13. Chương 1 - Phần II - Minh Sát Tu Tập - Vipassanā Bhāvanā – Phần II - Thực Hành – Section II – Practice - Song ngữ

 

 Vipassanā Bhāvanā - Mind Development through Insight

Minh Sát Tu Tập

English: Achaan Naeb Mahaniranonda- Boonkanjanaram Meditation Center

Việt ngữ: Tỳ kheo Pháp Thông, Tỳ Kheo Thiện Minh

Compile: Nhóm Hoa Sen

13. Chương 1 - Phần II - Minh Sát Tu Tập - Vipassanā Bhāvanā – Phần II - Thực Hành – Section II – Practice - Song ngữ

 

13. Chương 1 Phần II 1

 

13. Chương 1 - Phần II - Minh Sát Tu Tập - Vipassanā Bhāvanā – Phần II - Thực Hành – Section II – Practice - Song ngữ

 

SECTION II PRACTICE

Phần II Thực Hành

 

13. Chương 1 Phần II 2

 

Photo 2: For long has this been cleaved to thus: this is mine, this is I; this is myself. (Samyutta-Nikaya, ii, 94)

 

For long has this been cleaved to thus: this is mine, this is I, this is myself. (Samyutta-Nikaya, ii, 94)

Ðã từ lâu người ta đã bám chặt vào những điều này: đây là tôi, đây là của tôi, đây là bản ngã tôi. -- (Tương Ưng bộ kinh, ii, 94)

 

The last night approaches for you, whether you are going or standing, sitting or lying. There is no time for you to be indolent.

(Khuddaka-Nikaya)

Ðêm cuối cùng đã đến gần với "hành giả", dù quý vị đang đi hoặc đang đứng, ngồi hoặc nằm. Không còn thời gian nữa cho quý vị dễ duôi. -- (Tiểu bộ kinh)

 

Death, disease, old age, these three approaches like huge fires. There is no strength to comfort them; there is no speed to run away.

(Khuddaka-Nikaya, xxvi, 334)

Lão, bệnh, tử, ba điều này đến gần giống như những đám cháy khổng lồ. Không có một sức mạnh nào có thể làm chúng bớt cơn thịnh nộ; không có một tốc độ nào để chạy thoát. -- (Tiểu bộ kinh, XXVI, 334)

 

2.1 PRACTICE SUMMARY

2.1 TÓM TẮT SỰ TU TẬP

 

2.1.1 Four Positions

2.1.1. Bốn oai nghi

 

We observe rupa and nama in the four positions: sitting, standing, walking, lying down.

Chúng ta quan sát Danh sắc ở 4 oai nghi: Ngồi, đứng, đi, nằm.

 

These are the basic or major positions as outlined in the Maha-satipatthana discourse. We begin with rupa only, because rupa is easier to see than nama. It is easier to see because 1) rupa is “gross” and nama subtle. 2) The 4 positions always exist. (Objects of nama―such as hearing, seeing ―only arise at certain times.) 3) It’s easier to see suffering in rupa than in other objects because when we observe the 4 positions, they can no longer hide the truth of suffering (see 1.11).

Ðây là 4 oai nghi chính được đề cập đến trong Kinh Ðại Niệm Xứ. Chúng ta chỉ bắt đầu với sắc pháp, bởi vì sắc pháp dễ dàng nhận thấy hơn danh pháp. Người ta dễ dàng thấy nó hơn bởi vì: 1) sắc pháp thì "thô" và danh pháp "vi tế" .2) 4 oai nghi luôn luôn hiện hữu. (Nhưng đối tượng của danh pháp - như nghe, thấy - chỉ phát sinh vào những giai đoạn nào đó. 3) Người ta dễ dàng thấy khổ trong sắc pháp, hơn bất cứ các đối tượng nào khác, bởi vì khi chúng ta quan sát 4 oai nghi chúng ta không thể còn che giấu được khổ đế (xem 1.11).

 

2.1.2 Tools We Observe With:

2.1.2. Chúng ta quan sát bằng những công cụ

 

  1. Atapi
  2. Sati
  3. Sampajanna
  4. Yoniso manasikara
  5. Sikkhati
  6. 1.Nhiệt tâm tinh cần - Atapi
  7. 2. Chánh niệm- Sati
    3. Tỉnh giác - Sampajana
    4. Khéo tác ý - Manasikara
    5. Quan sát - Sikkhati

 

Atapi is earnestness to destroy kilesa.

Sati is mindfulness in Satipatthana.

Sampajanna is clear comprehension which brings the wisdom to destroy moha, or wrong view.

Atapi là nhiệt tâm tinh cần, tiêu diệt phiền não.

Sati là chánh niệm trong tứ niệm xứ thân thọ tâm pháp.

Sampajana là tỉnh giác sâu sắc đem lại trí tuệ để tiêu diệt si mê, hoặc tà kiến.

Ba loại danh pháp này (hoặc Yoki), [1] quan sát 4 oai nghi.

 

These three types of nama (or “yoki”) [1] observe the positions:

Ba loại danh pháp này (hoặc Yoki), [1] quan sát 4 oai nghi.

 

1) Atapi. Without earnestness you can’t realize the whole sitting rupa. When, for example, wandering mind (foong) takes you out of the present moment, earnestness used with sati and sampajanna brings you back.

  1. Atapi. Không có sự tinh tấn hành giả không thể nhận thức được oai nghi ngồi: Ví dụ khi tâm vẩn vơ (phóng dật) đưa hành giả ra khỏi khoảnh khắc hiện tại, sự tinh tấn được kết hợp với chánh niệm và tỉnh giác đưa hành giả trở lại chánh niệm.

 

2) Sati realizes the way you sit ―the position.

3) Sampajanna knows the whole posture is sitting rupa.

  1. Sati nhận biết tính cách hành giả ngồi - oai nghi.
  2. Sampajana biết rõ toàn bộ tư thế là "oai nghi ngồi".

 

4) Yoniso-manasikara means to fix one’s attention on something with right understanding as to the reason for any action, or as to the true state of the nature of sitting rupa, etc. “Yoniso” reminds you that when you are eating, bathing, going to the toilet, or doing other tasks, you are doing this to cure suffering, not seek pleasure. Also, “yoniso” reminds you that the position is being changed to cure suffering.

  1. Tác ý - Manasikara có nghĩa chú tâm vào một điều gì với sự hiểu biết đúng đắn (chánh kiến) về lý do với bất cứ hành động nào, hoặc về "quy luật tự nhiên hoặc chân lý tuyệt đối" của "oai nghi ngồi", v.v... "Tác ý" nhắc nhở hành giả rằng khi hành giả đang ăn, đang tắm, đi tiêu tiểu, hoặc làm những công việc, hành giả đang làm công việc này để chữa trị sự đau khổ, chứ không tìm khoái lạc. "Tác ý" cũng nhắc nhở hành giả rằng tư thế đang được thay đổi để chữa trị sự đau khổ.

 

5) Sikkhati is observing. It tells you when the practice is not being done right. Sikkhati knows when the present moment has been left.

  1. Sikkhati là sự quan sát. Nó bảo cho hành giả khi sự tu tập không được thực hiện đúng. Sikkhati biết khi hành giả xa rời khoảnh khắc hiện tại.

 

[1] The term “yoki” is short for yogavacara. Although it would normally be spelled “yogi”, it is spelled with a “k” because it conflicts with “yogi”, meaning practitioner.

 

 

2.1.3 The Middle Way (Majjhima-Patipata)

2.1.3. Con đường Trung Ðạo (Majjhima-Patipada)

 

13. Chương 1 Phần II 3

 

  Photo 3: Không rơi vào hai cực đoan: dục lạc và khổ hạnh là rung Đạo. The Middle Way destroys or eliminates like or dislike.

 

The Middle Way destroys or eliminates like or dislike, attachment or aversion, and is important in this practice. If you have sati and sampajanna in the present moment, then like or dislike (abhijjha and domanassa) cannot occur.

Con đường "Trung Ðạo" tiêu diệt hoặc đoạn trừ sự ham muốn hoặc không ham muốn, chấp thủ hoặc ác cảm là điều quan trọng trong sự tu tập này. Nếu hành giả có chánh niệm và tỉnh giác trong khoảnh khắc hiện tại, như vậy không thể xuất hiện sự thích hay không thích (abhijjhā và domanassa).

 

That is why we:

Cho nên chúng ta:

 

1) Cure suffering whenever it occurs by changing position, because suffering forces rupa to change. Here, you have to have good “yoniso” to prevent defilement from entering. So, you have to have good yoniso when you change position, and good sikkhati so you will notice if kilesa is there. For example, when we sit and suffering occurs a little bit, we don’t like the position (feel aversion) and want to change to a new position because of desire. We should change position only if suffering forces us to.

  1. Hãy chữa trị sự đau khổ bất cứ khi nào nó xảy ra bởi sự thay đổi oai nghi, bởi vì khổ buộc sắc pháp thay đổi. Ở đây, hành giả phải có "khéo tác ý " tốt để ngăn chặn phiền não xâm nhập. Như vậy hành giả phải có "khéo tác ý" tốt khi hành giả thay đổi tư thế, và có "quan sát" tốt, như vậy hành giả sẽ lưu ý nếu phiền não ở đó. Ví dụ, khi chúng ta ngồi và sự đau đớn xảy ra một chút, chúng ta không thích oai nghi (cảm thấy khó chịu, bực bội) và muốn thay đổi oai nghi mới bởi vì ham muốn. Chúng chỉ nên đổi oai nghi nếu như sự đau khổ buộc chúng ta.

 

We don’t sit through pain because this creates kilesa, the wrong view that self can control pain. (Actually, nama and rupa are out of control; they are anatta.) Also, some yogis will try to sit longer and sit through pain in order to see dukkha. But that dukkha is not real, because it is artificially created. Some practitioners try to sit longer to have more samadhi because they think panna will occur, but this only creates kilesa. Remember, vipassana is training the mind, not the body. If the mind is wrong, the body is wrong. For example, if the mind thinks that sitting in the lotus position is helpful to see sabhava―the mind will put the body in the lotus position.

Chúng ta không ngồi suốt cơn đau bởi điều này tạo phiền não, người tà kiến cho rằng ngã có thể kiểm soát cơn đau (Thực tế, danh và sắc là không thể kiểm soát được. Chúng thì vô ngã). Một số hành giả (Yogis) sẽ cố gắng ngồi lâu hơn và ngồi suốt cơn đau để thấy khổ. Nhưng khổ đó không thật, bởi vì nó được tạo nên một cách giả tạo. Một số hành giả cố gắng ngồi lâu hơn để có nhiều định hơn bởi vì họ cho rằng trí tuệ sẽ xuất hiện; nhưng điều này chỉ tạo ra phiền não. Hãy nhớ rằng, thiền quán đang luyện tâm chứ không phải thân. Nếu tâm sai thì thân sai. Ví dụ, nếu tâm nghĩ rằng sự ngồi ở oai nghi hoa sen là ích lợi để thấy được sabhava - tâm sẽ đặt thân vào tư thế hoa sen.

 

2) Don’t seek peace or happiness in any position. Don’t feel that one position is better than another, because every position is insubstantial: anicca, dukkha, anatta.

  1. Ðừng tìm kiếm sự an lạc hoặc hạnh phúc ở bất cứ tư thế nào. Ðừng cảm thấy rằng tư thế này tốt hơn tư thế khác; bởi vì mọi tư thế không vững chắc: vô thường, khổ đau và vô ngã.

 

3) Don’t seek tranquillity (samadhi) in meditation. Tranquillity will lead us to believe there is a self in control and it can lead us to peace and happiness. But there is no happiness, only freedom from suffering, and we can’t realize this without suffering. Dukkha sacca (the truth of suffering) is a fact of Buddhist teaching, but there is no “sukha sacca” ―or Noble Truth of happiness; because sukha is impermanent and becomes dukkha.

  1. Ðừng tìm kiếm định đang khi hành thiền. Ðịnh sẽ dẫn chúng ta đến niềm tin rằng có kiểm soát được cái ngã thì mới có thể dẫn chúng ta đến an lạc và hạnh phúc. Nhưng không có hạnh phúc, cho có sự giải thoát khỏi sự khổ, và chúng ta không thể nhận thức điều này mà không có khổ. Khổ đế (dukkha Sacca) là một sự kiện của giáo pháp Ðức Phật, nhưng không có hạnh phúc thật "sukha sacca”; bởi vì hạnh phúc là vô thường và trở thành khổ.

 

4) Don’t practice to realize attainment, enlightenment, or insight. Just practice according to the correct principles of Satipatthana. Even if one wants to reach

Nibbana or bean arahant one must extinguish that desire. If this is not done, nibbana cannot be reached.

  1. Ðừng tu tập để nhận thức đạo quả, giác ngộ hoặc tuệ giác. Chỉ tu tập đúng theo những nguyên tắc của Tứ Niệm Xứ. Mặc dù nếu một người muốn đạt được Níp Bàn hoặc thành A La hán phải đập tắt lòng ham muốn này. Nếu không thực hiện được điều này người ta không thể đạt được Níp Bàn.

 

5) Don’t practice with the idea that you will become a teacher. This will cause desire and prevent wisdom from arising. The only goal in practice is to end suffering.

  1. Ðừng tu tập với tư tưởng là hành giả sẽ trở thành một Thiền sư. Ðiều này sẽ gây ra tham ái và ngăn chặn trí tuệ phát sinh. Mục đích duy nhất trong sự tu tập là diệt khổ.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/images/file/Ek9kQjfF1wgQANp7/minhsattutap.pdf
  2. https://www.vipassanadhura.com/PDF/vipassanabhavana.pdf
  3. https://www.budsas.org/uni/u-gtmst/gtmst-11.htm
  4. https://theravada.vn/minh-sat-tu-tap-phan-ii-chuong-i-phap-hanh-tom-tat/
  5. Photo 2: http://evdhamma.org/index.php/sutras/agama/samyutta/tuongung-i-v/item/727-chuong12c-t-p2
  6. Photo 3: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1128-huong-niem-vui-do-trung-dao-song-ngu
Read 515 times

Tìm Bài - Search

Main Menu

Xem Nhiều Nhất - Most Read

05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe?  - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ 05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe? - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ Thursday, 12 August 2021 ... Kiều mạch ngày càng được biết đến là... More detail
[7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Thursday, 05 August 2021 Once a friend of mine and I agreed that it would be helpful for... More detail
[13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Friday, 13 August 2021 Head of Business College: "In teaching shorthand and typewriting,... More detail
06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên          The polarity Process: Energy and Form 06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên The polarity Process: Energy and Form Saturday, 20 November 2021 Theo Ths. BS Nguyễn Thị Tuyết Mai (Bác sĩ chuyên... More detail
25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ 25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ Wednesday, 24 November 2021 Right vision, or understanding: understanding that life always... More detail
0.png0.png1.png8.png2.png7.png0.png9.png
Today185
Yesterday501
This week1753
This month4224
Total182709

Visitor Info

  • Browser: Unknown
  • Browser Version:
  • Operating System: Unknown

Who Is Online

2
Online

2024-04-20