03. Tứ Diệu Đế - Four Noble Truths – Thiền Vipassana - Song ngữ

09 August 2021

 

The Experience Of Insight

A Simple and Direct Guide to Buddhist Meditation

Ba Mươi Ngày Thiền Quán - Kim Chỉ Nam Thiền Vipassana

English: Joseph Goldstein

Việt ngữ: Nguyễn Duy Nhiên - Nhà xuất bản: Sinh Thức

Compile: Nhóm Hoa Sen

03. Tứ Diệu Đế - Four Noble Truths – Thiền Vipassana - Song ngữ

 

03. Joseph 1

 

03. Tứ Diệu Đế - Four Noble Truths – Thiền Vipassana - Song ngữ

 

17. Fourteenth Evening 2

 

There is so much suffering in the world. Every day there are millions of people who do not have enough to eat, suffering the pains of hunger. There are millions of people in the world who don’t have enough clothes or shelter, experiencing the pain of cold, rain, and heat. There are so many millions who are suffering the pain of disease, even when the remedy is known, because they are unable to get any kind of treatment. There is the suffering of birth. The pain of the mother. Even more pain for the child being born, forced through a narrow opening, feeling the abrasive elements of the external world. The body gets diseased, it gets sick, it gets old and decrepit. The pain of death.

Trên thế giới này đầy dẫy những khổ đau. Mỗi ngày có hằng triệu người không đủ thực phẩm để nuôi thân, phải chịu đựng những cơn đói. Có hằng triệu người không đủ quần áo, nhà cửa che thân, sống dưới những cơn mưa lạnh hoặc những ngày nắng cháy da. Lại có hằng triệu người phải gánh chịu những cơn đau gây ra do bệnh tật, mặc dù đã có phương pháp trị liệu, nhưng họ vẫn không có được một phương tiện chữa trị nào. Sự khổ đau trong việc sanh sản. Cái đau của người mẹ. Và hơn nữa, cái đau của người con khi được sanh ra, bị đẩy qua người mẹ, ra thế giới bên ngoài đầy những yếu tố va chạm, xây xát. Tấm thân nhuốm bệnh, già yếu và suy nhược, sự khổ đau của cái chết.

 

There are so many beings in the world helpless in the hands of enemies, in the hands of people who want to do them harm. In so many countries prisoners are right now being brutalized. There is the violence of war. Men and women with feelings just like our own, helpless in the face of pain, unable to do anything about it. How many times have we been in that very same situation, and how many times will we be there in future wanderings. One little turn of the karmic wheel and we again are those people. In having this physical body of ours, there is such potential for suffering. How many times have we experience it, and how often will we continue to do so?

Có biết bao nhiêu người trên thế giới này đang sống bất lực trong tay kẻ thù, trong tay những người muốn giết hại họ. Trong nhiều quốc gia trên thế giới ngay giờ phút này có những tù nhân đang bị tra tấn, đánh đập. Rồi còn sự tàn bạo của chiến tranh. Những con người có tình cảm giống như chúng ta, bất lực khi đối mặt khổ đau, họ không thể làm gì khác hơn được. Có biết bao nhiêu lần ta phải đối diện với những hoàn cảnh giống như thế, và trong tương lai sẽ còn biết bao nhiêu lần nữa. Chỉ cần một chuyển động nhẹ của bánh xe nghiệp quả là ta có thể trở thành những con người đó. Mang tấm thân này là ta mang trên người bao cơ hội để khổ đau. Ðã bao lần ta kinh nghiệm chúng, và sẽ còn bao nhiêu lần nữa trong tương lai.

 

The material elements of our bodies are called the four great primary elements. They ‘recalled great because of their destructive power. These same four elements which constitute our body are those which constitute the earth and the sun, the planets and stars. It is these very elements, experienced in the body, which in following their natural laws are responsible for the creation and destruction of whole solar systems and galaxies.

Những yếu tố vật chất trong thân ta được gọi là Tứ đại. Chúng được gọi là "đại", có nghĩa là lớn, vì năng lực tàn hoại của chúng. Bốn yếu tố cấu tạo nên thân ta cũng chính là bốn yếu tố cấu tạo nên quả đất này, mặt trời, các hành tinh, và những vì tinh tú trong vũ trụ. Chính bốn yếu tố này mà ta đang kinh nghiệm trong thân, chúng hoạt động theo một định luật tự nhiên, cũng là nguyên nhân tạo dựng và tan rã của những thái dương hệ hoặc các dãy ngân hà.

 

The power of these elements is enormous. For a very short period of time the elements are in some kind of balance. So we forget, not realizing the tremendous destructive power inherent in them, until, following their own nature, they begin to get out of balance and cause decay, the dissolution of the body, great pain and death.

Năng lượng của chúng rất là vĩ đại. Trong một thời gian ngắn ngủi, tứ đại hòa hợp với nhau. Sự hòa hợp tạm bợ này làm ta quên đi bản chất tàn hoại của chúng, cho đến khi chúng biến đổi theo định luật tự nhiên, trở nên mất thăng bằng và khiến sự tàn hoại, tan rã của thân thể, đau khổ và chết.

 

17. Fourteenth Evening 3

 

We are like children playing in a house being consumed by fire. Children playing with toys, taking delight in momentary pleasures, completely unaware of the fire raging all around. But heaven is kind because it sends messengers to tell of the danger, to point out the pain and suffering which is on all sides:

Chúng ta như những đứa trẻ con vui chơi trong một căn nhà đang bị cháy. Những đứa trẻ con đang mãi mê chơi đùa, ham mê nhũng thú vui tạm bợ, hoàn toàn quên đi chung quanh mình lửa đang bừng bừng thiêu đốt. Nhưng trời đất vẫn còn lòng nhân từ, đã sai sứ giả đến báo trước những nguy hiểm, những khổ đau đang hiện diện trong mọi khía cạnh.

 

17. Fourteenth Evening 4

 

Did you never see in the world a man or a woman 80, 90, or 100 years old, frail, crooked as a gabled roof, bent down, resting on crutches, tottering steps, infirm, youth long since fled, with broken teeth, gray and scanty hair, or none, and does the thought never come to you that you, too, are subject to decay? That you, too, cannot escape it?

- Ngươi có thấy trong cuộc đời này có những ông lão, bà lão 80, 90 hay 100 tuổi, yếu đuối, cong vòng như mái nhà, cúi xuống vịn người trên chiếc gậy, chập chững bước, suy nhược, tuổi trẻ đã mất lâu rồi, với răng rụng, tóc bạc thưa. Và có bao giờ ngươi nghĩ rằng, rồi một ngày, mình cũng sẽ bị tàn tạ như vậy? Ngay chính cả ngươi cũng sẽ không thể nào trốn tránh khỏi.

 

Did you never see in the world a man or a woman sick, afflicted and grievously ill, wallowing in his own filth, lifted up by some, put to bed by others, and did the thought never come to you that you, too, are subject to sickness? That you, too, cannot escape it?

- Ngươi có thấy trong cuộc đời này có những người đàn ông, đàn bà bệnh hoạn, đau khổ vì các chứng bệnh nan y, nằm trên những xú uế của chính mình, phải nhờ người này đỡ ngồi dậy, nhờ người kia đặt xuống giường. Và có bao giờ ngươi nghĩ rằng, rồi một ngày mình cũng sẽ bị bệnh hoạn như vậy? Ngay cả chính ngươi cũng không thể nào thoát khỏi?

 

Did you never see in the world the corpse of a man, one, two, or three days after death, swollen up, blue-black in color, and full of corruption and did the thought never come to you that you, too, are subject to death? That you, too, cannot escape it?

- Ngươi có bao giờ thấy trên cõi đời này, thây ma của một người, một, hai hoặc ba ngày sau khi chết, xình lên, màu bầm tím, hôi thúi. Và có bao giờ ngươi nghĩ rằng, một ngày nào đó mình cũng sẽ bị cái chết tìm đến. Ngay cả chính ngươi cũng không thể nào thoát khỏi?

 

We, too, are subject to exactly these same things. Death is not for some while sparing others. It is the end for us all. There is no escape from this fact.

Chúng ta cũng thế, đều bị chi phối bởi những sự ấy. Cái chết không chừa bất cứ một ai. Nó là sự chấm dứt của tất cả. Không ai có thể trốn tránh sự thật này.

 

There is the pain of mind. Depression. Despair. Anxiety. Worry. Anger. Hatred. Fear. Lust. Grief. How long will we remain ensnared in this long round of rebirths, hurrying on, driven by ignorance and craving? The pain of this endlessness, every morning to awaken to colors and smells, sounds and sensations, thoughts, in endless repetition. We go through the day, and to sleep, and we wake to the same colors and sounds and smells and tastes and sensations and thoughts, over and over again.

Rồi còn những nỗi đau của tâm. Buồn khổ, thất vọng, lo âu, hồi họp, tức giận, căm hờn, sợ hãi, ái dục, chán nản. Chúng ta còn phải chịu vướng trong cái bẫy xập của sanh tử luân hồi, lôi kéo bởi tham dục và si mê trong bao lâu nữa? Nỗi khổ của sự bất tận này, mỗi sáng thức dậy với những màu sắc và mùi vị, âm thanh và cảm giác, ý nghĩ lập đi lập lại vô tận. Chúng ta sống một ngày, qua một giấc ngũ, rồi lại thức dậy với cũng bấy nhiêu màu sắc, mùi vị, âm thanh, cảm giác và ý nghĩ, trở đi, trở lại không dứt.

 

“Inconceivable is the beginning of this samsara. Not to be discovered is the first beginning of beings who, obstructed by ignorance and ensnared by craving, are hurrying and hastening through this round of rebirths. Which do you think is more, the flood of tears which, weeping and wailing, you have shed upon this long way, hurrying and hastening through this round of rebirths, united with the undesired, separated from the desired, this—or the waters of the four great oceans? Long have you suffered the deaths of fathers and mothers and sons and daughters, brothers and sisters, and while you were thus suffering, you have shed more tears upon this long way than there is water in the four great oceans. And, thus, have you long undergone suffering, undergone torment, undergone misfortune, and filled the graveyards full. Long enough to be dissatisfied with all forms of existence, long enough to turn away and to free yourselves from them all.”

 

Like children playing with toys in a burning house, we do not like to look at the pain and suffering in our lives. We put the old and sick away in homes so we don’t have to see their sorrow. We chase beggars off the street so we don’t see the affliction of poverty. We dress up corpses as if they were going to a party, never confronting the face of death. The first noble truth of the Buddha’s enlightenment is the truth of suffering. It does no good to pretend that it does not exist. No matter how we obscure it, the body is going to get old and diseased. It is going to die. No matter how many distractions we are entertained with, there will be anger and ill will and frustration and anxiety and tension. We burn with anger, burn with desire. The first noble truth, the truth of suffering.

Cũng giống như những đứa trẻ con mê chơi trong căn nhà lửa, chúng ta không chịu mở mắt nhìn những nỗi đau trong cuộc sống của mình. Chúngta đi nhốt những người già, người bệnh vào nhà thương, viện dưỡng lão để ta khỏi phải chứng kiến những nỗi sầu khổ của họ. Chúng ta đuổi những kẻ ăn mày ra khỏi đường phố của mình, để ta khỏi thấy những nhục nhằn của nghèo khổ. Chúng ta chưng diện cho những thây ma để che dấu đi cái chết. Chân lý đầu tiên của đức Phật là sự khổ. Dù chúng ta có chối bỏ đến đâu đi nữa, thân này rồi một ngày sẽ già và bệnh hoạn. Nó sẽ chết, dù ta có tìm quên lãng trong những thú vui bao nhiêu đi chăng nữa, thì sự có mặt củagiận hờn, thù ghét, lo âu, bối rối và căng thẳng vẫn còn tồn tại. Chúng ta bị thiêu đốt trong ngọn lửa tham sân. Chân lý đầu tiên, sự thật của đau khổ.

 

The Buddha did not stop there. He pointed out the truth of suffering and also explained the causes. What is it that binds us to this wheel of sorrow? The Buddha saw that the bondage is in our own minds, it is the bondage of attachment. We are on this wheel of pain because we cling to it, and we cling to it out of ignorance.

Ðức Phật không dừng lại ở đó. Sau khi chỉ cho ta thấy sự thật khổ đau, ngài giải thích cho ta nghe vềnguyên nhân của chúng. Cái gì đã trói cột chúng ta vào vòng bánh xe khổ lụy này? Ðức Phật thấy rằng sự trói buộc ấy nằm ngay nơi trong tâm của mỗi người chúng ta, chúng ta bị trói buộc vì lòng ái dục. Chúng ta lăn theo bánh xe khổ đau vì ta đeo theo nó, và chúng ta bám đeo theo nó cũng chỉ vì vô minh của mình.

 

There are four great attachments which keep us bound to the wheel. The first of these is our attachment to sense pleasures. Always seeking pleasant sounds and sights, agreeable smells, delicious tastes, and pleasant sensations of the body. The endless seeking of momentary, fragmentary pleasures. We are attracted to them as if they will solve our problems, as if they will bring an end to suffering. We live our lives waiting for the next two-week vacation, the next relationship, some new object to “own”: waiting with desire for some new happiness always just out of reach.

Có bốn sự si mê lớn là nguyên nhân chánh hằng trói cột chúng ta vào vòng bánh xe khổ đau. Mối đam mê đầu tiên là sắc dục. Sắc dục khiến ta lúc nào cũng đi tìm những âm thanh và hình ảnh dễ chịu, những mùi vị ưa thích, những cảm giác êm ái của thân thể. Chúng ta cứ mãi mê đi tìm những thú vui tạm bợ, mỏng manh. Ta đeo đuổi chúng như là như chúng có thể giải quyết những khó khăn của mình, như là chúng có thể đem đến sự chấm dứt khổ đau. Chúng ta sống đời mình trong sự mong đợi hai tuần nghĩ hè sắp tới, một liên hệ tình cảm kế tiếp, một cái gì đó để chiếm hữu: lúc nào cũng chờ đợi ở một hạnh phúc nào đó trong tương lai, ngoài tầm tay với.

 

There is a story about the Mulla Nazruddin, a famous Sufi teaching figure. One day he went to the market place and saw a big bushel of hot chilly peppers on sale. He bought them, returned home, and began to eat. A little while later his disciples came and saw the Mulla with tears streaming down his face, his mouth and tongue burning.

Có một câu chuyện về Mulla Nazrudin, ông là một tu sĩ nổi danh của Hồi giáo. Một hôm ông đi xuống chợ và thấy một thúng ớt cay bán hạ giá. Ông mua hết cả thúng, đem về nhà, và bắt đầu ngồi ăn. Những đệ tử của ông nhìn thấy ông mặt mày đỏ ké, nước mắt tuôn chảy, miệng lưỡi bị nóng phỏng, bèn kêu lên:

 

17. Fourteenth Evening 5

 

“Mulla, Mulla, why do you go on eating them?”

As he reached for another, Nazruddin replied,

“I keep waiting for a sweet one.”

-Thầy ơi, tại sao khổ như thế mà thầy lại cứ ngồi ăn hoài vậy?

Nazrudin lấy tay bốc thêm một trái ớt bỏ vào miệng rồi đáp:

-Ta hy vọng rồi sẽ có một trái ớt ngọt!

 

17. Fourteenth Evening 6

 

The second great attachment is to our own opinions and views. We have so many opinions about things, so many preconceptions. Attachment to view is such a great bondage. It keeps us from seeing how things are; it filters reality through the colored glasses of our own particular conditioning. A great meditation master from Thailand when asked what was the greatest hindrance his students had, answered, “Opinions, views and ideas about all things. About themselves, about practice, about the teachings of the Buddha. Their minds are filled with opinions about things. They are too clever to listen to others. It is like water in a cup. If the cup is filled with dirty, stale water, it is useless. Only after the old water is thrown out can the cup become useful. You must empty your minds of opinions, then you will see.”

Mối si mê thứ hai là sự cố chấp vào ý kiến và quan điểm của mình. Chúng ta có rất nhiều ý kiến về những sự việc chung quanh, biết bao nhiêu là thành kiến. Cố chấp vào quan điểm của mình là một trở ngại rất to tát. Nó ngăn chận không cho ta nhìn thấy chân tướng của sự vật, nó như là một lăng kính màu làm sai đi sự thật qua những thành kiến cá nhân của mình. Một thiền sư Thái Lan khi được hỏi, những học trò của ông bị trở ngại nào lớn nhất, ông đáp: "Ý kiến, quan điểm, ý niệm về mọi việc. Về chính họ, về phương pháp tu tập, về giáo lý của đức Phật. Ðầu óc họ lúc nào cũng đầy dẫy những ý kiến. Họ cho mình là khôn khéo nên không thèm lắng nghe ai nữa hết. Cũng giống như một tách nước vậy. Nếu tách ấy chứa đầy nước dơ, bẩn đục thì cũng chỉ là vô dụng. Chỉ khi nào đổ đi nước cũ thì ta mới có thể sử dụng tách ấy lại được. Các ông phải bỏ qua một bên những ý kiến của mình chừng đó mới có thể thấy được”.

 

17. Fourteenth Evening 7

 

In the Sutra of the Third Zen Patriarch, it says, “Do not seek the truth. Only cease to cherish opinions.” If we let go of this attachment, the whole Dharma will be revealed. Everything will be there. We have to let go of our preconceived ideas of how things are, of how we would like things to be. Letting go of the attachment to our cherished opinions. This is the second of the great bonds which keeps us going around on the wheel of samsara, the wheel of suffering.

Vị tổ thiền tông thứ ba ở Trung Hoa là Tăng Xáng, có viết: "Ðừng đi tìm kiếm chân lý. Hãy thôi nâng niu những ý kiến của mình". Nếu chúng ta dẹp được mối si mê này, cà giáo pháp sẽ phô bày. Mọi hiện hữu sẽ có mặt. Chúng ta cần phải buông bỏ những thành kiến có sẵn của mình về bản chất của sự vật, và những mơ ước của mình về chúng. Buông bỏ mọi cố chấp vào những ý kiến đáng yêu của mình. Ðây chính là mối ràng buộc lớn thứ hai, đã giữ chúng ta trong vòng bánh xe luân hồi, bánh xe của khổ đau.

 

17. Fourteenth Evening 8

 

The third kind of attachment is to different rites and rituals: thinking that if a stick of incense is lit or a candle placed on an altar everything will be fine. All the practices people do, all the ceremonies, in the hope that lighting a candle or a stick of incense or saying some kind of prayer or mantra will bring this suffering to an end. Even attachment to practice, becoming spiritually self-righteous, or any kind of spiritual materialism is a fetter. These attachments are a great bondage.

Sự si mê thứ ba là cố chấp vào các lễ nghi và hình thức: cho rằng chỉ cần thắp một nén nhang hay đốt một ngọn nến đặt trên bàn thờ là mọi việc sẽ trở nên suôn sẻ. Những phưong pháp tu tập, các nghi lễ đều được thức hành với hy vọng rằng đốt một nén hương, một ngọn nến, đọc một bài kinh, một câu thần chú sẽ có khả năng làm chấm dứt được khổ đau này. Ngay chính việc cố chấp vào những pháp tu, cố gắng trở nên đạo đức, hay bất cứ một hình thức tâm linh duy vật nào cũng đều là những sợi dây xích trói ta.

 

17. Fourteenth Evening 9

 

The fourth of the bonds and the most subtle, the most deeply conditioned, is our attachment to the belief in self, in I, in me, in mine. The belief that there is some permanent entity in the mind-body which is experiencing all of this. Because of this belief, and to satisfy the I, the self, we get involved in all kinds of unwholesome actions, all kinds of greed and hatred, all kinds of delusion, for the gratification of the self, which isn’t even there. Our attachment to the concept of self is so great that everything we do revolves about it, tying the bonds even tighter to this mass of pain.

Si mê thứ tư và cũng rất kín đáo và sâu xa là sự chấp ngã, chấp có một cái ta riêng biệt cùng những sở hữu của nó. Tin tưởng rằng có một tự thể thường hằng trong thân tâm để kinh nghiệm những gì đang xảy ra, Cũng bởi vì tin tưởng này, mà chúng ta đã lao đầu vào những hành động bất thiện, đủ mọi tham, sân, si chỉ để cố thỏa mãn cái ta này, một cái ta mà không hề có thật. Cái chấp ngã này rất là sâu đậm, mọi hành động của ta đều xoay vần chung quanh nó, càng lúc càng buộc chặt ta vào một khối khổ đau.

 

The second noble truth of the Buddha’s enlightenment is the cause of suffering: desire and attachment. Desire for sense pleasure, cherishing views and opinions, the belief that rites, rituals and ceremonies are going to bring a relief to suffering, and the very strong attachment we have to the concept of self, of I. No one makes us hold on. There is no force or power outside of ourselves which keeps us bound to the wheel of life and death. It is just the clinging in our own minds.

Chân lý thứ hai của đức Phật là nguyên nhân của khổ đau: lòng ái dục. Ðam mê sắc dục, cố chấp vào quan điểm và ý kiến của mình, mê tín tin rằng những lễ nghi, hình thức bên ngoài có khả năng diệt được khổ đau, và nhất là cố chấp vào một cái tôi thường hằng, bất biến. Không một ai bắt ta phải cố chấp. Không có một quyền lực nào bên ngoài chúng ta giữ ta trong vòng sanh tử luân hồi. Chỉ có mỗi sự cố chấp, luyến ái trong tâm mình là có thể làm được chuyện đó mà thôi.

 

17. Fourteenth Evening 10

 

There is a kind of monkey trap in Asia. A coconut is hollowed out and attached by a rope to a tree or stake in the ground. At the bottom of the coconut a small slit is made and some sweet food is placed inside. The hole on the bottom is just big enough for the monkey to slide in his open hand, but does not allow for a closed fist to pass out. The monkey smells the sweets, reaches in with his hand to grasp the food and is then unable to withdraw it. The clenched fist won’t pass through the opening. When the hunters come, the monkey becomes frantic but cannot get away. There is no one keeping that monkey captive, except the force of his own attachment. All that he has to do it open his hand. But so strong is the force of greed in the mind that it is a rare monkey which can let go. It is the desires and clinging in our own minds which keep us trapped. All we need do is open our hands, let go of ourselves, our attachments, and be free.

Ở Á Châu người ta có một cái bẫy dùng để bắt khỉ, rất là đặc biệt. Một trái dừa được khoét rỗng ở bên trong, cột vào một sợi dây hay là cắm vào một cái cây cột đóng trên mặt đất. Phía dưới trái dừa, người ta đục một lỗ nhỏ và bỏ vào phía trong một thứ đồ ăn có chất ngọt. Cái lỗ ấy được khoét rộng vừa đủ để cho con khỉ có thể đút tay vào nếu bàn tay mó mở, nhưng nếu nó nắm tay lại, bàn tay sẽ không thể nào qua lọt. Con khỉ đánh hơi được mùi ngọt sẽ tìm tới, nó sẽ đút tay vào để bốc thức ăn rồi không lấy tay ra được. Bàn tay nắm chặt sẽ không thoát qua khỏi lỗ hổng ấy. Khi người thợ săn đến, con khỉ sẽ trở nên quýnh quáng nhưng không cách nào chạy đi đâu được. Nhưng không có ai bắt giữ nó ở đó, ngoại trừ lòng tham dục của chính nó. Muốn thoát đi nó chỉ cần giản dị mở rộng bàn tay ra. Nhưng vì lòng tham dục quá mạnh, nên hiếm khi có một con khỉ nào có thể thoát đi được. Chính vì lòng tham dục và quyến luyến trong tâm đã giữ chúng ta trong bẫy sanh tử này. Chúng ta chỉ cần mở bàn tay mình ra, buông bỏ những cố chấp, những tham muốn là có thể bước đi trong tự do.

 

17. Fourteenth Evening 11

 

The third noble truth of the Buddha’s enlightenment is the end of suffering, the end of pain. Nirvana is the state beyond the mind-body process, not subject to all the suffering which is inherent in it. Freedom. Peace. Calm. Cool. Release. A putting down of the burden.

Chân lý thứ ba của đức Phật là sự chấm dứt của khổ đau. Niết bàn là một trạng thái thoát ra ngoài tiến trình thân tâm, không còn bị chi phối, ảnh hưởng bởi bản chất khổ đau của chúng. Tự tại, an lạc, thanh tịnh, tươi mát, buông xả. Như là bỏ xuống một gánh nặng trên vai.

 

Nirvana is of two kinds. The first is momentary nirvana, freedom from defilement, freedom from greed, hatred and delusion, a putting out of these fires in the mind moment to moment. Every moment of freedom from defilements is a moment of coolness and peace. The other meaning of nirvana is the state beyond the process altogether, the ending of the burden of suffering, the quenching of the fire.

Niết bàn có hai loại: Loại thứ nhất là niết bàn nhất thời, tức là sự tự tại của một tâm thức không bị chi phối bởi tham, sân, si trong từng giây, từng phút. Mỗi giây phút không bị ảnh hưởng bởi những sự bất thiện là một giây phút của tươi mát và an lạc. Còn loại niết bàn thứ nhì là một trạng thái thoát ra ngoài mọi tiến trình, sự chấm dứt hoàn toàn của khổ đau, dập tắt hẳn đi ngọn lửa đang thiêu đốt. 

 

An example is given of beings who live in a very barren desert. There is little water, not enough food, and no protection from the blazing sun. Because that’s all those people know, they take it to be a satisfactory place to live. But then one of them travels to a land where there is coolness and abundance, where there is water, food and shelter, and he realizes the impoverished conditions, the suffering of the place in which he formerly lived. In comparison to the peace and stillness and silence of nirvana, the endless mind-body process, the endless arising and passing away is such a great burden, such a great suffering. The third noble truth is the experience indicated by the Buddha when he said that there is no higher happiness than peace.

Thí dụ như có những người đang sống trên một vùng sa mạc khô cằn. Nước rất hiếm, thực phẩm không có đủ, và không có gì để bảo vệ họ khỏi ánh nắng thiêu đốt của mặt trời. Nhưng những người ấy đã quen sống trong hoàn cảnh ấy từ thuở nhỏ, cha ông của họ cũng đều như vậy, nên họ cho đó là tự nhiên và lấy đó làm hài lòng. Cho đến một ngày kia, có một người trong bọn họ đi đến một nơi có thời tiết mát mẻ, thực phẩm đầy đủ, đến chứng ấy anh ta mới ý thức đến những điều kiện và hoàn cảnh bất lợi, cực khổ mà anh đã từng phải chịu đựng. So với sự an lạc, tươi mát và thinh lặng của Niết bàn thì những tiến trình dài vô tận của thân tâm, sự sanh diệt không ngừng là một gánh nặng to lớn, một khổ đau vĩ đại. Chân lý thứ ba là sự an lạc mà đức Phật đã nói rằng trên đời này không còn gì là hạnh phúc hơn.

 

17. Fourteenth Evening 12

 

The Buddha also pointed out the way to this experience. It is not a mysterious teaching reserved for just a few. The fourth noble truth of the Buddha’s teachings is the noble eightfold path, how to put down the burden.

Ðức Phật cũng đã chỉ cho chúng ta con đường để đi đến sự an lạc này. Ðây không phải là một giáo lý bí mật chỉ để dành cho một số người. Chân lý thứ tư là Bát chánh đạo, một phương pháp để cởi bỏ gánh nặng của mình.

 

17. Fourteenth Evening 13

 

It is not an extreme path. It does not involve great self-torture. It does not involve going off to a cave. It is neither self-mortification, nor over-indulgence in the sense pleasures which keep us bound. It is the middle path. To be aware. Aware of how things are happening. To be wakeful and balanced. To be mindful. Not clinging. Not condemning. Not identifying with things as being I or self. Moment to moment freeing the mind from defilements.

Ðây không phải là con đường quá khích. Nó không đòi hỏi ta phải hành hạ thân tâm mình. Nó không bắt ta phải đi tìm đến một hang động hẻo lánh nào. Nó không phải là con đường khổ hạnh, cũng không phải là con đường của sự xoa đọa trong sắc dục. Ðây chính là con đường trung đạo. Còn đường của sự tỉnh thức. Có chánh niệm về những gì đang xảy ra chung quanh mình. Có một ý thức rõ ràng, không quyến luyến, không ghét bỏ. Không nhận lầm những hiện tượng là Tôi, là Ngã. Giải thoát tâm mình ra khỏi những điều bất thiện trong mỗi giây phút.

 

The truth of suffering is to be realized. The truth of the cause of suffering is to be understood. The truth of the end of suffering is to be experienced. And the way to the end is to be walked by each one. The Buddha’s enlightenment solved his problem, it did not solve ours, except to point out the way. There is no magic formula which will release us from suffering. Each of us has to purify our own mind, for it is the attachment in our minds that keeps us bound.

Sự thật về khổ đau phải được ý thức. Sự thật về nguyên nhân của khổ đau phải được hiểu rõ. Chân lý về sự chấm dứt khổ đau phải được kinh nghiệm. Và con đường để chấm dứt khổ đau ấy phải được bước đi bởi mỗi người trong chúng ta. Sự giác ngộ của đức Phật giải quyết những vấn đề cho ngài, chứ không giải quyết những khổ đau của ta được, ngoại trừ chỉ cho ta thấy một con đường để đi tới. Không có một công thức huyền bí nào có thể đem ta ra khỏi những khổ đau này. Mỗi người chúng ta phải tự thanh lọc tâm mình, bởi vì chỉ có những ái dục trong tâm mới có khả năng trói buộc được ta mà thôi.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://theravada.vn/ba-muoi-ngay-thien-quan-loi-mo-dau/
  2. https://tienvnguyen.net/images/file/lHJ4Mqq01wgQAPRx/30-ngaythienquan.pdf
  3. https://www.tienvnguyen.net/images/file/8hKjNaq01wgQAKJW/the-experience-of-insight.pdf
  4. Photo 2: https://rarehistoricalphotos.com/vulture-little-girl/
  5. Photo 3: https://deepstash.com/idea/8673/the-meaning-behind-the-parable-of-the-burning-house
  6. Photo 4: https://learningrmps.com/2017/09/14/the-four-sights-and-going-forth-buddhism/
  7. Photo 5: Mullah Nasruddin – The Wise Jester - The juicy red ‘fruit’
  8. Photo 6: https://themeditationcircle.com/archives/2581
  9. Photo 7: https://en.wikipedia.org/wiki/Sengcan
  10. Photo 8: http://evdhamma.org/index.php/buddhist-study/buddhist-study-3/item/396-bai-so-8-du-tang-khat-si-song-ngu
  11. Photo 9: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1074-tam-phap-an-song-ngu
  12. Photo 10: https://www.gregmartinelli.net/dont-get-caught-in-a-monkey-trap/
  13. Photo 11: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1075-niet-ban-phat-giao-song-ngu
  14. Photo 12: //medium.com/@amsalgilani/noble-eightfold-path-buddhism-2aad13f56dce">https://medium.com/@amsalgilani/noble-eightfold-path-buddhism-2aad13f56dce>
  15. Photo 13: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1098-bat-nha-tam-kinh-song-ngu
Read 659 times Last modified on Monday, 09 August 2021 15:20

Tìm Bài - Search

Main Menu

Xem Nhiều Nhất - Most Read

05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe?  - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ 05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe? - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ Thursday, 12 August 2021 ... Kiều mạch ngày càng được biết đến là... More detail
[7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Thursday, 05 August 2021 Once a friend of mine and I agreed that it would be helpful for... More detail
[13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Friday, 13 August 2021 Head of Business College: "In teaching shorthand and typewriting,... More detail
06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên          The polarity Process: Energy and Form 06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên The polarity Process: Energy and Form Saturday, 20 November 2021 Theo Ths. BS Nguyễn Thị Tuyết Mai (Bác sĩ chuyên... More detail
25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ 25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ Wednesday, 24 November 2021 Right vision, or understanding: understanding that life always... More detail
0.png0.png1.png8.png9.png3.png1.png1.png
Today131
Yesterday329
This week888
This month2941
Total189311

Visitor Info

  • Browser: Unknown
  • Browser Version:
  • Operating System: Unknown

Who Is Online

3
Online

2024-05-08