2
Online

2024-03-29