02. Minh Sát Tu Tập - Chương 4 – Tứ Diệu Đế – The Four Noble Truths - Song ngữ

04 August 2021

 

Vipassana Bhavana - Mind Development through Insight

Minh Sát Tu Tập

English: Achaan Naeb Mahaniranonda- Boonkanjanaram Meditation Cente

Việt ngữ: Tỳ kheo Pháp Thông

Compile: Nhóm Hoa Sen

02. Minh Sát Tu Tập - Chương 4 – Tứ Diệu Đế – The Four Noble Truths - Song ngữ

 

02. Title

 

02. Minh Sát Tu Tập - Chương 4 – Tứ Diệu Đế – The Four Noble Truths - Song ngữ

 

1.4. TỨ DIỆU ÐẾ (ARIYA SACCA)

 

02. 2

 

In the preceding Section (1.3), we saw that the goal of the Thirty-Seven Enlightenment Qualities was the Four Noble Truths (Figure 1-1). The Noble Truths consist of:

1) Dukkha Sacca (The truth of suffering. The Five Khandhas, or rupa and nama, are suffering.)

2) Samudaya Sacca (The cause of the arising of dukkha = tanha or craving.)

3) Nirodha Sacca (Cessation of defilements = nibbana)

4) Magga Sacca (Eight-Fold Path)

Ở phần trước (1.3), chúng ta đã nhận ra rằng mục tiêu của 37 phẩm Bồ đề là Tứ Diệu Ðế (hình 1-1). Tứ Diệu Ðế gồm có:

1) Khổ đế (Dukkha Sacca): 5 uẩn, danh và sắc là khổ
2) Tập đế (Samudaya Sacca):nguyên nhân của khổ là lòng Tham ái
3) Diệt đế (Nirodha Sacca) ; diệt đế là Níp bàn
4) Ðạo đế (Magga Sacca): chính là thánh đạo tám ngành.

 

1.4.1 Characteristics of the Four Noble Truths

1.4.1. Những nét đặc trưng của Tứ Diệu Ðế

 

1) Dukkha-Sacca:

1- Khổ đế:   

 

02. 3    

 

Characterized by restlessness, inability to stay the same. Both body and mind are restless. Body is restless from dukkha-vedana, and mind ever seeks to find a new object of pleasure ―to be happy, when they are in fact just curing suffering. The one who ends suffering doesn’t seek constantly and compulsively for different objects of pleasure but has peace and contentment.

Mang nét đặc trưng của sự bất an, không có khả năng giữ bản chất giống nhau. Cả thân lẫn tâm đều bất an. Thân bất an là do khổ thọ, và tâm liên tục tìm một đối tượng dục lạc mới - để được hạnh phúc, nhưng thực tế khi ấy họ đang chịu sự khổ đau. Người diệt khổ, luôn luôn không tìm kiếm và bó buộc vào những đối tượng dục lạc khác nhưng luôn khi được an vui và thoải mái.

 

2) Samudaya-Sacca:

2- Tập đế:

 

02. 4

 

The cause of this restlessness and pleasure-seeking is Samudaya (the three tanha). Rupa and nama never stop working: seeing, hearing, touching, smelling, investigating, determining, etc.

Nguyên nhân của lòng Ái dục. Sắc và danh pháp chẳng bao giờ ngừng hoạt động; thấy, nghe, xúc, thọ, xem xét (tầm) và quyết định, v.v...

 

3) Nirodha-Sacca:

3- Diệt đế:

 

02. 5

 

Characterized by freedom from restlessness, because it is free of tanha; has the peacefulness of nibbana.

Mang nét đặc trưng của sự thoát khỏi bất an, bởi vì nó không còn tham ái (taṇhā), đạt được sự an lạc của Níp bàn.

 

4) Magga-Sacca:

4- Ðạo đế:

 

Characterized by having the proper qualities necessary to realize the Four Noble Truths and reach nibbana.

Mang nét đặc trưng bởi có những phẩm chất thích hợp cần thiết để nhận ra Tứ Diệu Ðế và đạt Níp bàn.

 

1.4.2 Applying the Noble Truths

1.4.2. Áp dụng Tứ Diệu Ðế

 

1) Realizing suffering (suffering is the Five Khandhas: rupaand nama). This is not ordinary suffering (aches and pains) but inherent suffering (dukkha-sacca).

2) Samudaya is the cause of suffering.

3) Nirodha (suffering is extinguished: cessation)

4) Following the Eight-Fold Path leads to realizing the Four Noble Truths.

  1. Nhận thức được sự khổ (khổ là 5 uẩn: sắc pháp và danh pháp). Ðây không phải là cái khổ bình thường (đau nhức) nhưng là sự khổ cố hữu (dukkha - sacca).
    2. Tập đế là nguyên của đau khổ
    3. Diệt đế là con đường không còn đau khổ
    4. Tiếp theo là Bát Chánh Ðạo dẫn đến sự nhận chân Tứ Diệu Ðế.

 

1.4.3 How this Practice Fits the Four Noble Truths

1.4.3. Sự tu tập như thế nào để phù hợp Tứ Diệu Ðế

 

02. 6

 

1) It shows the truth of suffering: And so, we practice to realize suffering. Suffering is rupa and nama.

2) It shows defilements lead to suffering: So, we practice to eradicate tanha. The more we realize suffering the more craving (tanha) is eradicated ―because tanha has the wrong view that rupa and nama are “we”, and that “we” suffer.

3) Reducing defilement leads toward cessation (nirodha) because the more craving is eradicated, the closer you get to nirodha, or nibbana.

4) The more we reach cessation, the more the Eight-Fold Path is developed.

If panna realizes dukkha sacca, then all Four Noble Truths are realized, and the practice is perfect.

  1. Nó cho thấy chân lý của sự khổ (khổ đế): Và như vậy chúng ta tu tập để nhận ra khổ. Khổ là danh sắc.
  2. Nó cho thấy những phiền não dẫn đến đau khổ. Như vậy chúng ta phải tu tập để đoạn trừ ái dục. Chúng ta càng ý thức được khổ, thì tham ái (taṇhā) bị tận diệt. – vì tham ái có tri kiến cho rằng sắc pháp và danh pháp là “chúng ta = ngã” và do đó “chúng ta” khổ.
  3. Sự giảm bớt phiền não dẫn đến sự đoạn diệt (nirodha) bởi vì tham ái càng bị đoạn diệt, hành giả càng tiến gần níp bàn.
  4. Càng tiến đến đoạn diệt, càng phát triển 8 chánh đạo

Nếu trí tuệ nhận thức được khổ đế, sau đó nhận thức được toàn bộ Tứ Diệu Ðế, và sự tu tập được hoàn thiện.

 

1.4.4 Dukkha-Sacca

1.4.4. Khổ đế

 

02. 6a

 

We (nama-rupa) are suffering in this existence all the time. This is dukkha-sacca and cannot be remedied. (Only dukkha-vedana and sankhara-dukkhacan be remedied.) Rupaand nama are always suffering in every position, all the time. There are two basic kinds of dukkha sacca:

  1. a) Dukkha with kilesa, or mental dukkha
  2. b) Dukkha with vipaka, or physical dukkha

Chúng ta (danh sắc) luôn luôn đau khổ trong kiếp sống này. Ðây là khổ đế và không thể điều trị được. Danh và sắc luôn luôn khổ ở mỗi tư thế, và mọi thời điểm.

Có hai loại khổ cơ bản:

  1. a) Khổ vì phiền não hay khổ tâm
    b) Khổ vì quả hay khổ thân.

 

The first kind can be got rid of in this life, right here and now, by practicing vipassana until Arahatship is reached. The second kind, with vipaka, can’t be eliminated in this life. If an arahant is alive, he still has dukkha with vipaka. Vipaka means “fruit or result”, and in this case refers to suffering which is the natural result of being reborn through having rupa and nama (caused by samudaya).

Loại thứ nhất có thể loại trừ ngay kiếp sống này, ngay tại thế gian này, bằng cách tu tập Minh sát tuệ cho tới khi đạt được quả A la hán. Loại thứ hai, quả không thể đoạn trừ trong kiếp sống này. Nếu một vị A la hán còn sống, vị này vẫn còn khổ vì quả. Vipāka có nghĩa là "quả", và ở trường hợp này đề cập đến khổ là kết quả tự nhiên của việc tái sinh, có danh sắc (nguyên nhân của khổ tập).

 

Nama and rupa are themselves the result of rebirth, caused by avijja (ignorance) and tanha (craving). This can only be eliminated by not being reborn (reaching full nibbana), and thus being rid of the Five Khandhas.

Danh pháp và sắc pháp chính là kết quả sự tái sinh, được tạo nên bởi vô minh và ái dục. Ðiều này chỉ có thể đoạn diệt bằng cách không tái sinh (đạt đến Níp bàn trọn vẹn) và như vậy loại trừ ngũ uẩn.

 

1.4.4.1 Four Types of Dukkha:

1- Bốn loại khổ

 

1) Dukkha Vedana (regular pain in the body ―and the nama that knows it ―and mental suffering caused by the body pain; except with an arahant, who feels only body pain).

2) Sankhara Dukkha (in practice, pain that is being changed or cured by changing position; this is harder to see than dukkha vedana).

3) Dukkha Lakkhana (the knowledge that suffering as seen in rupa and nama has the three characteristics. This is realized at the fourth of the sixteen yanas―knowledge of contemplation on rise and fall (udayabbaya-nana).

4) Dukkha Saccais the truth that suffering is inherent, and we can’t change anything ―and this is the real truth. And we can’t change getting old, getting sick, and dying. Dukkha with kilesa can be erased by reaching the Arahatta Path; but this is dukkha with vipaka (see Glossary) and can only be changed by not being reborn.

  1. Khổ thọ (dukkha vedanā) (thường đau đớn trong thân - và danh pháp biết được nó - đau khổ tinh thần do đau khổ thân xác tạo nên. Ngoại trừ với một vị A la hán, chỉ cảm thấy đau đớn thân xác.)
  2. Hành khổ (sankhana dukkha) (trong tu tập, sự đau đớn được thay đổi hoặc được điều trị bằng cách thay đổi tư thế. Ðiều này khó nhận thấy hơn khổ thọ)
  3. Hoại khổ (dukkha lakkhana) (tri kiến cho thấy rằng khổ được nhận thấy ở sắc pháp và danh pháp có 3 đặc tính (tam tướng). Ðiều này được nhận thấy ở Tuệ thứ 4 trong 16 tuệ - Tuệ sanh diệt (udayabbhaya-ñāṇa)
  4. Khổ đế là chân lý đau khổ hiện có, và chúng ta không thể thay đổi được điều gì - và đây là chân lý thật sự. Và chúng ta không thể thay đổi già, bệnh, và chết. Khổ với phiền não có thể bị đoạn trừ bằng cách đạt được quả vị A la hán; nhưng đây là khổ với quả và chỉ có thể thay đổi được bằng cách không còn tái sinh nữa.

 

Dukkha vedana is like a patient in a hospital. Sankhara dukkha is like a nurse who feels unpleasant from having to take care of the patient.

Khổ thọ giống như một bệnh nhân trong bệnh viện. Hành khổ giống như một y tá cảm thấy không được thoải mái khi phải săn sóc bệnh nhân.

 

The beginning practitioner must realize dukkha vedana first, because it is easier to see. Then sankhara dukkha will follow, which is more difficult to see than dukkha vedana.

Những hành giả mới bắt đầu tu tập phải nhận ra khổ thọ trước tiên, bởi vì nó dễ dàng nhận thấy hơn. Sau đó, tiếp theo là hành khổ, nó khó nhận thấy hơn khổ thọ.

 

Dukkha lakkhana requires vipassana wisdom.

Hoại khổ đòi hỏi trí tuệ minh sát.

 

When dukkha sacca is realized by wisdom, then the yogi will see there is only suffering in the world, and no happiness. When dukkha sacca is seen, all Four Noble Truths are realized.

Khi khổ đế được hành giả nhận ra bằng trí tuệ, sau đó hành giả sẽ thấy chỉ có khổ trong thế gian, và không có hạnh phúc. Khi hành giả thấy được khổ đế, lập tức sẽ nhận thức tất cả Tứ Diệu Ðế.

 

02. 1442

02. 1442 2

 

All dukkhais clinging ―caused by the Five Khandhas.

Who so delights in corporeality

in seeing or hearing, or perception

or mental formation or consciousness,

he delights in suffering, and whoso

delights in suffering will not be

freed of suffering ―(Samyuttanikaya, XXII, 29)

Tất cả đều khổ đau, là đang bám víu vào chúng - được tạo nên bởi 5 uẩn.

Bất cứ ai thỏa thích với thân xác
Ở sự thấy, nghe, tưởng, hành và thức
Vị này thỏa thích trong đau khổ, và bất cứ ai
Thỏa thích trong khổ đau sẽ không thoát khỏi khổ đau.
-- (Tương Ưng Bộ Kinh, XXII 2a)

 

The above quotation refers to the opposite of dukkha, which is sukha (pleasure). Because sukha is impermanent and can’t stay the same, it is dukkha; and since it is out of our control, it is anatta.

Những lời trích dẫn trên đề cập đến sự tương phản của khổ, đó là lạc . Bởi vì lạc là vô thường và không thể vững bền, đó là khổ thọ và vì nó không kiểm soát được, nó là vô ngã (anatta).

 

In order to end suffering, we have to realize dukkha through practice. Seeing dukkha with wisdom will lead you out of vata (rebirth). Because kilesa is very strong and tenacious, it is necessary to use wisdom that realizes dukkha to eliminate it.

Ðể chấm dứt khổ, chúng ta phải nhận thức khổ qua sự tu tập. Thấy khổ bằng trí tuệ sẽ dẫn dắt hành giả vượt khỏi sự tái sinh (vata). Bởi vì phiền não rất mạnh mẽ và dai dẳng, nó cần thiết phải dùng trí tuệ để nhận thức khổ và đoạn diệt nó.

 

When observing dukkha, one has to use rupa and nama in the present moment as object, because rupa and nama are dukkha sacca. The more dukkha is seen by wisdom, the more benefit will be gained from the practice. This benefit is the erasing of tanha. The more sukha (happiness) is seen, the more suffering will be obscured and the less benefit will come from the practice. Some practitioners, instead of seeing dukkha, indulge in sukha instead (samadhi), and they grow to like it. What they like, actually, is the Five Khandhas. The Five Khandhas have dukkha vedana, sukha vedana, and upekkha vedana―so specifically, they like sukha vedanain the Five Khandhas. Experiencing this, practitioners think it is nibbana. This feeling (sukha vedana) can’t get rid of kilesa and bring disgust with rupa and nama, as true nibbana does. (Nibbanais out of the Five Khandhas.)

Khi quán sát khổ, người ta phải dùng sắc pháp và danh pháp trong khoảnh khắc hiện tại làm đối tượng, bởi vì sắc pháp và danh pháp là khổ đế. Chúng ta càng nhận thức khổ bằng trí tuệ, thì càng đạt nhiều lợi ích từ sự tu tập. Lợi ích này là sự diệt bỏ tham ái. Càng nhận thấy nhiều hạnh phúc, thì đau khổ càng không được nhận ra và không đạt được lợi ích từ sự tu tập. Một số hành giả thay vì nhận thấy khổ, lại thỏa thích trong hạnh phúc, thay vì định (samadhi), và họ càng yêu thích nó. Những gì họ yêu thích, thực sự là Năm Uẩn. Năm Uẩn có khổ thọ, lạc thọ và xã thọ - như vậy đặc biệt họ thích lạc thọ trong 5 uẩn. Cảm nhận điều này, hành giả tưởng nó là Níp bàn. Cảm giác này (lạc thọ) không thể loại trừ phiền não, và mang lại kinh tởm với sắc pháp và danh pháp, như là Níp bàn thật sự (Níp bàn là vượt khỏi Ngũ Uẩn).

 

1.4.4.3 Dukkha in the Six Senses

3- Khổ trong lục căn

 

The birth of the Five Khandhas (nama-rupa) is dukkha-sacca. Dukkha-sacca occurs by the six sense doors (eye, ear, nose, tongue, body, and mind). For example, when eye meets object it is rupa-khandha. But seeing (or hearing, etc.) is vinnana-khandha. Vinnana-khandhais composed of three cetasikas: vedana-khandha, sanna-khandha, and sankhara-khandha. So, all together, it makes five khandha, and when the Five Khandhas occur, it is dukkha-sacca. The same goes for the other sense doors: ear, nose, tongue, etc. When we say “the world” in Buddhism, we mean the world of the khandhas, or the world of ayatana.

Sự sinh ra của 5 uẩn (danh và sắc) là khổ đế. Khổ đế xuất hiện bởi sáu căn môn (nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thức, han). Ví dụ, khi mắt gặp đối tượng là sắc uẩn. Nhưng thấy (hoặc nghe v.v...) là thức uẩn. Thức uẩn là bao gồm 3 sở hữu: thọ, tưởng và hành uẩn. Như vậy tất cả, nó tạo nên 5 uẩn, và khi 5 uẩn xuất hiện, nó là khổ đế. Sự việc giống như vậy đi qua các căn môn khác, nhãn, nhĩ, thiệt v.v... Trong Phật giáo, chúng ta nói “thế giới”, chúng ta muốn nói đến thế giới Uẩn (Khandha) hoặc thế giới căn xứ (ayatana).

 

Vashira Their, a bhikkhuni (nun), and an arahant in the time of the Buddha, said, “Only dukkha occurs. Only dukkha exists. Only dukkha has been. Without dukkha there is nothing.”

Vishira Their, tỳ khưu ni, và là một vị A la hán vào thời đức Phật, đã nói “Chỉ có khổ xuất hiện. Chỉ có khổ hiện hữu. Chỉ có khổ là tồn tại. Không có khổ không có bất cứ điều gì”.

 

1.4.5 Samudaya-Sacca (Second Noble Truth)

1.4.5. Tập đế (samudaya)

 

The second Noble Truth is the truth of the cause of suffering (samudaya) ―which is craving or tanha. There are three kinds of tanha:

Tập đế là nguyên nhân của đau khổ - đó là tham ái . Có ba loại tham ái:

 

1) Kamatanha (sensual craving) of the five senses (form, sound, odor, taste, touch) for kamacunda (sensual pleasure or sensual objects). If there is no pleasure in sensual objects, there is no kamatanha. For example, if you have indriyasamvarasila (sense restraint) with all five senses, you will have no kamatanha at that time. Kamatanha is completely erased at the Anagami Path (Once-Returner).

  1. Tham dục (Kama-taṇhā) của ngũ căn (Sắc, thinh, hương, vị, xúc) đối với Kammacunda - dục lạc hoặc các đối tượng hoặc các đối tượng dục lạc. Nếu không có dục lạc trong các đối tượng dục lạc, thì không có tham dục. Ví dụ, nếu hành giả có thu thúc lục căn (indriyacamvara-sīla) với tất cả 5 căn, hành giả sẽ không có tham dục ở thời điểm đó. Tham dục hoàn toàn bị đoạn trừ ở bậc thánh A Na Hàm (Anagami)

 

2) Bhavatanha (craving for existence).

  1. Tham muốn tái sinh ở sắc giới (Bhavataṇhā)

 

“Bhava” means literally “becoming”, which refers to repeated and successive existence from rebirth. There are thirty-one bhava, or states of becoming, ranging from birth in the states of unhappiness and going up to the highest heavenly state. Bhavatanha causes people who are even mortally ill or seriously injured or handicapped to cling to life and fear death. Bhavatanha is erased at the Arahatta Path.

"Bhava" có nghĩa đen là "hữu" đề cập đến kiếp sống liên tục tái diễn từ sự tái sinh. Có 31 cõi (bhava), hoặc những trạng thái hiện hữu, có phạm vi từ sanh ra ở những trạng thái khổ sở cho đến những trạng thái cao nhất siêu phàm. Tham ái sắc giới gây cho con người đau đớn đến chết hoặc thương tích trầm trọng hoặc tàn tật bám víu vào đời sống và sự chết. Tham ái sắc giới bị phá hủy hoàn toàn ở bậc thánh A la hán.

 

3) Vibhavatanha (craving for existence).

  1. Ham muốn tái sinh ở cõi vô sắc (Vibhavatanna)

 

This is the “annihilationist” view that there is only one life and it ends at death. Thus, because there is only one life, the annihilationist wants to have as much pleasure as possible while still alive. The Stream-Winner path-moment eradicates vibhavatanha.

Ðây là quan điểm "hủy diệt" cho rằng chỉ có một đời sống và chết là hết. Như vậy, bởi vì chỉ có một đời sống duy nhất, người theo thuyết hủy diệt muốn đạt được nhiều lạc thú càng thích trong khi còn sống. Sát na đạo Nhập Lưu đoạn trừ được thân kiến (vibhavataṇhā).

 

Everyone has kamatanha, but with kamatanha they either have bhavatanha or vibhavatanha, that is, they crave existence or non-existence. All of the 3 types of tanha above result in rebirth in a new existence (“bhumi”).

  1. Mọi người đều có tham dục, nhưng với tham dục có nghĩa là chúng ta vừa có tham dục, vừa ái sắc giới, chúng ta ham muốn sống cả sắc giới và vô sắc giới.

Tất cả 4 loại ái dục ở trên dẫn đến tái sinh một kiếp sống mới.

 

1.4.6 Nirodha-Sacca (Third Noble Truth)

1.4.6. Diệt đế (Nirodha-sacca)

 

02. 7

 

Nirodha is the cessation or extinction of suffering. Nirodha and nibbana are the same. Nibbana is the dhamma that extinguishes kilesa, and so dukkha.

Diệt đế là sự đoạn diệt khổ. Diệt đế và Níp bàn thì giống nhau. Níp bàn là pháp diệt trừ phiền não.

 

This is done by extinguishing the cause of dukkha―samudaya (or the three tanha). In nibbana momentarily there is no dukkha, because the Five Khandhas are extinguished. This occurs briefly in the thought moment called magga-citta (see 1.1.1). When the practitioner realizes dukkha by wisdom then he knows that tanha is the cause and so he knows that he must get rid of tanha. When the cause is extinguished, the result is extinguished.

Sự việc này được thực hiện bằng cách đoạn diệt nhân của khổ, tập hoặc ba thành phần của tham ái. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi của Níp bàn không có khổ, vì 5 uẩn đã đoạn diệt, sự kiện này xảy ra hết sức ngắn ngủi trong một sát na ý tưởng được gọi là tâm đạo (xem 1.1.1) khi hành giả nhận thức được khổ bằng trí tuệ, sau đó vị này biết rằng tham ái là nhân và vì thế vị này biết rằng phải từ bỏ tham ái. Khi nhân này bị đoạn diệt thì quả cũng thế.

 

If tanha is completely eradicated, then final nibbana is reached, and Arahantship. If the practitioner doesn’t realize tanha is harmful, he can’t reach nibbana―and thus extinguish dukkha. Nibbana is:

The extinction of the fires of greed, of hatred, and of ignorance; the unconditioned; the supreme goal of Buddhism; the Summum Bonum of Buddhism; the final emancipation; the extinction of all defilements and suffering.[1]

Nếu tham ái hoàn toàn bị tận diệt, và rồi hành giả sẽ đạt được Níp bàn và đạo quả A la hán. Nếu hành giả không nhận ra được tham ái là nguy hại, vị này không thể đạt được Níp bàn - và như vậy đoạn diệt khổ. Níp bàn là:

Sự dập tắt lửa tham, lửa sân và lửa si, không duyên; mục đích tối cao của Phật giáo, sự giải thoát cuối cùng, sự dập tắt tất cả phiền não và đau khổ [1] .

 

The characteristic of nirodha (nibbana) is peacefulness, quietude, and freedom from kilesa. The one who realizes nibbana is good and desirable is also the one who will realize suffering in the world (the Five Khandhas). If one thinks the world is happy, nibbana has no meaning for him.

Ðặc tính của Níp bàn là an lạc, vắng lặng và đoạn diệt phiền não. Người nhận thức Níp bàn là tốt lành và ham muốn đạt tới cũng là người nhận ra được "khổ" trong thế gian (5 uẩn). Nếu ai đó cho rằng thế gian là hạnh phúc, Níp bàn là vô nghĩa đối với họ.

 

There is no rebirth in nibbana and no death. There is no rupa and nama anymore, or Five Khandhas; rupa and nama are no longer the object of meditation. Nibbana is not a place, but it still exists. It is like the wind; you only know it by its effect. Nibbana is an object of an excellent or special citta, which is magga citta. The ordinary person is saturated in kilesa and magga citta cannot arise in him ―unless he takes up the practice of vipassana. So, when he practices vipassana the citta of the one who practices becomes purified, and that is called maggacitta, which has nibbana as an object. Nibbana is not citta, nibbana is the object of citta, which is maggacitta.

Không có sanh tử trong Níp bàn. Không còn sắc pháp và danh pháp nữa, hoặc Năm Uẩn; sắc pháp và danh pháp không còn là đối tượng của thiền. Níp bàn không phải là một nơi chốn, nhưng nó vẫn tồn tại. Nó giống như ngọn gió; hành giả chỉ nhận biết ra nó bằng sự tác động của nó. Níp bàn là đối tượng của tâm tuyệt đối hay đặc biệt, nó là tâm đạo. Một người bình thường bị đắm chìm trong tham ái và tâm đạo không thể sinh khởi trong tám vị này- trừ khi vị này tu tập thiền minh sát. Như vậy khi vị này tu tập thiền minh sát, tâm của vị tu tập này trở nên trong sạch và điều này được gọi là tâm đạo, có Níp bàn làm đối tượng. Níp bàn không phải là tâm, Níp bàn là đối tượng của tâm, đó là tâm đạo.

 

The one who reaches nibbana knows by himself ―he does not need a teacher to tell him. Nobody can reach nibbana until he practices vipassana and vipassana panna becomes maggacitta.

Người đạt Níp bàn tự mình chứng ngộ - vị này không cần vị thầy chỉ dạy. Không ai có thể đạt Níp bàn mà vị này không tu tập minh sát tuệ, để thành tựu tâm đạo.

 

Nibbana is the end of dukkha, but you can’t reach nibbana unless you follow the Eight-Fold Path. There are two kinds of nibbana:

1) Saupadisesanibbana (nibbanarealized with the body remaining). This is with kilesa extinguished but Five Khandhas remaining.

2) Anupadisesanibbana (nibbanarealized with both kilesa and Five Khandhas extinguished). This is the death of body and mind of one without defilement, and is called parinibbana.

Níp bàn là sự diệt khổ, nhưng hành giả không thể đạt níp bàn trừ phi hành giả theo Bát Chánh Ðạo. Có hai loại Níp bàn.

  1. Hữu dư Níp bàn (Saupadisesa-nibbāna). Ðiều này có nghĩa là diệt trừ phiền, nhưng 5 uẩn vẫn còn hiện hữu.
  2. Vô dư Níp bàn (Anupadisesa-nibbāna) . Ðây là sự chết của thân và tâm của một vị không còn phiền não, và được gọi là đại Níp bàn.

 

1.4.7 Magga-Sacca (Fourth Noble Truth)

1.4.7. Ðạo đế (magga- sacca)

 

Magga-Sacca is the Eight-Fold Path leading to the way out of suffering. “Magga‟ means path, and that path leads to nibbana, which is the dhamma that extinguishes suffering. There is only one way to follow the Eight-Fold Path and that is by practicing Satipatthana, which is the first path of Bodhipakkiya-dhamma, and leads to purification, or the elimination of kilesa. The Eight-Fold Path is composed of Sila, Samadhi, and Panna and is the only way to end suffering.

Ðạo đế là Bát Chánh Ðạo, con đường dẫn đến thoát khổ. "Magga" có nghĩa là đạo, hay đường, nó dẫn đến Níp bàn, đó là pháp diệt khổ. Chỉ có một con đường duy nhất đó là Bát Chánh Ðạo và con đường (đạo) đó được tu tập bằng Tứ niệm xứ, là con đường đầu tiên của 37 pháp bồ đề phần, và dẫn đến sự trong sạch, hoặc đoạn trừ phiền não. Bát Chánh Ðạo gồm có Giới Ðịnh và Tuệ là con đường duy nhất để diệt khổ.

 [1] A Dictionary of Buddhism, Rashavoramuni Mahachula Buddhist University, Bangkok.

 

The Eight-Fold Path

Bát Chánh Ðạo

 

02. 8

 

Wisdom (Panna):

Trí tuệ (paññā):

 

1) Right Understanding (Samma-ditthi)

  1. Chánh kiến (Samma Diṭṭhi)

Realizing the Four Noble Truths, which is to realize the sabhava-dhamma of the truths as they are. If it is mundane, rupa-nama is the object. If it is supra-mundane, nibbana is the object.

Nhận thức Tứ Diệu Ðế, là nhận thức (sabhava dhamma) của bản chất thật của các chân lý. Nếu nó là thế tục, danh-sắc làm đối tượng. Nếu nó là siêu thế, níp bàn làm đối tượng.

2) Right Thought (Samma-sankappa)

  1. Chánh tư duy (Samma sankapa)

Nekkhama: self-denial; abyapada: non-hatred; and ahimsa: non-harming. The function of right thought is very important. It is used to help atapi-sati-sampajanna to work correctly in Satipatthana.

Nekkhamma: sự tu thân (xuất gia), Abyāpada: không sân, và ahiṃsā: vô hại, không sân. Chức năng của chánh tư duy rất quan trọng. Nó được dùng để giúp: nhiệt tâm, chánh niệm, tỉnh giác tiến triển đúng trong niệm xứ.

 

Morality (Sila):

Giới (Sīla):

 

02. 9

 

02. 9a 

 

3) Right Speech (Samma-vaca)

  1. Chánh ngữ (Samma vacca)

No lies, obscenity, idle talk, or talk harmful to others. (The root of these four akusala actions is lobha, dohsa, and moha. If there is right thought they cannot occur.)

Không nói dối, trụy lạc, nói lời vô ích, hoặc nói lời vô hại đến kẻ khác. (Cội rễ của 4 hành động bất thiện là tham,sân, si. Nếu có chánh ngữ chúng không thể xảy ra.

4) Right Action (Samma-kammanta)

  1. Chánh nghiệp (Samma Kammanta)

Precepts ―for example, no harming of living things. (Right thought assures right action.)

Các giới luật - ví dụ; không làm hại các sinh vật (Chánh tư duy đảm bảo chánh nghiệp).

5) Right Livelihood (Samma-ajiva)

  1. Chánh mạng (Samma ajiva)

No harmful occupation, such as selling guns, etc. (Even eating to cure suffering is a form of right livelihood.)

Không có nghề nghiệp gây hại, như mua bán vũ khí v.v... (Ngay cả ăn để điều trị đau khổ là một hình thức chánh mạng)

 

Concentration (Samadhi):

Ðịnh (Samadhi):

 

02. 10

 

6) Right Effort (Samma-vayama)

  1. Chánh tinh tấn (Samma vayama)

Four great efforts to get rid of kilesa. The Four Great Efforts (see 1.3.2) help concentration (samadhi) and wisdom (panna) to occur.

Tứ chánh cần để loại bỏ phiền não. Tứ chánh cần (xem 1.3.2.) giúp cho định (samadhi) và tuệ (trí tuệ) xuất hiện

7) Right Mindfulness (Samma-sati)

  1. Chánh Niệm (Samma Sati)

Refers to mindfulness in Satipatthana. Right mindfulness depends on Right Effort in order to develop.

Ðề cập đến chánh niệm ở tứ niệm xứ. Chánh niệm dựa vào Chánh tinh tấn để phát huy.

8) Right Concentration (Samma-samadhi)

  1. Chánh Ðịnh (Samma Samādhi)

One-pointedness, or collectedness, in the present moment, in Satipatthana. To be perfect, Right Concentration needs help from Right Effort and Right Mindfulness.

Nhất tâm, trong khoảnh khắc hiện tại, trong niệm xứ. Ðể hoàn thiện, Chánh định cần có sự hỗ trợ từ Chánh Tinh Tấn và Chánh Niệm.

 

In order for Right Concentration (samadhi) to be correct, its object must be from the four foundations of Satipatthana.

Ðể có Chánh Ðịnh đúng đắn, đối tượng của nó phải xuất phát từ Tứ Niệm Xứ.

 

What do we mean by “Path”?

There is only one Path, the way to enlightenment. But the “Path” contains eight elements. Thus, the Eight-Fold Path is like a medication that contains eight ingredients, but it is necessary to take only one pill.

Chúng ta định nghĩa "Ðạo" là gì? Chỉ có một con đường (Ðạo) duy nhất, con đường dẫn đến giác ngộ. Nhưng "Ðạo" có 8 yếu tố. Như vậy Bát Chánh Ðạo giống như một loại thuốc có 8 thành phần, nhưng cần thiết chỉ dùng 1 viên duy nhất.

 

The Eight-Fold Path was discovered by the Lord Buddha, and did not exist before his time.

Ðức Phật khám phá 8 chánh đạo, và trước thời của ngài không có.

 

The Eight-Fold Path is Majjhima Patipata―the Middle Way. The Middle Way destroys moha (delusion). When moha is destroyed completely, the Four Noble Truths are realized.

Bát Thánh Ðạo là con đường Trung đạo. Trung đạo là tận diệt si mê. Khi si mê bị tiêu diệt hoàn toàn, người ta nhận ra Tứ Diệu Ðế.

 

The Eight-Fold Path is actually eight cetasikas (mental properties). It has no self or soul, is not man or woman. It is sabhava. [1] Thus nobody realizes dukkha-sacca, nobody eradicates samudaya sacca, nobody reaches nirodha sacca, nobody develops magga sacca. [2]

Thực tế Bát Chánh Ðạo là 8 sở hữu tâm. Nó không có ngã hoặc linh hồn, không phải đàn ông, đàn bà. Nó là sabhava [2] . Như vậy thì không có ai nhận ra khổ (dukkha sacca), không có ai đoạn tận Samudaya (tập đế), không có ai đạt diệt đế (nirodha sacca) hoặc Níp bàn, không có ai phát huy đạo đế (magga sacca) [3] .

 

1.4.8 Wisdom that Realizes the Four Noble Truths

1.4.8. Trí tuệ thực chứng Tứ Diệu Ðế

 

02. 11

 

1) The wisdom that realizes dukkha also extinguishes vipallasa (perversity of perception ―i.e., “body and mind are permanent”, etc.).

2) The wisdom that realizes samudaya (cause of suffering) changes the wrong view that we were created by a higher power, instead of being the result of causes.

3) The wisdom that realizes nirodha corrects the wrong view about false nibbana, which is created by samadhi.

4) The wisdom that realizes magga erases any clinging to wrong practice and shows the true path that ends suffering.

  1. Trí tuệ nhận thức được khổ cũng dập tắt Vipallāsa (ảo tưởng) - nghĩa là thân - tâm là thường còn v.v...
  2. Trí tuệ nhận ra samdaya (tập đế) thay đổi được tà kiến cho rằng chúng ta được tạo nên bởi một sức mạnh cao hơn, thay vì là quả của nhân.
  3. Trí tuệ nhận ra diệt đế sửa đổi tà kiến về Níp bàn giả tạo, được tạo ra bởi định tâm
  4. Trí tuệ nhận ra đạo đế đoạn trừ bất cứ sự bám víu vào sự tu tập sai lạc và chỉ cho thấy con đường đích thật (đạo) để diệt khổ.

 

Because tanha is eradicated (the cause), the “world” of the Five Khandhas is extinguished, and so dukkha is extinguished. The wisdom that realizes the Four Noble Truths is found only in Buddhism.

Bởi vì tham ái bị đoạn trừ (nhân), thế gian của 5 uẩn (Khandha) bị tiêu diệt, và như vậy khổ bị tiêu diệt. Trí tuệ nhận thức được Tứ Diệu Ðế chỉ có trong Phật giáo.

 

1.4.9 Conclusion

1.4.9. Kết luận

 

02. 12

 

As the Visuddhimagga-Magga says, dukkha-sacca is like a heavy load. Samudaya-sacca is like carrying the heavy load. Nirodha-sacca is putting down the load, so we feel better. Magga-saccais the way to put down the heavy load. (Samyutta-Nikaya, iii, 26.)

Như trong Thanh Tịnh đạo có nói, Khổ đế giống như một vật nặng nề. Tập đế thì giống như người đang mang một vật nặng. Diệt đế là đang đặt vật nặng xuống, như vậy chúng ta cảm thấy khỏe hơn. Ðạo đế là phương cách để đặt vật nặng xuống -- (Samyutta-Nikāya, iii 26).

 

[1] Sabhava is the True State of the Nature. See Section 1.6.1 for further details.

[2] Mere suffering exists, no sufferer is found.The deed is, but no doer of the deed is there.Nibbana is, but not the man that enters it.The Path is, but no traveller on it is seen.(Ancient Verse, quoted in Visuddhimagga-Magga, XVI)

[1] Tự điển Phật giáo; đại học Phật giáo Rashavoramuni Mahachula, BangKok

[2] Sabhava là trạng thái thật của Bản chất vạn vật. xem phần 1.6.1. với các chi tiết

[3] Chỉ có khổ hiện hữu, không có người khổ được tìm thấy
Hành động, chứ không có người của hành động
Níp bàn, chứ không có người nhập níp bàn
Con đường, chứ không có người du lịch trên con đường
-- (bài kệ xưa, trích dẫn trong Visuddhi-magga, XVI)

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/images/file/Ek9kQjfF1wgQANp7/minhsattutap.pdf
  2. https://www.vipassanadhura.com/PDF/vipassanabhavana.pdf
  3. https://theravada.vn/minh-sat-tu-tap-chuong-iv-tu-thanh-de/
  4. https://www.budsas.org/uni/u-gtmst/gtmst-11.htm
  5. Photo 2: http://www.dhammathai.org/e/dhamma/nobletruth/nobletruth.php
  6. Photo 3: https://www.blendspace.com/lessons/h7jK0J-uL4r2ag/r-e-buddhism-3-characteristics
  7. Photo 4: https://www.slideshare.net/bugstan/buddhism-for-you-lesson-06the-four-noble-truths
  8. Photo 5: https://www.slideshare.net/bugstan/buddhism-for-you-lesson-06the-four-noble-truths
  9. Photo 6: https://alexis-delatourdupin.medium.com/100-hours-of-meditation-804800f18c1f
  10. Photo 6a: https://link.springer.com/referenceworkentry/10.1007%2F978-1-4020-8265-8_1556
  11. Photo 7: https://www.what-buddha-said.net/mighty-is-morality/
  12. Photo 7a: https://jayantha.tumblr.com/post/163909080113/threefold-division-of-the-noble-eightfold-path
  13. Photo 8: https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-94-007-2079-4_2
  14. Photo 9: https://www.facebook.com/permalink.php?id=360349130774718&story_fbid=1975339089275706
  15. Photo 10: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1072-hay-buong-bo-su-cang-thang-song-ngu

 

 

Read 1532 times Last modified on Wednesday, 04 August 2021 02:50

Tìm Bài - Search

Main Menu

Xem Nhiều Nhất - Most Read

05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe?  - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ 05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe? - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ Thursday, 12 August 2021 ... Kiều mạch ngày càng được biết đến là... More detail
[7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Thursday, 05 August 2021 Once a friend of mine and I agreed that it would be helpful for... More detail
[13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Friday, 13 August 2021 Head of Business College: "In teaching shorthand and typewriting,... More detail
06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên          The polarity Process: Energy and Form 06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên The polarity Process: Energy and Form Saturday, 20 November 2021 Theo Ths. BS Nguyễn Thị Tuyết Mai (Bác sĩ chuyên... More detail
25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ 25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ Wednesday, 24 November 2021 Right vision, or understanding: understanding that life always... More detail
0.png0.png2.png6.png5.png5.png4.png8.png
Today16
Yesterday227
This week1113
This month1343
Total265548

Visitor Info

  • Browser: Unknown
  • Browser Version:
  • Operating System: Unknown

Who Is Online

2
Online

2024-12-05