42. Tự Do Và Sự Khiêm Tốn – Freedom and humility - Song ngữ

 

Freedom and humility

Tự Do Và Sự Khiêm Tốn

English: Ajahn Brahm

Việt ngữ: Chơn Quán Trần-ngọc Lợi

Compile: Lotus group

42. Tự Do Và Sự Khiêm Tốn – Freedom and humility - Song ngữ

 

42. Tự do 1

 

Chương 10: Tự Do Và Khiêm Cung – Freedom and humility

 

82. Two kinds of freedom - Hai Thứ tự do  

 

42. Tự do 2 

Freedom from desire leads to inner peace. Lao Tse

 

There are two kinds of freedom to be found in our world: the freedom of desires, and the freedom from desires.

Ở đời có hai hình thức tự do: tự do ham muốn và tự do thoát khỏi ham muốn.

 

Our modern Western culture only recognizes the first of these, freedom of desires. It then worships such a freedom by enshrining it at the fore front of national constitutions and bills of human rights. One can say that the underlying creed of most Western democracies is to protect their people’s freedom to realize their desires, as far as this is possible. It is remarkable that in such countries people do not feel very free.

Văn hóa phương Tây chọn loại tự do thứ nhất, tôn sùng nó và đặt nó lên trang đầu của hiến pháp quốc gia và của bản tuyên ngôn nhân quyền. Có thể nói rằng hầu hết các nền dân chủ của phương Tây đều hàm chứa một tín điều: Bảo vệ tự do của con người để họ trọn quyền thực hiện điều họ mong muốn. Nhưng rất tiếc, trong các nền dân chủ ấy con người nào thật sự được tự do hoàn toàn!

 

The second kind of freedom, freedom from desires, is celebrated only in some religious communities. It celebrates contentment, peace that is free from desires. It is remarkable that in such abstemious communities like my monastery, people feel free.

Loại tự do thứ hai – thoát khỏi sự ham muốn – chỉ được thấy trong một số cộng đồng đạo giáo. Không ham muốn hay vô tham được đánh dấu bằng sự mãn nguyện, tức trạng thái tự tại không vị tham ái chế ngự. Trong cộng đồng tự tại, như đạo tràng của chúng tôi chẳng hạn, mọi người đều thật sự tự do hoàn toàn.

 

83. Which type of freedom would you like? - Bạn chọn hình thức tự do nào? 

 

42. Tự do 3

… many advantages to being a fish in an aquarium.

 

Two highly attained Thai monks had been invited to a lay supporter’s home to take their morning meal. In the reception room where they were waiting, there was a decorative fish tank stocked with many species. The junior of the monks complained that it was contrary to the Buddhist principle of compassion to keep fish in an aquarium. It was like putting them in a prison. What had the fish done to deserve being incarcerated in a glass-walled jail? They should be free to swim in the rivers and lakes, going wherever they pleased. The second monk disagreed. It was true, he conceded, that those fish were not free to follow their desires, but living in a fish tank gave them freedom from so many dangers. Then he listed their freedoms.

Hai tỷ kheo trưởng lão Thái được một gia đình nọ thỉnh về nhà cúng dường trai tăng. Hai vị được đưa vào phòng khách có hồ cá cảnh với nhiều loại cá sặc sỡ rất đẹp mắt. Nhìn cá, một vị phàn nàn rằng giữ cá trong hồ không khác gì cầm tù nhân trong khám. Cá có tội tình gì mà phải bị nhốt như vậy. Thật trái với đạo lý từ bi của Phật giáo. Theo ông cá phải được sống tự do trong sông rạch, ao hồ và muốn bơi đi đâu thì bơi. Vị trưởng lão kia không đồng ý và lý luận rằng trong hồ cá không thật sự được tự do nhưng tránh được các hiểm nguy lúc nào cũng chực chờ. Ông kể ra một số như sau:

 

  1. Have you ever seen a fisherman drop a line into the aquarium in someone’s house? No! So, the first freedom for fish in a tank is freedom from the danger of fisher-men. Imagine what it must be like for a fish in the wild. When they see a succulent worm or a juicy fat fly, they can never be sure whether it is safe to eat or not. They have, no doubt, seen many of their friends and relations tuck in to a delicious-looking worm, and then suddenly disappear upwards out of their life forever. For a fish in the wild, eating is fraught with danger and often ends in tragedy. Dinner is traumatic. All fish must suffer chronic indigestion due to anxiety complexes over every meal, and the paranoid ones would surely starve to death. Fish in the wild are probably psychotic. But fish in a tank are free from this danger.

Bị bắt. Thử hỏi có ai thả mồi câu cá trong hồ này không? Chắc chắn là không. Hãy thử hình dung cá sống hoang dã. Mỗi khi thấy con trùn ngo ngoe nó không biết chắc trùn đó thật hay giả. Nếu gặp phải trùn câu, nó dính lưỡi câu, bị kéo thẳng lên khỏi mặt nước và chết là cái chắc. Cá hoang dã nơm nớp lo sợ mỗi khi bụng đói cồn cào và mối lo sợ này làm chúng động não, đau tim, chết sớm!

 

  1. Fish in the wild also have to worry about bigger fish eating them. In some decadent rivers these days, it is no longer safe to go up a dark creek at night! However, no owner would place fish in their tank that are given to eating one another. So, fish in a tank are free from the danger of cannibal fish.

Bị ăn thịt. Cá hoang dã luôn luôn sợ cá lớn hơn đớp mình. Ngoài ra chúng còn sợ các hóc hẻm không an toàn của nhiều suối ngang, rạch dọc tối tăm và ô nhiễm. Các họa này, thiết nghĩ không chủ nhân nào muốn gieo cho cá mình nuôi trong hồ.

 

  1. In the cycles of nature, fish in the wild sometimes go without food. But for fish in a tank, it must be like living next door to a restaurant. Two times a day, a well-balanced meal is delivered to their door, more convenient even than a pizza home delivery, since they don’t have to pay. So, fish in a tank are also free from the danger of hunger.

Ăn phủ phê. Cá hoang dã có lúc không đủ mồi ăn, chớ cá trong hồ thì không bao giờ; chúng như sống kế bên “nhà hàng”, ngày hai bữa được đưa thức ăn bổ dưỡng đến tận miệng. Như vậy chúng không bao giờ sợ đói.

 

  1. As the seasons change, rivers and lakes are subject to temperature extremes. They get so cold in winter; they may be covered with ice. In summer, they may be too warm for fish, sometimes even drying up. But the fish in a tank have the equivalent of reverse-cycle air-conditioning. The water temperature in the tank is kept constant and comfortable, throughout the day and all year. So, fish in a tank are free from the danger of heat and cold.

Sống trong nước điều hòa. Hồ nước lúc nào cũng được điều hòa nhiệt độ, độ mặn, độ pH, độ oxy hòa tan, v.v... Cá trong hồ không phải lo thời tiết nóng lạnh, khô hạn như cá hoang dã.

 

  1. In the wild, when fish get ill, there is no one to treat them. But fish in a tank have free medical insurance. Their owner will bring a fish doctor on a house call whenever there’s an ailment; they don’t even need to go to a clinic. So fish in a tank are free from the danger of no health cover.

Được chăm sóc sức khỏe. Cá trong hồ có “bảo hiểm sức khỏe” không tốn tiền mà rất tốt. Đã vậy chúng còn không cần phải đi đâu hết, bác sĩ thú y đến tận nhà. Cá hoang dã làm gì được các đặc lợi này!

 

The second monk, the elder of the two, summed up his position. There are many advantages to being a fish in an aquarium, he said. True, they are not free to follow their desires and swim here and there, but they are free from so many dangers and discomforts. The elder monk went on to explain that it is the same with people who live a virtuous life. True, they are not free to follow their desires and indulge here and there, but they are free from so many dangers and discomforts. Which type of freedom would you like?

Vị trưởng lão thứ hai này kết luận rằng cá trong hồ có cuộc sống bảo đảm hơn cá hoang dã. Cũng vậy, trưởng lão nói, người sống đời thánh thiện không được tự do bay nhảy đó đây theo sở thích mình nhưng tránh được những rắc rối không lường.

Bạn thích thứ tự do nào?

 

84. The Free World - Thế giới tự do 

 

42. Tự do 4

“Any place you don´t want to be, no matter how comfortable, is a prison for you.” – Ajahn Brahm

 

For several weeks, one of my fellow monks had been teaching meditation in a new maximum-security prison close to Perth. The small group of prisoners had come to know and respect the monk well. At the end of one session, they began to ask him about his routine in a Buddhist monastery.

Suốt mấy tuần qua, tỷ kheo bạn của tôi có duyên đạy thiền cho các tội phạm bị án nặng trong một nhà tù tại Perth. Hầu hết các tù nhân rất lễ độ và thân thiện. Có lần họ hỏi sư thỉnh giảng về đời sống trong tự viện.

 

‘We have to get up a 4.00 a.m. every morning,’ he began. ‘Sometimes it is very cold because our small rooms don’t have heaters. We eat only one meal a day, all mixed together in the one bowl. In the afternoon and at night-time we can eat nothing at all. There is no sex or alcohol, of course. Nor do we have television, radio or music. We never watch movies, nor can we play sport. We talk little, work hard and spend our free time sitting cross-legged watching our breath. We sleep on the floor.’

“Chúng tôi dậy lúc 4:00 giờ sáng,” sư kể, “Bấy giờ rất lạnh vì cốc chúng tôi không có lò sưởi. Chúng tôi chỉ dùng một bữa trong ngày, trước ngọ; thức ăn được đựng chung trong bình bát. Dĩ nhiên là không có tình dục và rượu chè. Cũng không có máy truyền hình, truyền thanh hay nhạc. Sư không được xem chiếu bóng hay chơi thể thao. Chúng tôi nói ít, làm nhiều và dành thời giờ rỗi rãi ngồi xuống thiền theo dõi hơi thở. Chúng tôi ngủ dưới sàn.”

 

The inmates were stunned at the spartan austerity of our monastic life. It made their high-security prison appear like a five-star hotel in comparison. In fact, one of the prisoners was so moved with sympathy for the plight of their monk friend that he forgot where he was and said: ‘That’s terrible living in your monastery. Why don’t you come in here and stay with us?’ The monk told me that everyone in the room cracked up with laughter. So, did I when he related the incident. Then I began to contemplate it deeply.

Các tù nhân rất đỗi ngạc nhiên, không ngờ các sư chúng tôi phải sống khắc khổ như vậy. So sánh, họ có cảm tưởng họ đang ở trong khách sạn năm sao. Thực tế là có một tù nhân thấy tội nghiệp các sư nên ngỏ lời: “Xin mời sư vô đây sống chung với chúng tôi.” Sư bạn tôi kể rằng ai nghe sư lặp lại cũng đều bật cười. Tôi nghe tôi cũng không thể nín cười. Nhưng tôi cũng không thể không suy tư!

 

It is true that my monastery is far more ascetic than the severest of prisons for society’s felons, yet many come to stay of their free will, and are happy here. Whereas many want to escape from the well-appointed prison, and are unhappy there. Why? It is because, in my monastery, the inmates want to be there; in a prison, the inmates don’t want to be there. That is the difference.

Any place you don’t want to be, no matter how comfortable, is a prison for you. This is the real meaning of the word ‘prison’—any situation where you don’t want to be. If you are in a job where you don’t want to be, then you are in a prison. If you are in a relationship where you don’t want to be, you are also in a prison. If you are in a sick and painful body where you don’t want to be, then that too is a prison for you. A prison is any situation where you don’t want to be.

Thật tình thì tự viện tôi có vẻ khổ hạnh hơn các nhà tù khắc khe nhất của các tội đồ tàn ác, nhưng tự viện tôi dành cho mọi người sự tự do hoàn toàn và mọi người đều hạnh phúc. Còn nhà tù dầu có đầy đủ tiện nghi thế mấy đi nữa cũng là nhà tù, tức là nơi tù nhân không được tự do và thiếu hạnh phúc. Do đó, tự viện là nơi người ta muốn tới còn nhà tù là nơi người ta muốn trốn.

Nói rộng ra, chỗ nào bạn không muốn ở là nhà tù đối với bạn. Đó là ý nghĩa đích thực của hai chữ “nhà tù”. Nếu bạn không thích công việc bạn đang làm, bạn đang bị tù. Nếu thân bạn đang lâm bệnh, bạn đang ở trong tù. Nhà tù là tình trạng trong ấy bạn không thấy có hạnh phúc.

 

So how do you escape from the many prisons of life? Easy. Just change your perception of your situation into ‘wanting to be there’. Even in San Quentin, or the next best thing—my monastery—when you want to be there, then it is no longer a prison for you. By changing your perception of your job, relationship or sick body, and by accepting the situation rather than not wanting it, then it no longer feels like a prison. When you are content to be here, then you are free.

Vậy làm thế nào để bạn vượt ra khỏi các nhà tù của cuộc đời? Dễ lắm. Bạn chỉ cần thay đổi quan niệm “không muốn ở trong đó” thành “muốn ở trong đó”. Vậy San Quentin (là nhà tù đầu tiên của bang California. Được xây năm 1852, tại San Quentin, quận Martin, được xem như nhà tù khắc nghiệt nhất và từng xử tử hình nhiều tội nhân nhất trên toàn nước Mỹ) hay tự viện của tôi sẽ không thể gọi là nhà tù nếu bạn “muốn ở trong đó”. Thay đổi quan niệm về công ăn việc làm, bệnh tật, hay một trạng thái tình huống nào đó, bạn sẽ xóa bỏ các nhà tù liên hệ. Khi bạn mãn nguyện, bạn tự do.

 

Freedom is being content to be where you are. Prison is wanting to be somewhere else. The Free World is the world experienced by one who is content. The real freedom is freedom from desire, never freedom of desire.

Tự do đi đôi với mãn nguyện cũng như hễ nói nhà tù là thấy ngay ý muốn thoát ra. Thế giới tự do là nơi mà ra đi không thể nào gọi là có tự do được. Và, tự do thật sự là tự do khỏi ái dục chớ không phải tự do chạy theo dục ái.

 

85. A dinner with Amnesty International - Tiệc của tổ chức Ân xá quốc tế 

 

Considering the harsh conditions of life in my monastery, I am very careful to cultivate good relations with Perth’s local chapter of Amnesty International. So when I received an invitation to a dinner hosted by Amnesty International, to celebrate the fiftieth anniversary of the Universal Declaration of Human Rights, I sent them the following reply:

Biết sự khổ hạnh trong tự viện tôi, tôi rất dè dặt trong việc giao dịch với tổ chức ân xá quốc tế địa phương ở Perth. Do đó, lúc được tổ chức này mời dự tiệc kỷ niệm Tuyên ngôn nhân quyền, tôi hồi đáp như sau:

 

Dear Julia, Promotions Officer,

Thưa cô Julia, Giám đốc phát triển.

 

Thank you most kindly for your recent letter to me concerning the 50th anniversary of the UDHR dinner on Saturday 30th May. I was very flattered to receive an invitation to attend the function.

Tôi xin thành thật cám ơn Quý tổ chức đã có nhã ý mời tôi tham dự buổi liên hoan kỷ niệm 50 năm của ban tuyên ngôn nhân quyền tổ chức vào thứ bảy 30 tháng 05 tới đây. Tôi rất vinh hạnh.

 

However, I am a Buddhist monk of the Theravada School, which tradition keeps strictly to a very austere Rule. Unfortunately, this Rule forbids me from eating during the period beginning at noon until the dawn of the next day and so, alas, dinner is out! Alcohol is also a no-no, and this includes wine. Should I accept your invitation, then, I would be obliged to sit with an empty plate alongside an empty glass all the while watching those around me joyfully devouring what I am sure would be a most sumptuous repast. This would be a form of torture for me which, as Amnesty International, you could never condone!

Giới luật của tông phái Theravada không cho phép tu sĩ thọ trai từ sau giờ ngọ đến rạng đông hôm sau và dùng chất say, kể cả rượu chát. Nếu nhận lời tôi sẽ vào bàn tiệc ngồi trước dĩa và ly không, nhìn thực khách hoan hỷ với bữa tiệc chắc chắn là đầy cao lương mỹ vị. Âu là một cực hình mà tôi nghĩ Tổ chức Ân xá Quốc tế không bao giờ muốn xảy ra cho bất cứ ai.

 

Moreover, as a Buddhist monk of this tradition, I may neither receive nor possess any money. I remain happily so far below the poverty line that I mess up so many government statistics! So, I have no means of paying for the dinner, which I may not eat anyway.

Vả lại tông phái tôi không cho phép tu sĩ nhận hay giữ tiền. Tôi kể như sống dưới mức thu nhập của người nghèo – tôi rất hạnh phúc nhưng tiếc đã gây xáo trộn cho các thống kê quốc gia – nên tôi thiết nghĩ không có đủ phương tiện để đóng góp cho bữa tiệc liên hoan mà tôi không thể tham dự.

 

I was going to continue with the problem a monk such as me encounters with the proper dress codes for such a function but I believe I have said enough. I send my apologies that I am unable to attend the dinner.

Yours in happy poverty,

Brahm

Ngoài ra, y áo của tu sĩ thuộc tông phái chúng tôi không thể nói là phù hợp cho một buổi liên hoan.

Tôi xin thành thật cáo lỗi.

Nay kính, Brahm.

 

86. The dress code of a monk - Y áo của tu sĩ

 

Monks of my tradition wear brown robes, and that’s all we have. A few years ago, I had to go into an Australian hospital for a few days. On admission, I was asked if I had brought my pajamas. I said that monks don’t wear pajamas; it is either these robes or nothing! So they let me wear my robes.

Sư thuộc tông phái Theravada chúng tôi đắp y vàng và tôi chỉ có y vàng mà thôi. Chiếc y vàng này cũng có lắm vấn đề!

Vài năm trước đây tôi cần vào bệnh viện ít hôm. Ngay lúc nhập viện tôi được hỏi có đem quần áo không? Tôi đáp rằng các sư chúng tôi không có đồ ngủ, chỉ đắp hay không đắp y mà thôi. Họ để tôi đắp y của tôi.

 

The problem is that the monk’s dress looks like a dress.

One Sunday afternoon in a suburb of Perth, I was loading our monastery van with supplies for our building work. A thirteen-year-old Aussie girl came out from a nearby house to speak to me. She had never seen a Buddhist monk before. Standing before me with her hands on her hips, she looked me up and down with utter contempt. Then she began to scold me in a voice full of disgust: ‘You’re dressed like a girl! That’s sick! Yuk!’

Một vấn đề khác: y chúng tôi dễ lầm với chiếc áo dài của phụ nữ. Lần nọ, trong lúc tôi đang chất lên xe vật dụng xây cất mà tôi vừa mua ở ngoại ô Perth, có cô bé lối mười ba hay mười bốn tuổi tò mò ra xem. Cô đứng chống nạnh khinh khỉnh nhìn tôi từ đầu tới chân. Phút sau, bằng một giọng rất ư căm phẫn cô quở tôi: “Ông ăn mặc giống như đàn bà! Thấy phát ghê!”

 

She was so over-the-top that I couldn’t help laughing. I also remembered my teacher, Ajahn Chah, advising his disciples how to respond when they receive abuse: ‘If someone calls you a dog, don’t get angry. Instead, just look at your bottom. If you can’t see a tail there, then it means you’re not a dog. End of problem.’

Nhận xét của cô làm tôi bật cười. Rồi tôi nhớ lại lời của thầy tôi, Ajahn Chah, dạy rằng: “Nếu có ai chửi con là chó, hãy nhìn lại phía sau con. Không thấy có đuôi, con tất không phải là chó. Chấm hết.”

 

Sometimes I get compliments for wearing my robes in public. On one occasion, though, it gave me the shivers.

I had business in the city. My driver (monks aren’t allowed to drive) had parked our monastery van in a multistoried car park. He announced that he was desperate to go to the toilet, but because he thought that the car park toilets were dirty, he wanted to use the conveniences in a nearby cinema foyer. So, as my driver was attending to nature’s business inside, I was waiting outside the cinema, standing in the busy street in my monk’s robes.

A young man approached me, smiled sweetly and asked me if I had the time. Monks like me are very innocent. I have lived in a monastery for most of my life. Also, since monks don’t wear wristwatches, I had to politely apologize that I did not know the time. He frowned and began to walk away.

When he had only gone a few paces, it suddenly hit me what the guy had meant. ‘Have you got the time?’ is probably the oldest pick-up line in the book. I was to find out later that I had been left standing in one of the most popular meeting places for gays in Perth!

The gay man turned around to look at me again and said, in his best Marilyn Monroe voice, ‘Oooh! But you do look beautiful in those robes!’

I confess to breaking out into a sweat. Just then, my driver emerged from the cinema foyer to rescue me.

Đôi khi y cũng đem lại cho tôi lời khen tặng, ngay giữa đám đông. Tôi có việc xuống phố. Bác tài (sư không được phép lái xe) đậu xe của tự viện trong chỗ đậu cao từng. Bác cần đi tiểu nhưng chê nhà cầu của chỗ đậu xe dơ nên đi vô nhà cầu của một rạp chiếu bóng gần đó. Thế là tôi phải đứng đợi bác trước cửa rạp. Một thanh niên đến hỏi: “Have you got the time?” (nghĩa thông thường là, ông có biết bây giờ là mấy giờ không?) Thông thường các sư không có đeo đồng hồ nên tôi cũng không đeo. Tôi thật tình xin lỗi là không biết mấy giờ. Cậu nhíu mày và bỏ đi. Lúc cậu vừa xoay lưng đi tôi chợt ngờ ngợ với câu “Have you got the time” vì nó còn có nghĩa giang hồ là “bò lạc” (trong giới giang hồ, “bò lạc” có nghĩa là đĩ điếm bất đắc dĩ chớ không phải chuyên nghiệp). Ngay lúc ấy cậu quay lại liếc mắt nhìn tôi và nhại giọng đào xi nê Marilyn Monroe khen: “Ô là la! Bạn rất đẹp trong chiếc áo đang mặc!” Tôi không khỏi đổ mồ hôi hột. Rất may bác tài ra kịp lúc.

 

From that time on, we used the car-park toilets.

Từ đó về sau chúng tôi dùng nhà vệ sinh của chỗ đậu xe. Và, sau này tôi biết ra là hôm đó tôi đã vô tình thơ thẩn trong khu của dân đồng tình luyến ái ở Perth!

 

87. Laughing at yourself - Cười Theo

 

One of the best pieces of advice I received as a young schoolteacher was that when you make a mistake and your class starts laughing, then you laugh too. That way, your students are never laughing at you, but with you.

Hồi thời đi dạy bên Anh, tôi được khuyên nên cười theo học sinh đang cười lỗi lầm của mình. Cười theo như là vậy, học sinh không cười mình mà cười với mình.

 

Many years later, as a teaching monk in Perth, I would be invited to high schools to give a lesson on Buddhism. The teenage Western school kids would often test me out by trying to embarrass me. Once when I asked for questions from the class, at the end of my description of Buddhist culture, a four-teen-year-old school girl raised her hand and asked: ‘Do girls turn you on, then?’ Fortunately, the other girls in the class came to my rescue and scolded the young girl for embarrassing them all. As for me, I laughed and noted the incident down as material for my next talk.

Sau này làm sư, tôi có dịp trở lại trường, trường trung học tại Perth, để giảng về Phật giáo. Nhiều lần tôi bị học sinh thanh thiếu niên “chọc quê” bằng cách “thử sư.” Lần nọ sau khi tôi kết thúc bài giảng về văn hóa Phật giáo, một nữ sinh lối mười bốn tuổi giơ tay hóm hỉnh hỏi: “Sư có bị động dục khi bị con gái “chài” không sư?” Rất may, các nữ sinh khác la cô bé đã làm họ quê. Nhưng tôi cười rồi ghi lại câu chuyện để làm đề tài cho lần giảng tới.

 

On another occasion, I was walking along a main city street when some school girls approached me. ‘Hi!’ they said in the friendliest of manners, ‘Do you remember us? You came to give a talk at our school a short time ago.’

‘I am flattered that you remember me,’ I replied.

Một lần khác tôi bị nhiều nữ sinh chạy theo lúc tôi đi bộ trên lề ngoài phố. Một cô nhanh nhẹn chào và ranh mãnh hỏi: “Sư có nhớ tụi con không? Sư đến trường tụi con thuyết pháp vài tháng trước đó!”

“Sư rất hân hạnh được các cô còn nhớ sư”

 

‘We’ll never forget you,’ said one of the girls, ‘How can we ever forget a monk named “Bra”!’

Cô đáp ngay: “Làm sao tụi con quên được tên “Bra” (cái nịt vú của phụ nữ) của Sư!”

 

88. The dog that had the last laugh - Con chó chơi khăm 

 

42. Tự do 5 tricycle

To which the big American soldier calmly turned around and said in the most fluent of Thai, ‘Dogs don’t have money.’

 

My first year as a monk in northeast Thailand coincided with the last year of the Vietnam War. Close to Ajahn Chah’s monastery, near the regional city of Ubon, was an American air-force base. Ajahn Chah enjoyed telling us the following true story on how to deal with abuse.

Năm tôi đến Đông Bắc Thái tu với Ajahn Chah là năm chiến tranh Việt Nam sắp kết thúc. Chiến tranh Việt Nam đã biến Ubon gần tự viện thành một căn cứ không quân tấp nập. Quân nhân đồn trú trong căn cứ thường ra phố giải trí.

 

An American GI was travelling from the base into town on a cycle-rickshaw. On the outskirts of town, they passed a roadside bar where some friends of the rickshaw driver were already quite drunk.

‘Hey!’ they shouted in Thai. ‘Where are you taking that dirty dog to?’ Then they laughed, pointing at the American soldier.

For a moment, the driver was alarmed. The soldier was a very big man and calling someone a ‘dirty dog’ meant an inevitable fight. However, the soldier was quietly looking around, enjoying the beautiful scenery. Obviously, he did not understand the Thai language.

Anh lính Mỹ đi phép lấy xe ba bánh xuống phố. Xe đi ngang cái quán ở vùng ngoại ô; quán đang có nhiều khách say mà phần đông là đồng nghiệp của anh tài. Họ chỉ anh lính, vừa cười sỗ sàng vừa la lối om sòm bằng tiếng Thái: “Mày chở thằng chó đó đi đâu vậy?” Anh tài hơi sốt ruột vì sợ khách mình phản ứng. Và anh lính Mỹ này lại to con quá. Trộm nhìn, anh thấy anh khách tỉnh queo. Anh nghĩ có lẽ anh không hiểu tiếng Thái và đang bận ngắm cảnh vật lạ chung quanh.

 

The driver, deciding to have some fun at the American’s expense, shouted back, ‘I’m taking this filthy dog and throwing him in the Moon River to give the smelly mongrel awash!’

As the driver and his drunken friends laughed, the soldier remained unmoved.

When they reached their destination and the driver put out his hand for the journey’s fare, the American soldier quietly began to walk away.

An lòng, anh muốn góp vui nên lớn tiếng hùa theo đám bạn: “Tao chở con chó thúi xuống sông Moon cho nó tắm kẻo nó hôi chó quá!” Đám đồng nghiệp anh và anh cười hô hố với nhau, trong lúc anh lính tiếp tục tỉnh bơ.

 

The rickshaw driver excitedly shouted after him in broken but clear English, ‘Hey! Sir! You pay me dollars!’

To which the big American soldier calmly turned around and said in the most fluent of Thai, ‘Dogs don’t have money.’

Tới nơi, anh tài chìa tay nhưng anh lính xuống xe và bỏ đi tỉnh khô. Anh tài chạy theo lắp bắp mấy tiếng Mỹ bồi: “Ê! Trả... đô, đôla.” Anh lính quay lại nói bằng tiếng Thái rất chuẩn: “Chó không có đôla!”

 

89. Abuse and enlightenment - Tăng Thượng Mạn và Giác Ngộ 

 

42. Tự do 6 take me

‘Take me to the abbot! Immediately!’

 

Experienced meditation teachers often have to deal with disciples who claim to be enlightened. One of the time-honored ways to test if their claims are true is to abuse the disciple so grossly that they end up getting angry. As all Buddhist monks and nuns know, the Buddha clearly stated that one who gets angry is certainly not enlightened.

Thiền sư trưởng lão thường hay thử các môn sinh tự cho mình đã đạt. Một trong những cách thử xem họ đạt tới đâu là đối xử tàn tệ với họ để đo phản ứng của họ. Như tất cả các tăng ni đều biết, lời Phật dạy rất rõ ràng: ai sân hận người ấy chưa thể nói là đã giác ngộ.

 

A young Japanese monk, strenuously intent on nirvana in this very life, was meditating in solitude in a secluded lake-island hermitage near a famous monastery. He wanted to get enlightenment out of the way early on in his life, so he could then attend to other things.

When the monastery attendant arrived in his small row-boat on his weekly visit to deliver supplies, the young monk left a note requesting some expensive parchment, a quill and some fine quality ink. He was soon to complete his third year in solitude and wanted to let his abbot know how well he had done.

Một nhà sư trẻ người Nhật rất muốn đạt được giác ngộ trong cuộc sống hôm nay nên dồn hết mọi nỗ lực cho công phu thiền tập; ông thiền ngày thiền đêm trên một đảo vắng gần một chùa nổi tiếng. Một hôm ông lưu cho chú tiểu phục vụ ông mảnh giấy yêu cầu gởi cho ông giấy hoa, bút lông, mực tốt; chú tiểu bơi xuồng qua đảo hàng tuần để cung cấp nhu yếu phẩm cho ông. Ông sắp mãn năm thứ ba sống tu trên đảo nên muốn viết trình lên hòa thượng trụ trì thành quả của mình.

 

The parchment, quill and ink arrived the following week. In the next few days, after much meditating and pondering, the young monk wrote on the fine parchment in the most exquisite of calligraphy the following short poem:

Tuần lễ sau ông nhận được đầy đủ giấy viết và mực. Ông suy ngẫm và cân nhắc mấy ngày liên tiếp trước khi đặt bút xuống, nắn nót từng chữ một, viết ra bài thơ sau:

 

“The conscientious young monk,

Meditating three years alone,

Can no longer be moved,

By the four worldly winds.”

Tinh tấn nhà sư trẻ tọa thiền,

Một mình trên đảo suốt ba niên.

Kiên tâm không thể ai lay chuyển,

Kể cả kình phong của bốn miền.

 

Surely, he thought, his wise old abbot would see in these words, and in the care by which they were written, that his disciple was now enlightened. He gently rolled up the parchment, carefully tied it with a ribbon, and then waited for the attendant to deliver it to his teacher. In the days that followed, he imagined his abbot’s pleasure at reading the brilliant poem so meticulously inscribed. He could see it being hung in a costly frame in the monastery’s main hall. No doubt they would press him to be an abbot now, maybe of a famous city monastery. How nice he felt to have made it at last!

Qua những ý tứ tuyệt vời và dòng thư pháp rồng bay phượng múa của ông, ông tin tưởng Hòa thượng sẽ thấy ông cao siêu tột độ. Ông cẩn thận cuộn tròn tờ giấy hoa, thắt nơ đẹp và nhờ chú tiểu chuyển đến Hòa thượng trong chuyến sắp đến. Chú tiểu bơi xuồng qua và về như thường lệ, nhưng lần này chú có đem đi cuộn giấy hoa của nhà sư trẻ.

Suốt tuần lễ tiếp theo nhà sư trẻ tưởng tượng Hòa thượng sẽ vui khi đọc bài thơ của ông và lọng kiếng kiệt tác này để treo lên tường trong tự viện. Rồi ông sẽ được mời đi trụ trì một chùa lớn trong thành phố. Ông thành công! Ôi vui sướng biết bao!

 

When the attendant next rowed the small boat to the island to deliver the weekly supplies, the young monk was waiting for him. The attendant soon handed the monk a parchment similar to the one he had sent, but tied with a different colored ribbon. ‘From the abbot,’ said the attendant tersely.

The monk excitedly tore off the ribbon and unfurled the scroll. As his eyes settled on the parchment, they grew as wide as the moon, and his face went just as white. It was his own parchment, but next to the first line of exquisite calligraphy, the abbot had carelessly scribbled in a red ballpoint pen, ‘Fart!’ To the right of the second line was another ugly smudge of red ink saying, ‘Fart!’ The third line had another irreverent ‘Fart!’ scrawled over it, and so did the fourth line of verse.

Cuối tuần chú tiểu bơi xuồng qua trao cho ông cuộn giấy hoa giống hệt cuộn của ông gởi cho Hòa thượng nhưng với dây buộc khác. Chú nói cộc lốc có mấy chữ, “của hòa thượng.” Ông hồi hộp tháo dây và mở cuộn giấy. Mắt ông tròn xoe và mặt ông tái xanh. Chính là cuộn giấy hoa với bài thơ của ông viết gởi cho hòa thượng. Chỉ khác có một chút là cuối mỗi câu có thêm chữ đỏ nghuệch ngoạc của hòa thượng viết, “Địt.”

Thiệt quá đáng! Ông nghĩ vậy. Hòa thượng lụ khụ này rất ngô nghê không biết giác ngộ là gì dầu nó được đặt trước mũi ông. Đã vậy, ông còn thô lỗ và thiếu văn minh đến độ dám làm hỏng một kiệt tác. Ông xử sự không khác gì một tên côn đồ - chớ không phải sư. Đúng là một lăng mạ đối với văn học, truyền thống và chân lý.

 

This was too much! Not only was the decrepit old abbot so stupid that he couldn’t recognize enlightenment when it was in front of his fat nose, but he was so uncouth and uncivilized that he had vandalized a work of art with indecent graffiti. The abbot was behaving like a punk, not a monk. It was an insult to art, to tradition and to truth.

 

The young monk’s eyes narrowed with indignation, his face flushed red with righteous anger, and he snorted as he insisted of the attendant, ‘Take me to the abbot! Immediately!’

 

It was the first time in three years that the young monk had left his island hermitage. In a rage, he stormed into the abbot’s office, slammed the parchment on the table and demanded an explanation.

Ông nhíu mày phẫn nộ. Mặt ông đỏ gay vì sân hận. Ông thở phì phì vừa gằn giọng với chú tiểu: “Chú đưa tôi về gặp hòa thượng gấp. Đi ngay bây giờ!”

Đây là lần đầu tiên trong ba năm liền nhà sư trẻ rời hòn đảo hoang. Tới tự viện, ông đi thẳng vô liêu của Hòa thượng trụ trì, thảy cuộn giấy hoa xuống bàn và yêu cầu được giải thích.

 

The experienced abbot slowly picked up the parchment, cleared his throat, and read out the poem:

Hòa thượng trụ trì vói lượm và nhẹ nhàng mở cuộn giấy ra. Ngài tằng hắng rồi đọc lớn:

 

“The conscientious young monk,

Meditating three years alone,

Can no longer be moved,

By the four worldly winds.”

Tinh tấn nhà sư trẻ tọa thiền, “Địt”

Một mình trên đảo suốt ba niên. “Địt”

Kiên tâm không thể ai lay chuyển, “Địt”

Kể cả kình phong của bốn miền. “Địt”

 

Then he put down the parchment, stared at the young monk, and continued. ‘Hmm! So, young monk, you are no longer moved by the four worldly winds. Yet four little farts have blown you right across the lake!’

Đoạn Ngài đặt bài thơ lên bàn và ôn tồn nói: “Này sư chú, tâm sư chú không thể bị lay chuyển, kể cả kình phong. Vậy mà chỉ có mấy hơi địt, chú bị đẩy bay qua hồ về đây!”

 

 

90. When I became enlightened - Khi Tôi Giác Ngộ!

 

In my fourth year as a monk in Thailand, I was practicing long and hard in a remote forest monastery in the northeast. Late one night, during an extended spell of walking meditation, my mind grew exceptionally clear. Deep insights came cascading like a mountain waterfall. I was easily understanding profound mysteries that I had never fathomed before. Then the Big One came. It blew me away. This was it. Enlightenment.

Tôi sang Thái Lan tu được ba năm. Đến năm thứ tư tôi được chuyển đến một tự viện xa xôi hẻo lánh trên miền đông bắc. Vào một chiều tối nọ, trên đường đi thiền hành, tâm tôi chợt tỏ rạng lạ kỳ. Tôi bỗng nhiên hiểu thấu nhiều bí ẩn mà tôi không ngờ. Rồi “Cái Sáng” lớn nhất đến với tôi. Tôi chới với. Giác Ngộ?

 

The bliss was like nothing I had known before. There was so much joy; yet at the same time it was all so peaceful. I meditated till very late, slept very little, and rose in time to begin more meditation in the monastery hall, well before the 3.00a.m. bell. Usually at 3.00 a.m., in the hot and humid Thai forests, I would struggle with dullness and sleepiness. But not this morning. My body was effortlessly upright, mindfulness was as sharp as a scalpel, and concentration focused easily. It was so wonderful being enlightened. It was also so disappointing that it didn’t last all that long.

Tôi trải nghiệm thứ hạnh phúc mà tôi chưa từng biết. Tôi cảm thấy hưng phấn vô vàn và cùng lúc rất tự tại. Tôi tiếp tục thiền đến khuya, ngủ rất ít và thức dậy thiền tiếp trước khi kiểng 3:00 giờ sáng đổ. Thường thời thiền lúc 3:00 sáng là thời khó đối với tôi; không khí nóng và ẩm của rừng già làm tôi dễ bị hôn trầm. Nhưng sáng nay thì không: tôi sảng khoái, tỉnh thức và định dễ dàng. Giác ngộ là hạnh phúc tối thượng, nhưng rất tiếc hạnh phúc kéo dài không lâu.

 

In those days in northeast Thailand, the food was disgusting. For instance, once our single meal of the day consisted of just a ball of sticky rice with a medium sized boiled frog on the top. There were no vegetables, no fruit, just frog-and-rice, and that was all for the day. I started by picking at the meat on the legs, and after at the frog’s innards. A monk sitting close to me also started picking at the organs of the frog. Unfortunately, he pressed the frog’s bladder. There was still urine inside. So, the frog peed all over his rice. He stopped eating after that.

Thời bấy giờ việc ăn uống trên miền Đông Bắc Thái rất thiếu thốn về lượng lẫn phẩm. Trong tự viện, các sư theo truyền thống Theravada chúng tôi ăn mỗi ngày chỉ một bữa trước ngọ. Vậy mà không phải bữa nào cũng no. Có hôm các sư chúng tôi chỉ nhận được vỏn vẹn một vá cơm nếp với con nhái luộc trung trung, không có rau củ hay trái cây gì cả. Chúng tôi phải xé con nhái ra từng phần một và ăn thịt, xương và luôn những thứ gì ăn được của đồ lòng. Sư bạn ngồi gần tôi vô ý làm bể bọng đái của con nhái khiến vắt cơm nếp khai ngấy và ông phải âm thầm nhịn đói ngày hôm đó.

 

Usually, our main dish every day was rotten fish curry, and it was made of rotten fish. The small fish, caught during the rainy season, would be stored in earthen jars and used throughout the year. I found such a jar once, while cleaning around our monastery kitchen. It was full of crawling maggots so I went to throw it away. The headman of the village, the most educated and refined of them all, saw me and told me not to throw it away.

‘But it’s got maggots in it!’ I protested.

‘Even more delicious!’ he replied, and took the jar from me.

Cà-ri mắm là món ăn hàng ngày của chúng tôi. Mắm tôi nói đây làm bằng cá tạp, muối mặn lè, không thơm tho hay béo bổ gì ráo. Nói tới mắm tôi có một kinh nghiệm nho nhỏ mà tôi chưa quên. Tự viện tôi giữ mắm để ăn quanh năm bằng cách gài mắm trong hũ, và hũ mắm được xếp lểnh nghểnh trong bếp. Một hôm tôi dọn bếp thấy một hũ có giòi, tôi đem đi liệng. Già làng đang công phu trong chùa thấy, ông la oai oái. Ông nói mắm có giòi mới ngon và lượm lại. Hũ này thế nào cũng được nấu cà-ri mắm!

 

The next day we had rotten fish curry for our one meal of the day. The day after my enlightenment, I was surprised to see two saucepans of curry to flavor our sticky rice. One was the usual stinking rotten fish curry, the other an edible pork curry. Today, I thought, I will have a good meal for a change, to celebrate my attainment. The abbot chose his food ahead of me. He took three huge ladlesfuls of the delicious pork curry—the glutton. There was still plenty left for me. However, before passing the pot over to me, he began to pour my mouth-watering pork curry into the pot of rotten fish curry. Then he stirred it all together saying, ‘It’s all the same anyway.’

Ngày sau khi tôi trải nghiệm sự giác ngộ, tôi ngạc nhiên thấy có hai loại cà-ri bày trên bàn ăn – mắm và thịt heo. Tôi chọn thịt heo để gọi là đổi bữa và cũng để ăn mừng thành đạt mới của tôi. Hòa thượng trụ trì múc ba vá lớn. Tham thực! Tuy nhiên vẫn còn dư cho tôi múc. Nhưng trước khi trao cho tôi nồi cà-ri heo mà tôi đang thèm chảy nước miếng, Ngài đổ trộn hai nồi lại và nói, “Hai thứ đều như nhau.”

 

I was speechless. I was fuming. I was incensed. If he really thought it ‘all the same anyway’, then why did he take three whopping portions of pork curry for himself first, before mixing it together? The hypocrite! Moreover, he was a local boy who grew up with stinking rotten fish curry, and so should like it. The fake! The pig! The cheat!

Tôi giận tới không mở miệng được. Nếu Ngài nghĩ hai thứ như nhau, sao Ngài múc đến ba vá heo rồi mới trộn hai nồi? Đạo đức giả! Hơn thế nữa Ngài sinh ra và lớn lên tại đây, Ngài quen mùi cà-ri mắm hơn tôi chớ. Dởm! Heo! Lừa đảo!

 

Then a realization hit me. Enlightened ones do not have preferences over food, nor do they get angry and call their abbots, albeit under the breath, pigs! I sure was angry and that meant—oh no! —that I wasn’t enlightened after all.

Vừa nghĩ tới đó tôi nhận thức ngay rằng người giác ngộ đâu cần phân biệt món ăn, không thể sân hận, và đâu được gọi thầy mình là heo! Tôi đã thật sự giận hờn, và ô hô… làm sao tôi dám nói mình đã giác ngộ!

 

The fire of my anger was immediately dampened by sodden depression. Thick dark clouds of dismay rolled in on my heart and completely obscured the sun that once was my enlightenment. Downcast and in gloom, I slopped two ladles of smelly rotten fish and pork curry onto my rice. I didn’t care what I ate now; I was so dispirited. Finding out that I wasn’t enlightened after all spoiled my whole day.

Lửa sân của tôi tức thì bị dập tắt bởi sự buồn bực đang dâng trào. Mây đen kinh hãi ùn ùn kéo đến che khuất ánh sáng rạng rỡ từng là “giác ngộ của tôi”. U sầu, tôi đổ hai vá cà-ri trộn vô bình bát và tôi không còn tha thiết với bữa ăn nữa. Tôi hoàn toàn chán nản. Và biết rằng mình đâu có được chút giải thoát nào trước đây, tôi buồn rầu suốt ngày hôm ấy.

 

91. The road hog - Con heo! 

 

42. Tự do 7 road

‘What the hell! I have a right to enjoy myself.’

 

On the subject of pigs, a wealthy specialist doctor had just purchased a very expensive and powerful new sports car. Of course, you don’t spend so much money on a high-powered vehicle just to drive it in the slow city traffic. So, one sunny day, he drove out of the city into the serene farming country. On reaching the speed camera free zone, he pressed hard on the accelerator and felt his sports car surge. With the engine roaring loudly and the sleek vehicle screaming along the country road, the doctor smiled with the exhilaration of high speed.

Nói về heo, tôi xin kể câu chuyện liên quan sau:

Tôi có biết một bác sĩ chuyên khoa rất giàu có. Ông thích và mua một chiếc xe hơi thể thao rất mạnh, rất nhanh và rất đắt. Dĩ nhiên ông mua xe như vậy không phải để chạy trong thành phố đông đúc. Một hôm trời quang mây tạnh, ông xách xe ra chạy trên đường vắng đồng quê. Vừa qua khỏi vùng có máy rà tốc độ, ông xả ga và xe lao vùn vụt để lại đằng sau tiếng rú vang dội. Ông mỉm cười thích thú.

 

Not so exhilarated was a weather-worn farmer leaning on a paddock gate. Yelling at the top of his voice in order to be heard above the noise of the sports car, the farmer shouted, ‘Pig!’

Nhưng không thích thú là bác nhà quê tay lấm chân bùn đang đứng dựa trên cổng rào của khu vườn nhà bác. Bác ráng gân cổ rống to, “Heo!”

 

The doctor knew that he was acting wilfully, completely insensitive to the tranquility of his surroundings, but he thought, ‘What the hell! I have a right to enjoy myself.’

So, he turned and yelled at the farmer, ‘Who are you calling a pig?’

Ông bác sĩ biết mình ngoan cố và đang phá sự yên tĩnh của nông thôn, nhưng ông nghĩ, “Ồ... thây kệ, mình cũng có quyền thỏa mãn sở thích riêng tư của mình chớ!” Ông bèn ngó ngoái lại hỏi bác nông dân: “Ông nói ai là heo?”

 

In those few seconds that he took his eyes off the road, his car ran into a pig in the middle of the road! His brand-new sports car was a total wreck. And as for the pig, he spent many weeks in a hospital bed and lost a great deal of money, as well as his car.

Trong tích tắc ông quay đầu, ông đụng phải con heo đang chạy giữa đường. Xe mới mua của ông tan tành. Ông nằm nhà thương mấy tuần lễ và mất bộn bạc.

 

92. Hare Krishna - Hare Krishna 

 

42. Tự do 8 hare

In Kaliyuga, The Names of Lord is the only way of peace and salvation. Hare Krsna Mahamantra can deliver from cycle of Birth and Death.

 

In the previous story, the doctor’s ego had caused him to badly misjudge the warning of a kind-hearted farmer. In the following story, my monk’s ego caused me to badly misjudge another kind-hearted person, much to my distress.

Trong chuyện trên cái tôi của ông bác sĩ lớn quá khiến ông đánh giá sai lòng tốt của bác nông dân muốn báo cho ông biết có con heo đang chạy rong ngoài đường. Còn trong chuyện dưới đây, vì “cái tôi” (của một nhà sư!) tôi đánh giá sai một người có tâm đạo và tự gây cho mình nhiều ân hận.

 

I was finishing a visit to my mother in London. She was walking alongside me to Ealing Broadway railway station to help with my ticket. On the way to the station, in busy Ealing High Street, I heard someone jeering, ‘Hare Krishna! Hare Krishna!’

Being a bald-headed Buddhist monk wearing brown robes, I often get confused with the devotees of the Krishna-Consciousness movement. Many times, in Australia, louts would try to ridicule me, usually from a safe distance, by shouting ‘Hare Krishna! Hey! Hare Krishna!’ and mocking my appearance. I quickly spotted the man shouting ‘Hare Krishna!’ and decided to be assertive by taking him to task for publicly abusing a good Buddhist monk.

With my mother just behind me, I said to the young man wearing jeans, jacket and a beanie, ‘Look, friend! I’m a Buddhist monk, not a ‘Hare Krishna’ follower. You should know better. It’s just not on that you shout ‘Hare Krishna’ at me!’

Tôi về Luân Đôn thăm mẹ. Vào ngày ra đi mẹ tôi theo tôi ra ga xe lửa Ealing Broadway để giúp tôi mua vé. Trên đường Ealing Broadway tôi thấy có một đám thanh niên đứng chùm nhum đọc to các câu: “Hare Krishna! Hare Krishna!”. Họ lầm tôi là người mộ Hare Krishna và trêu chọc tôi, tôi nghĩ là như vậy. Là sư Phật giáo tôi có đầu trọc và đắp y vàng; nhiều người thiếu hiểu biết thường lầm tưởng tôi với người theo phong trào Hare Krishna đang thịnh hành lúc bấy giờ. Ở Úc tôi thường bị họ chế giễu như vậy hoài.

Đám thanh niên đứng ngoài lối đi của tôi, nhưng lần này tôi không bỏ qua, nhất định phải “dạy cho họ một bài học” về tội phỉ báng tu sĩ Phật giáo. Trước mặt mẹ tôi, tôi trịnh trọng lên giọng với anh đội mũ trùm đàu màu vàng, mặc Jeans và áo vét xanh, rằng: “Này anh bạn! tôi là tu sĩ Phật giáo chứ không phải đệ tử Hare Krishna, anh biết chứ hả?”

 

The young man smiled and took off his beanie, revealing along pony-tail on the back of an otherwise bald head. ‘Yeah, know!’ he said. ‘You’re a Buddhist monk. I’m a Hare Krishna. Hare Krishna! Hare Krishna!’

He wasn’t jeering at me after all, just doing his Hare Krishna thing. I was terribly embarrassed. Why do these things only happen when your mother is with you?

Anh bạn trẻ cười rồi lột mũ để lộ cái đầu trọc mới cạo và rớt cái bím tóc dài xuống vai. Anh nói:

“Vâng tôi biết. Sư là một tu sĩ Phật giáo con tôi là một Hare Krishna. Hare Krishna! Hare Krishna!”

 

Thật tình anh không có chế giễu tôi mà chỉ đọc chú “Hare Krishna! Hare Krishna!” (nguyên câu chú gồm 16 tên thánh Hare Krishna Hare Krishna!, Krishna Krishna Hare Hare. Hare Rama hare rama, rama rama hare hare” được tụng trừ Kali - ác quỹ.) Tôi đứng chết trân và “quê một cục.” Tại sao những chuyện gây bối rối như vậy cứ xảy đến cho tôi mỗi khi tôi đi với mẹ tôi?

 

93. The hammer - Cái Búa

 

We all make mistakes from time to time. Life is about learning to make our mistakes less often. To realize this goal, we have a policy in our monastery that monks are allowed to make mistakes. When the monks are not afraid to make mistakes, they don’t make so many.

Tất cả chúng ta đều có lỗi lầm và trường đời là nơi chúng ta học để bớt dần các lỗi lầm ấy. Biết vậy, tự viện của chúng tôi chấp nhận lỗi lầm của các sư gây nên. Nhưng rất ngộ, hễ không sợ lỗi các sư ít gây lỗi hơn.

 

While walking through my monastery grounds one day, I found a hammer left out in the grass. It had obviously been there a long time, for it was already getting rusty. I was very disappointed at the carelessness of my fellow monks. All the things we use in our monastery, from our robes to the tools, are donated by our hard-working lay supporters. A poor but generous lay Buddhist might have saved up for weeks to buy that hammer for us. It just wasn’t on to treat gifts so inconsiderately. So, I called a meeting of the monks.

Một hôm, tôi bách bộ trong vườn của tự viện và thấy cái búa trên bãi cỏ. Búa bắt đầu rỉ sét, chứng tỏ nó bị bỏ lại đây khá lâu rồi. Tôi rất khó chịu về sự bất cẩn của ai đó vì tôi biết tất cả những gì sư chúng tôi có được ngày hôm nay - từ chiếc y đến dụng cụ - đều do thí chủ cúng dường. Cái búa này, biết đâu, phải mua bằng tiền mà thí chủ nào đó đã dành dụm mấy tuần mới có đủ. Thế là tôi mời các sư họp.

 

I am told that my character is usually as soft as mushy peas, but that evening I was as fierce as Thai chilli. I really gave my monks a tongue-lashing. They needed to be taught a lesson and learn to look after the few possessions we have. When I completed my harangue, all the monks were sitting bolt upright, ashen-faced and silent. I waited a while, expecting the culprit to confess, but none of the monks did. They all sat rigid, silent and waiting.

Tôi có tiếng là dịu ngọt như mật thiệt nhưng hôm ấy tôi nồng cay còn hơn ớt Thái. Họ cần học bài học cẩn thận và quý trọng vật thực thí chủ cúng dường. Tất cả ngồi thẳng lưng, im phăng phắc. Tôi đề cập đến cái búa bỏ quên ngoài sân và đợi người nhận lỗi. Nhưng không thấy ai lên tiếng.

 

I felt very disillusioned with my fellow monks as I got up to go out of the hall. At the very least, I would have thought, the monk responsible for leaving the hammer out in the grass would have the guts to confess and apologize. Perhaps my talk had been too harsh?

Thất vọng, tôi đứng dậy bước ra ngoài. Tuy nhiên tôi vẫn còn chút tin tưởng rằng rồi sẽ có một sư đến nói với tôi lời thú tội và xin lỗi. Lúc nãy sư ấy không dám nói lên có lẽ vì sắc mặt hầm hầm của tôi, tôi nghĩ vậy.

 

As I walked out of the hall, I suddenly realized why none of the monks had admitted responsibility. I turned around and went back inside the hall.

‘Monks,’ I announced, ‘I’ve found out who left that hammer out in the grass. It was me!’

Vừa ra khỏi đường, tôi trực nhớ lại và vội vã quay trở vô. Tôi nói với các sư còn đang ngồi đó: “Thưa các sư tôi đã tìm ra người bỏ quên búa rồi. Chính là tôi!”

 

  I had clean forgotten that it was I who had been working outside and, in haste, had failed to put the hammer away. Even during my fiery talk, the memory had eluded me. Only after telling all my monks off did it all come back to me, in both senses of the meaning. It was I who had done it. Oooh! That was embarrassing!

Hôm trước tôi làm việc ngoài vườn, lật đật đi vì một chuyện gì đó, quên đem cái búa vô cất. Hồi nãy lúc tôi “giảng” vì giận, tâm trí tôi thiếu sáng suốt. Chỉ khi “tuôn giận” ra rồi tôi mới sáng ra và nhớ lại lỗi mình. Bối rối vô cùng! Phải không các bạn?

 

Fortunately, we are all allowed to make mistakes in my monastery, even the abbot.

Rất may các sư chúng tôi “được phép lầm lỗi” trong tự viện. Kể cả sư trụ trì.

 

94. Enjoying a joke at no one’s expense - Vui Với Chuyện Đùa Vô Hại 

 

42. Tự do 9 einstein

This is the reason you should abandon your ego

 

When you abandon your ego, then no one can mock you. If someone calls you a fool, then the reason you get upset can only be that you believe they may be right!

Khi bạn xả bỏ được “cái tôi” của mình, bạn không còn sợ ai “chọc” mình nữa cả. Nếu có ai gọi bạn là thằng điên, bạn giận vì bạn nghĩ người đó nói đúng. Có phải vậy không nào?

 

When I was being driven along a multi-lane highway in Perth some years ago, some young men in an old car spotted me and began to jeer at me through their car’s open window, ‘Hey! Baldy! Oi! Skinhead!’

Một lần nọ tôi chạy xe trên xa lộ ở Perth, có mấy cậu thanh niên ngồi trên chiếc xe cũ thấy tôi, quay kiếng xuống và trêu chọc:

“Ê! Thầy chùa đầu trọc!”

 

As they tried to wind me up, I wound my window down, and shouted back, ‘Get your hair cut! Ya bunch of girls!’ Per-haps I shouldn’t have done that. It simply encouraged the young men.

Tôi cũng quay kiếng xuống và hét trở lại: “Hớt tóc đi, giống con gái quá!” Đáng lẽ tôi không nên trả lời, bởi làm vậy chỉ chọc giận các cậu ấy thêm.

 

The young larrikins steered their vehicle alongside mine, pulled out a magazine and, with mouths wide open, began gesticulating wildly to get me to look at the pictures in the magazine. It was a copy of Playboy.

I laughed at their irreverent sense of humor. I would have done the same when I was their age and out with my mates. After seeing me laugh, they soon drove off. Laughing at abuse was a better alternative than prudish embarrassment.

Các cậu có vẻ du côn này giảm tốc độ và chạy kè xe tôi, dán lên kiếng xe hình của một tạp chí và khoa tay chỉ với mục đích cho tôi chú ý - hình một cô gái khỏa thân của Playboy. Tôi cười sự hài hước bất kính của các cậu. Có gì đâu lạ, tôi chắc cũng làm vậy với bạn cùng lứa lúc tôi ở vào tuổi các cậu. Thấy tôi cười, các cậu rồ ga vọt đi. Cười lúc bị đối xử bất kính như vậy hay hơn là khó chịu, hổ thẹn hay giận hờn.

 

And did I look at the pictures in the Playboy magazine? Of course not, I’m a well-behaved celibate monk. So how did I know it was a copy of Playboy? Because my driver told me. At least, that’s the story I’m sticking to.

Các bạn nghĩ tôi có nhìn vào hình khỏa thân của tạp chí Playboy không? Dĩ nhiên là không. Tôi phải giữ giới chứ. Vậy tại sao tôi biết đó là hình khỏa thân của Playboy? Anh tài nói với tôi; ít ra, đó là điều mà tôi ghi nhận.

 

95. The idiot - Thằng Ngốc

 

Someone calls you an idiot. Then you start thinking, ‘How can they call me an idiot? They’ve got no right to call me an idiot! How rude to call me an idiot! I’ll get them back for calling me an idiot.’ And you suddenly realize that you have just let them call you an idiot another four times.

Ví dụ có ai đó gọi bạn là thằng ngốc. Bạn làm sao nè? Bạn có nghĩ, “Sao họ dám gọi tôi là thằng ngốc? Họ đâu có quyền gọi tôi là thằng ngốc! Họ thật vô lễ khi gọi tôi là thằng ngốc.” Nghĩ xong, bạn mới nhận thức rằng bạn đã để họ gọi bạn là thằng ngốc bốn lần.

 

Every time you remember what they said, you allow them to call you an idiot. Therein lies the problem.

If someone calls you an idiot and you immediately let it go, then it doesn’t bother you. There is the solution.

Why allow other people to control your inner happiness?

Mỗi khi bạn nhớ lời họ nói là bạn cho phép họ gọi bạn là thằng ngốc. Vấn đề là ở chỗ đó. Cách giải quyết là nếu có ai đó gọi bạn là thằng ngốc, bạn đừng thèm để ý tới. Như vậy bạn không còn bận tâm, và dĩ nhiên bạn không có ngốc.

Tại sao chúng ta lại để cho người khác kiểm soát tâm hạnh phúc của chúng ta chớ hả?

 

42. Tự do 10 humility

Sự khiêm tốn là chìa khóa của thành công

 

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/p147a887/chuong-10-
  2. https://www.bps.lk/olib/bp/bp619s_Brahm_Opening-The-Doors-Of-Your-Heart.pdf
  3. Photo 2: https://www.azquotes.com/quote/603495
  4. Photo 3: https://in.pinterest.com/pin/158329743119624146/
  5. Photo 4: https://www.mentalolympian.com/a-complete-list-of-inspirational-ajahn-brahm-quotes/
  6. Photo 5: https://en.wikipedia.org/wiki/Cycle_rickshaw#/media/File:Cycle_Rickshaw_(29194653278).jpg
  7. Photo 6: https://vietstarusa.com/muon-cuoc-doi-thanh-than-hay-hoc-to-dong-pha-muon-phuc-tho-song-toan-hay-nhin-quach-tu-nghi-d18427.html
  8. Photo 7: https://www.privatefleet.com.au/blog/home/how-not-to-be-a-road-hog/
  9. Photo 8: https://www.amazon.com/VRINDAVANBAZAAR-COM-Krishna-mahamantra-Plate-Dimensions/dp/B07YDBQV9F
  10. Photo 9: https://www.psychologytoday.com/us/blog/acquired-spontaneity/201311/ego-mind-and-culture
  11. Photo 10: https://www.pinterest.com/pin/56154326590797703/

                                                                                        

 

Read 318 times

Tìm Bài - Search

Main Menu

Xem Nhiều Nhất - Most Read

05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe?  - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ 05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe? - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ Thursday, 12 August 2021 ... Kiều mạch ngày càng được biết đến là... More detail
[7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Thursday, 05 August 2021 Once a friend of mine and I agreed that it would be helpful for... More detail
[13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Friday, 13 August 2021 Head of Business College: "In teaching shorthand and typewriting,... More detail
06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên          The polarity Process: Energy and Form 06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên The polarity Process: Energy and Form Saturday, 20 November 2021 Theo Ths. BS Nguyễn Thị Tuyết Mai (Bác sĩ chuyên... More detail
25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ 25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ Wednesday, 24 November 2021 Right vision, or understanding: understanding that life always... More detail
0.png0.png1.png7.png7.png9.png0.png2.png
Today240
Yesterday401
This week1122
This month5684
Total177902

Visitor Info

  • Browser: Unknown
  • Browser Version:
  • Operating System: Unknown

Who Is Online

2
Online

2024-03-29