12. Chương 12 - Minh Sát Tu Tập - Vipassanā Bhāvanā – Mười Hai Nhân Duyên – Dependent Origination - Song ngữ

 

Vipassanā Bhāvanā - Mind Development through Insight

Minh Sát Tu Tập

English: Achaan Naeb Mahaniranonda- Boonkanjanaram Meditation Cente

Việt ngữ: Tỳ kheo Pháp Thông, Tỳ Kheo Thiện Minh

Compile: Nhóm Hoa Sen

12. Chương 12 - Minh Sát Tu Tập - Vipassanā Bhāvanā – Mười Hai Nhân Duyên – Dependent Origination - Song ngữ

 

12. Chương 12 1

 

12. Chương 12 - Minh Sát Tu Tập - Vipassanā Bhāvanā – Mười Hai Nhân Duyên – Dependent Origination - Song ngữ

 

1.12 DEPENDENT ORIGINATION (PATICCASAMUPPADA)

1.12. MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN

hay còn gọi là PHÁP DUYÊN KHỞI (PATICCASAMUPPĀDA)

 

12. Chương 12 2

 

Photo 2: Mười Hai Nhân Duyên – Dependent Origination

 

12. Chương 12 2a

 

 

-There is no existing phenomenon that is not the effect of dependent origination. All phenomena arise dependent upon a number of causal factors, called conditions. - Không có hiện tượng nào đang tồn tại mà không phải là kết quả của nhân duyên – nhân là nguyên nhân, và duyên là điều kiện…

When there is this, that is.
With the arising of this, that arises.
When this is not, neither is that.
With the cessation of this, that ceases.

Vì cái nầy có, nên cái kia có.

Vì cái nầy sinh, nên cái kia sinh.

Vì cái nầy không, nên cái kia không.

Vì cái nầy diệt, nên cái kia diệt.

 

Photo 2a: Pháp Duyên Khởi hay Thập Nhị Nhân Duyên (Paṭicchasamuppāda) là một chuỗi nhân và quả tạo thành một vòng xích mười hai mắc (nidana: nhân duyên), minh họa những điều kiện khiến cho có sự sanh và tái sanh.

 

Paticcasamuppada is a series of cause and effects, made into a circular chain of twelve links (nidanas) illustrating the conditions that cause birth and re-birth. It is the sabhava-dhamma (true state of the nature) that governs cause and effect of phenomena, with each link causing the next one to occur. It occurs in samsara-vata and can’t be stopped. It is simply cause and effect, and without a self or outside force ―in this world and other worlds.

Pháp Duyên Khởi hay Thập Nhị Nhân Duyên (Paṭicchasamuppāda) là một chuỗi nhân và quả tạo thành một vòng xích mười hai mắc (nidana: nhân duyên), minh họa những điều kiện khiến cho có sự sanh và tái sanh. Chính thực tánh pháp chi phối các hiện tượng nhân quả này, với mỗi nhân duyên tạo điều kiện cho nhân duyên kế tiếp khởi lên. Nó khởi lên trong vòng luân hồi (samsāra-vatta) và không thể nào ngăn được. Chỉ có nhân và quả, hoàn toàn không có một tự ngã hay tha lực trong thế gian này hay thế gian khác chi phối nó.

 

No person or outside power can make this happen: this is called Paticcasamuppada-dhamma, and it is a cause and aiding condition (paccaya). For example, avijja (ignorance) is the paccaya (1) which leads to (2) Kamma Formations. (See causal links, below.)

Không một người hay một sức mạnh bên ngoài nào có thể làm cho điều này xảy ra, nên gọi là Pháp Duyên Khởi, và trong pháp này, chỉ có nhân và duyên (paccāya). Chẳng hạn, vô minh (avijjā) là duyên đưa đến hành nghiệp [2] …

 

This discussion of Dependent Origination will cover only becoming in this world, as a human being. The twelve-causal links of Dependent Origination are as follows:

Pháp Duyên Khởi đề cập ở đây chỉ nói đến sự trở thành trong thế gian này, như một con người. Mười hai mắt xích nhân duyên của Pháp Duyên Khởi được trình bày như sau:

 

  1. Dependent on Ignorance, arise Kamma-Formations. [1]
  2. Dependent on Kamma-Formations, arises Consciousness.
  3. Dependent on Consciousness, arise Mind and Matter.
  4. Dependent on Mind and Matter, arise the Six Sense Bases.
  5. Dependent on the Six Sense Bases, arises Contact.
  6. Dependent on Contact, arises Feeling.
  7. Dependent on Feeling, arises Craving.
  8. Dependent on Craving, arises Clinging.
  9. Dependent on Clinging, arises Becoming.
  10. Dependent on Becoming, arises Birth.
  11. Dependent on Birth, arise Decay and Death.
  12. Decay and Death leads to sorrow, lamentation, pain, grief and despair, etc.

Duyên Vô Minh, Hành Nghiệp sanh
Duyên Hành Nghiệp, Thức sanh
Duyên Thức, Danh-Sắc sanh
Duyên Danh-Sắc, Lục Nhập sanh
Duyên Lục Nhập, Xúc sanh
Duyên Xúc, Thọ sanh
Duyên Thọ, Ái sanh
Duyên Ái, Thủ sanh
Duyên Thủ, Hữu sanh
Duyên Hữu, Sanh sanh
Duyên Sanh, Lão Tử sanh
Duyên Lão Tử, Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Não sanh

 

12. Chương 12 3

 

Photo 3: Sơ đồ Pháp Duyên Khởi

 

  1. a) From Ignorance to Decay and Death ends the real Dependent Origination. “Sorrow, lamentation”, etc. are what follows, to show that each birth leads to Dukkha―1st Noble Truth. The real Dependent Origination is called Bhava-cakka ― “the wheel of becoming”. As long as one is in samsara, the wheel can never be stopped.

Từ Vô Minh đến Lão – Tử đã chấm dứt Pháp Duyên Khởi thực thụ. “Sầu, Bi, Khổ v.v…” chỉ là những gì tiếp nối cho thấy rằng mỗi lần sanh đều dẫn đến Khổ (dukkha) – Thánh Đế Thứ Nhất. Pháp Duyên Khởi hay Thập Nhị Nhân Duyên còn được gọi là Hữu Luân — Bhavacakka. Hễ còn nằm trong vòng luân hồi thì bánh xe này chẳng thể nào dừng lại được.

 

[1] The three types of kamma-formations that can determine one‟s bourne are: formation of merit, formation of demerit, and formation of the imperturbable (4tharupa-jhana).

 

  1. b) Terms - Định Danh

 

  1. Avijja (Ignorance) means failure to realize the Four Noble Truths.
  2. Sankhara (Kamma Formations) is not the Sankhara of the Five Khandhas. Sankhara here is kamma collected from the past life that leads to rebirth. There are three kinds of Sankhara: punna (merit), apunna (non-merit), anenjha (the highest arupa-jhana).
  3. Vinnana (Consciousness) is patisandhi-vinnana, or rebirth consciousness.
  4. Nama-Rupa (Mind and Matter) is three cetasikas: vedana, sanna, sankhara plus kammasharupa (body created by kamma).

1) Vô Minh (avijjā) là không thông đạt Tứ Đế.

2) Hành Nghiệp (sankhāra) không phải là hành uẩn trong ngủ uẩn. Hành Nghiệp ở đây là nghiệp tích lũy từ kiếp quá khứ đưa đến tái sanh. Có ba loại: Phước Hành(puññābhasankhāra), Phi Phước Hành (apuññābhasankhāra), Bất Động Hành (āneñjābhasankhāra, Tứ thiền vô sắc)

3) Thức (viññāṇa) tức Thức tái sanh (patisandhi viññāna)

4) Danh-Sắc (nāma-rūpa) là ba tâm sở: thọ, tưởng, hành, cộng với sắc do nghiệp sanh (kammajārūpa).

 

  1. Six Sense Bases (Salayatana) are eye, ear, etc.
  2. Contact (Phassa) refers to the cetasika (mental property) that directs citta (mental state) to the object of the Six Sense Bases.
  3. Feeling (Vedana) is the cetasika (vedana-cetasika) that knows if feeling is sukha, dukkha, etc.
  4. Craving (Tanha) is the lobha-cetasika that feels desire when six senses operate.

5) Lục Nhập (sālaàyatana) tức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý xứ.

6) Xúc (phassa) nói đêùn tâm sở hướng tâm đến đối tượng của Lục Nhập.

7) Thọ (vedanā) là tâm sở cảm nhận thọ lạc hay thọ khổ, …

8) Ái (tanhā) là sở hữu tham (lobha-cetasika), cảm thấy mong muốn khi sáu căn hoạt động.

 

  1. Clinging (Upadana) is the cetasika that grows out of lobha-cetasika, but is stronger.
  2. Becoming (Bhava) is Kamma-bhava, or existence wherein good or bad kamma is created.
  3. Birth (Jati)―refers to the Five Khandhas, or nama-rupa.
  4. When Jati occurs, then there is decay and death.

9) Thủ (upādāna) là tâm sở phát xuất từ sở hữu tham, nhưng cường độ mạnh hơn.

10) Hữu (bhava) là nghiệp hữu (kammabhava), hay sự hiện hữu trong đó các nghiệp thiện ác được tạo tác.

11) Sanh (jāti) nói đến Năm Uẩn hay Danh-Sắc.

12) Lão – Tử (jaramaranaṃ) sự tiếp nối đương nhiên của sanh hữu.

 

The Lord Buddha described dependent origination (paticcasamuppada-dhamma) so that we can realize the truth of sabhava-dhamma (true state of the nature) and see that it occurs by itself with cause and paccaya (aiding condition). The purpose of this is to help realize nama-rupa are anicca, dukkha, and anatta (sabhava-dhamma).

Đức Phật mô tả pháp Duyên Khởi này để chúng ta có thể nhận ra sự thực của mọi hiện hữu, chúng phát sanh khi có đủ nhân và duyên. Điều này giúp chúng ta nhận raDanh-Sắc là vô thường, khổ và vô ngã.

 

Avijja (ignorance) is first on the chain of Dependent Origination, but actually it is like a wheel, or circle, which has no beginning or end. Avijjais chief, however, of the links in the chain; since ignorance is a root cause of defilements, elimination of ignorance through wisdom is the only way to break the chain. Ignorance comes from the asavas (cankers): canker of sense desire, canker of becoming, canker of views, canker of ignorance ―but all four derive from ignorance, which is ignorance of the Four Noble Truths.

Vô minh được xem là mắc xích đầu tiên trong chuỗi duyên khởi, nhưng thực ra nó cũng giống như một bánh xe hay một vòng tròn, không có điểm khởi đầu hay kết thúc. Tuy nhiên, vô minh là mấu chốt của những mắc xích trong chuỗi duyên khởi, bởi lẽ nó là nhân căn để của mọi phiền não. Sự diệt vô minh bằng trí tuệ là cách duy nhấtđể phá vỡ chuỗi duyên khởi. Vô minh xuất phát từ các lậu hoặc — dục lậu, hữu lậu, kiến lậu và vô minh lậu. Thế nhưng cả bốn lậu này lại bắt nguồn từ vô minh. Vô minhđó là bất tri Tứ Thánh Đế.

 

Once, Ananda was telling the Buddha how beautiful Paticcasamuppada is and how easy to understand. “Not so”, said the Buddha. “Dependent Origination is deep, profound, and difficult to understand.” If someone would like to study Dependent Origination, it is advisable to get a book written especially on the subject, and he will be surprised at the profound wisdom of the Lord Buddha. The benefit of this dhamma will be to prevent the wrong view of self by showing that everything happens by cause, and there is no self, soul, god, etc. to cause anything.

Một lần, Trưởng lão Ananda thưa với Đức Phật rằng, Pháp Duyên Khởi này thật là tuyệt diệu và dễ hiểu. “Không phải đâu”, Đức Phật nói, “Pháp Duyên Khởi rất là thâm sâu và khó hiểu đấy.” Nếu có người nào muốn nghiên cứu về Pháp Duyên Khởi, tốt nhất nên tìm một cuốn sách đặc biệt viết về đề tài này và chắc chắn sẽ vô cùng kinh ngạc trước trí tuệ thâm sâu của Đức Phật. Lợi ích của pháp này là ngăn được ngã kiến, do thấy rằng các pháp phát sanh do duyên và hoàn toàn không có tự ngã, linh hồn hay Thượng đế v.v… tạo dựng ra cái gì cả.

 

1.12.1 How Bhava-Cakka (the 12 links or 11 Paccaya) Destroys Wrong View.

1.12.1 Làm thế nào 12 nhân duyên và 11 duyên phá hủy tà kiến?

Chứng thực Thập Nhị Nhân Duyên (Hữu Luân) thì hủy diệt được tà kiến như thế nào?

 

Realizing the truth of Paticcasamuppada will destroy vipallasa dhamma (perversity of perception) by the power of wisdom:

Sự thực chứng Pháp Duyên Khởi sẽ hủy diệt Điên Đảo Tưởng (vipallāsa) bằng năng lực của trí tuệ.

 

12. Chương 12 4

 

Photo 4: "Mirror, Mirror gương, trên tường ... Đây là cơ hội cuối cùng của bạn!”

 

  1. Avijja (Ignorance)

When it is realized that ignorance (avijja) is the paccaya (aiding condition) of kamma-formations, it destroys the wrong view that some Higher Power caused or created everything.

  1. Vô minh (avijjha): Khi người ta nhận ra vô minh là paccaya (duyên trợ) của hành nghiệp, nó tiêu diệt tà kiến cho rằng có một quyền lực cao cả hơn tạo nên vạn vật.

 

  1. Kamma-Formation

Because it is realized that kamma-formations cause rebirth consciousness (patisandhivinnana), it destroys the illusion of self (sakkaya-ditthi) ―because it’s not “you” being reborn, only rebirth consciousness.

  1. Hành (Kamma): Bởi vì người ta nhận thức rằng hành tạo nên thức tái sinh (patisandhiviññāṇa), nó đoạn trừ ảo tưởng về ngã (sakka-diṭṭhi) - bởi vì nó không phải "hành giả" được tái sinh, mà chỉ là thức tái sinh.

 

  1. Nama-Rupa

Because consciousness is the paccaya (aiding condition) to nama and rupa (which is cetasikaand rupa), this changes the wrong view that nama-rupa is substantial and permanent.

  1. Danh và sắc (nāma-rūpa): Bởi vì thức là paccaya (duyên trợ) cho Danh và sắc (đó là tâm sở và sắc pháp), điều này thay đổi tà kiến cho rằng danh và sắc là bền vững và thường còn.

 

  1. Six Sense Bases

Because nama-rupa is the paccayato the six sense bases (eye, ear, nose, etc.), the wrong view is changed that we hear, we see.

  1. Lục căn: Bởi vì danh sắc là duyên trợ cho lục căn, tà kiến bị thay đổi khi chúng ta nghe và thấy.

 

  1. Contact

Because the six sense bases are paccaya for contact (phassa), and phassa is made up of organ, object, and the citta that knows (vinnana), the wrong view is destroyed that sense organ, object, and citta are self.

  1. Xúc: Bởi vì lục căn là duyên với xúc (phassa) và xúc được tạo nên bởi căn, trần và tâm để nhận biết (viññāṇa) là bản ngã, tà kiến bị đoạn diệt vì căn, trần và tâm.

 

  1. Feeling

Because contact is the paccaya to feeling, such as sukha-vedana, etc. ―the wrong view is changed that “we” have pleasure or suffer.

  1. Thọ: Bởi vì xúc là duyên trợ với thọ, chẳng hạn như lạc thọ v.v... tà kiến bị thay đổi bởi việc cho là "chúng ta" có hạnh phúc hoặc khổ đau.

 

  1. Craving

Because feeling is the paccaya that results in tanha (which expressed in terms of mental properties is lobha-cetasika), the wrong view is destroyed that sense pleasures in any bhava lead to happiness.

  1. Tham ái: Bởi vì thọ là duyên trợ dẫn đến kết quả tham ái- Taṇhā (được diễn tả bằng thuật ngữ của tâm sở, là sở hữu tham) tà kiến cho rằng những dục lạc ở trong bất cứ hữu- bhava nào dẫn đến hạnh phúc đều bị đoạn trừ.

 

  1. Clinging

Because tanha is the paccaya for clinging (upadana), which is composed of lobha-cetasika and ditthi-cetasika, the wrong view is changed that something is attractive, beautiful, pleasant-smelling, etc., and thus should be clung to.

  1. Chấp thủ: Bởi vì ái là duyên trợ cho sự chấp thủ (upādāna) nó bao gồm sở hữu tham và sở hữu tà kiến, tà kiến cho rằng một cái gì đó hấp dẫn, xinh đẹp, mùi vị dễ chịu v.v... bị thay đổi, và như vậy không còn bị bám víu.

 

12. Chương 12 5

 

 

Photo 5: Tác ý là ý muốn hoặc hành động tạo nên quả (Vipāka) - đó là Tái sinh hoặc Hữu

 

  1. Becoming - Hữu

Because upadana (clinging) is the paccaya for Becoming, it destroys the wrong view that when one dies there is no rebirth. (Actually, upadana causes Becoming ―which is cetana-cetasika-citta. Cetanais the volition or action which brings about result (vipaka) ―which is Rebirth or Becoming.)

  1. Hữu: Bởi vì upādāna (thủ) là duyên trợ cho Hữu, nó tiêu diệt tà kiến cho rằng khi người ta chết thì không còn tái sinh. (Thực tế thủ tạo nên Hữu - đó là tác ý tâm sở. Tác ý là ý muốn hoặc hành động tạo nên quả (Vipāka) - đó là Tái sinh hoặc Hữu).

 

  1. Birth

Because becoming (bhava) is the paccaya for birth (jati) [1], it destroys the wrong view that the Five Khandhas are happiness.

  1. Sinh: Bởi vì hữu (bhava) là duyên trợ cho sinh (Jāti) [4], nó tận diệt tà kiến cho rằng 5 uẩn là hạnh phúc.

 

  1. Decay and Death

Because birth (jati) is the paccaya for decay and death, the wrong view is changed that the Five Khandhas are beautiful, permanent, and personal.

  1. Hoại và chết: Bởi vì sinh là duyên trợ cho hoại, tà kiến cho rằng 5 uẩn là xinh đẹp, thường còn và là của mình.

 

1.12.2 Aspects of Paticcasamuppada - 1.12.2. Những khía cạnh của duyên khởi.

Những phương diện của Pháp Duyên Khởi

 

There are seven ways of looking at the law of Dependent Origination: as to links and connections, period and times, etc. Here, only a few will be discussed.

Pháp Duyên Khởi có thể được nhìn theo bảy cách như: các chi (12 chi); ba tục đoạn (móc nối); ba thời (quá khứ, hiện tại, vị lai); bốn yếu lược; v.v… Tuy nhiên, ở đây chỉ đề cập đến một vài phương diện quan trọng.

 

  1. Modes or qualities (see Figure 1-4)
  2. a) There are twenty elements in this breakdown. Five causes from past existence: Ignorance (Avijja), Kamma Formation (Sankhara), Craving (Tanha), Clinging (Upadana), Process of Existence or Becoming (Bhava).
  3. b) Five results in the present: Consciousness (Vinnana), Mental and Physical Existence (Namaand Rupa), Six Sense Bases (Salayatana), Contact (Phassa), Feeling (Vedana).
  4. c) Five causes in the present: Tanha, Upadana, Bhava, Avijja, and Sankhara.
  5. d) Five results in the future: Vinnana, Nama-rupa, Ayatana, Phassa, Vedana (Refers to rebirth, decay, and death. Fig 1-4).
  6. Phương thức hoặc tính cách (Xem sơ đồ 1-4)
  7. a) Có 20 yếu tố trong sự phân tích này. Năm nhân từ kiếp quá khứ: Vô minh (Avijjha), Hành (Sankhāra) Tham ái (Taṇhā); Chấp thủ (Upādāna). Hữu (Bhava).
  8. b) Năm quả trong hiện tại: Tâm thức (Viññāṇa), Danh sắc (Nāma - rūpa), Lục căn (Salayatana), Xúc (Phassa) Thọ (Vedanā)
  9. c) Năm nhân ở hiện tại: Ái, Thủ, Hữu, Vô minh và hành.
  10. d) Năm quả ở tương lai: Thức, Danh sắc, Lục căn, Xúc và Thọ (Ðề cập đến tái sinh, già và chết. Sơ đồ 1- 4

 

[1] There are four yoni (ways of birth): 1) viviparous (womb-born) 2) oviparous (egg-born) 3) moisture-born 4) spontaneously born.

 

Notes (see Figure 1-4) - Lưu ý: (Xem sơ đồ 1-4)

 

  1. a) In the past there were five causes that determined our present existence (bhava). Avijja (1), the root cause, results because we fail to realize supramundane wisdom (lokuttara). Through this ignorance, living in the mundane (lokiya), we create kamma, both bad and good, called kamma formations (sankhara) (2). For example, if we practice samatha to reach jhana we are in lokiya creating sankhara (even though it is good), and this leads to tanha (8).
  2. a) Trong quá khứ, có 5 nhân xác định sự hiện hữu của chúng ta (bhava). Vô minh Avijjha(1) nhân chính, tạo quả, vì chúng ta không nhận thức được pháp siêu thế (lokuttura). Do vô minh này, sống trong Hiệp thế (kokiya), chúng ta tạo nghiệp - kamma; xấu lẫn tốt, được gọi là hành (Sankhāra) (2). Ví dụ; nếu chúng ta tu tập thiền chỉ- Thiền định để đạt thiền, chúng ta ở trong hiệp thế tạo nên hành (mặc dù nó tốt), và điều này dẫn đến tham ái (8).

 

When tanha becomes stronger, it changes to upadana (9): When we want something, it is tanha, but when we possess it, it becomes clinging. This clinging leads to becoming (bhava) (10). There are two kinds of bhava: kamma-bhava, active process of becoming (past life), and uppati-bhava, the rebirth process. Kamma-bhava is kusala or akusala, and determines the future. Uppati-bhava is the process that carries out the destiny of the new becoming, which was determined by kamma-bhava.

Khi ái dục mạnh mẽ hơn, nó thay đổi đến thủ- uppadana (9): Khi chúng ta ham muốn một điều gì đó là tham ái, nhưng khi chúng ta đạt được, nó trở thành điều chấp thủ. Sự chấp thủ này dẫn đến hữu (bhava) (10). Có 2 loại hữu: nghiệp hữu - Kamma-bhava, tiến trình tích cực của hữu (kiếp quá khứ), và uppati - bhava, tiến trình tái sinh. Kamma-bhava nghiệp hiện tại là thiện hoặc bất thiện, và xác định cho tương lai. Uppati-bhava là tiến trình đem lại định mệnh của sự hữu mới (sự thành hình mới) được quyết định bởi nghiệp hữu.

 

12. Chương 12 figure 1 4

 

12. Chương 12 sơ đồ 1 4

 

Each of the five nidanas (links) from the past are paccaya to the next one, and the result then becomes paccaya to the next.

Mỗi trong 5 mối liên kết (Nidāna) từ quá khứ là duyên (paccaya) cho phần kế tiếp, và rồi quả trở thành duyên cho phần kế tiếp.

 

Bhava implies the creation of kamma, because in any becoming (bhava) we are living in samsara. The law of sabhava-dhamma, which is paticcasamuppada, is that when you do any kamma you receive that kamma―and nobody can escape this, or change the result. This is the law of nature that brings about justice.

Hữu bao hàm sự tạo nghiệp (Kamma), bởi vì ở bất cứ hữu (bhava) chúng ta đang sống trong vòng luân hồi. Ðịnh luật của thực tướng pháp- sabhava-dhamma đó là thập nhị nhân duyên, nghĩa là khi hành giả tạo nên bất cứ nghiệp nào thì lãnh nghiệp đó - và không ai có thể tránh khỏi điều này, hoặc thay đổi kết quả. Ðây là định luật tự nhiên mang lại sự công bằng.

 

  1. b) These five results from the past existence, in the present represent qualities that one has when born into a becoming as a human being.
  2. b) Năm quả này từ kiếp trước trong hiện tại tiêu biểu những phẩm chất khi chúng sinh ra được làm người.

 

  1. c) Five causes in the present. The fifth result in the present (feeling) leads to the first cause in the present (craving), which leads to clinging, bhava (existence), and then to ignorance and kamma-formations (8, 9, 10, 1, 2). The bhava here is uppati-bhava, which determines the new life. This bhava leads to Ignorance, because one doesn’t realize the Four Noble Truths. This creates kamma (bad and good) again, which becomes Sankhara (Kamma-Formations).
  2. c) Năm nhân trong hiện tại. Nhân thứ năm trong hiện tại (thọ) dẫn đến nhân thứ nhất trong hiện tại (tham ái) rồi dẫn đến (chấp thủ), bhava (hữu), và sau đó đến vô minh và hành nghiệp (8, 9, 10, 12). Bhava ở đây là upatti - bhava (tiến trình tái sinh), xác định một kiếp sống mới. Hữu này dẫn đến vô minh, bởi vì chúng sanh không nhận ra được Tứ Diệu Ðế. Sự kiện này tạo nên nghiệp (xấu và tốt) trở lại, rồi trở thành hành động.

 

Sankhara (Kamma-Formations), in this group, is when you are doing kusala or akusala actions. Bhava (becoming), in this group, means the kamma is finished.

Trong nhóm này, hành là khi hành giả đang thực hiện những hành động Kusala (thiện) hoặc akusala (bất thiện). Bhava (hữu), trong nhóm này, có nghĩa là (nghiệp) Kamma đã được chấm dứt.

 

  1. d) Five results in the future.

Sankhara is the paccaya for rebirth consciousness (patisandhi-vinnana). The next four are nama and rupa, in the present existence. These five make a total of 20 modes. These 20 modes are like a wheel that has no beginning or end. But the Lord Buddha knew that the chief cause (root) was avijja (ignorance).

  1. d) Năm quả trong tương lai.

Hành là duyên cho thức tái sinh (patisandhi - viññāṇa) Bốn phần kế tiếp là danh sắc trong kiếp hiện tại. Năm phần này tạo nên một tổng hợp của 20 phương thức. Hai mươi phương thức này giống như một bánh xe, nó không có sự khởi đầu hoặc kết thúc. Nhưng đức Phật biết rằng nhân chính là avijjha (vô minh).

 

12. Chương 12 figure 1 5

  

  1. Three Connections. (See Figure 1-6)
  2. Ba sự liên kết (Xem sơ đồ 1-6)

 

In this aspect, we look at the nidana in terms of three connections:

  1. a) The round of defilement (kilesa).
  2. b) The round of kamma.
  3. c) The round of result (vipaka).

Ở khía cạnh này, chúng ta nhìn vào Nidāna (mối liên kết) bằng thuật ngữ của ba sự liên kết:

  1. a) Vòng phiền não (Kilesa)
    b) Vòng nghiệp (Kamma)
    c) Vòng quả (Vipāka)

 

  1. a) Round of defilement refers to:

Ignorance (avijja) (1)

Craving (tanha) (8)

Attachment (upadana) (9)

  1. a) Vòng Phiền não đề cập đến:

Vô minh (Avijjha) (1)
Tham ái (Taṇhā) (8)
Chấp thủ (Uppadana) (9)

 

  1. b) Round of kamma refers to:

Becoming (bhava) (10)

Kamma Formations (sankhara) (2)

  1. b) Vòng Nghiệp đề cập đến:

Hữu (Bhava) (10)
Hành (Sankhāra) (2)

 

  1. c) Round of result refers to:

Consciousness (vinnana) (3)

Mind and matter (nama-rupa) (4)

Six Sense Bases (salayatana) (5)

Contact (phassa) (6)

Feeling (vedana) (7)

  1. c) Vòng Quả đề cập đến:

Thức (Viññāṇa) (3)
Danh Sắc (Nāma-rūpa) (4)
Lục nhập (Salayatana) (5)
Xúc (Phassa) (6)
Thọ (Vedanā) (7)

 

12. Chương 12 figure 1 6

  

  1. Two Roots of action (Figure 1-4, 1-5)
  2. Hai nhân của hành động (Sơ đồ 1-4, 1-5)

 

To understand paticcasamuppada, it is important to know that there are two roots for action, avijja (ignorance) and tanha (craving). Avijjais the root cause for tanha, and tanha is the root cause for avijja. Avijjais the past and tanha is the present, but in the end, they are roots for each other ―and the circle can go either way.

Ðể hiểu được thập nhị nhân duyên, điều quan trọng nhất là người ta phải biết rằng có hai nhân đưa đến hành động, vô minh và tham ái. Vô minh (avijjha) là nhân chính dẫn đến Taṇhā (tham ái), và tham ái là nhân chính cho vô minh. Vô minh là quá khứ và tham ái là hiện tại, nhưng cuối cùng chúng là các nhân với nhau - và vòng tròn có thể đi bằng 2 cách. (vẽ hình)

 

12. Chương 12 figure avijjha root

 

The first root (link) leads to vedana, the seventh link. Then it leads to tanha (eighth link-root), then to (9) upadana,to (10) bhava, to (11) jati, and then (12) decay and death. One who has ditthi-carita (with wrong view) thinks there is no cause and result, there is no punna (merit), no papa (evil), and no rebirth. That is why the Lord Buddha showed avijja as the root cause, to show there is cause (avijja) and result. The result in the present is (3) patisandhi-vinnana leading to (4) nama and rupa, (5) six sense bases, (6) contact, (7) feeling. These links (3-7) in the present are caused by avijja (root) in the past and sankhara (1&2). As long as one has avijja there will be a result.

Nhân đầu tiên (mối liên kết) dẫn đến thọ, mối liên kết thứ 7. Sau đó nó dẫn đến tham ái (mối liên kết thứ 8 -), sau đó đến (9) thủ đến (10) hữu, đến (11) sanh và sau đó (12) già chết. Người tà kiến cho rằng không có nhân và quả; không có công đức (punna), không có xấu xa (papa) và không có tái sinh. Cho nên đức Phật cho rằng vô minh là nhân chính, để cho thấy có nhân (avijjha) và quả. Quả hiện tại là (3) thức tái sanh dẫn đến (4) danh sắc (5) lục nhập (6) xúc (7) thọ. Những mối liên kết này (3 - 7) trong hiện tại được tạo nên bởi vô minh (nhân) trong quá khứ và hành (1 & 2). Cho đến khi một người vẫn còn vô minh, sẽ có một quả.

 

Tanha (8) caused by its paccaya, vedana (7), leads to upadana (9) and bhava (10). These then circle back to avijja (1) and sankhara (2). These five (8, 9, 10, 1, 2) are present causes and are the result of (1) avijja. The result of avijja(1) and sankhara (2) is to repeat 3-7 (Present Existence) again.

Tham ái (8) được tạo ra bởi duyên của nó, thọ (7) dẫn đến thủ(9) và hữu (10). Rồi sau đó vòng tròn này quay trở lại vô minh (1) và hành (2). Năm phần này (8, 9, 10, 1, 2) là những nhân hiện tại và quả của (1) vô minh. Quả của vô minh (1) và hành (2) là để lập lại 3 - 7 (kiếp hiện tại) nữa.

 

When (8) tanha is reached 8, 9, 10, 1, 2 become the cause again in the present. And so the wheel goes round and round. Every time one is reborn (11), 3-7 begin and this leads to (12) Decay and Death.

Khi (8) tham ái được đạt đến 8, 9, 10, 1, 2 trở thành nhân trở lại trong hiện tại. Và như vậy bánh xe quay vòng tròn. Mỗi khi một người được tái sinh (11) 3 - 7 bắt đầu và sự kiện này dẫn đến (12) già và chết.

 

Seeing the result of tanha, one who has the wrong view that everything is permanent, no decay or changes, or one with strong raga-carita (one with lust for life), can see that nama-rupa leads to decay and death. In the circle of birth and death we are continually reborn in the three lokas (kama-loka, rupa-loka, and arupa-loka―or thirty-one bhumi). To escape from this, we must practice Satipatthana according to the principles laid down in the Maha-satipatthana Discourse, which is the first element of Bodhipakkiya-dhamma―and leads to realization of the Four Noble Truths.

Nhìn thấy quả của tham ái, người có tà kiến cho rằng vạn vật thì thường còn, không có già hoặc đổi thay, hoặc một người với (raga-carita) tham sống mạnh mẽ có thể thấy rằng danh sắc dẫn đến già và chết. Trong vòng sinh và tử, chúng ta liên tục tái sinh trong ba cõi (loka) (kama - loka (dục giới); rūpa loka (sắc giới) và arūpa loka (vô sắc giới) - hoặc 31 cõi). Ðể thoát khỏi điều này, chúng ta phải tu tập Tứ niệm xứ, theo những nguyên tắc được đặt ra trong kinh Maha-Satipaṭṭhāna (Ðại niệm xứ), là yếu tố đầu tiên của 37 pháp trợ Bồ đề - Bodhipakkiyadhamma - và dẫn đến sự nhận thức được Tứ Diệu Ðế.

 

12. Chương 12 6

 

 Photo 6: Trong vòng sinh và tử, chúng ta liên tục tái sinh trong ba cõi (loka)  (kama - loka (dục giới); rūpa loka (sắc giới) và arūpa loka (vô sắc giới) - hoặc 31 cõi).

 

***   ***   ***

 

 [1] Lẽ dĩ nhiên, sự sanh và diệt của danh và sắc thì nhanh hơn một cảnh trong một phim - gấp hàng ngàn lần.

 [2] Ở đây, thọ, tưởng, hành (thông thường 5 uẩn) đang thực hiện chức năng sở hữu, nó đi đến việc tạo nên thức uẩn.

 [3] Có 3 loại nghiệp hành có thể xác định phạm vi của chúng ta: công đức hành, phi công đức hành, an tịnh hành (4 thiền vô sắc)

 [4] Có bốn hình thức yoni (tái sanh): 1) thai sanh, 2) noãn sanh, 3) thấp sanh, 4) hóa sanh

 

***   ***   ***

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/images/file/Ek9kQjfF1wgQANp7/minhsattutap.pdf
  2. https://www.vipassanadhura.com/PDF/vipassanabhavana.pdf
  3. https://www.budsas.org/uni/u-gtmst/gtmst-11.htm
  4. https://theravada.vn/minh-sat-tu-tap-chuong-xi-nhan-duyen-che-an-tam-tuong/
  5. Photo 2: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/175-14-thap-nhi-nhan-duyen-song-ngu
  6. Photo 3: https://tienvnguyen.net/p154a1057/07-thap-nhi-nhan-duyen
  7. Photo 4: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/321-76-chuyen-mot-phu-nu-vo-minh-song-ngu
  8. Photo 5: https://tienvnguyen.net/p154a1057/07-thap-nhi-nhan-duyen
  9. Photo 6: https://budsas.blogspot.com/2008/07/cc-ci-gii.html

 

Read 411 times

Tìm Bài - Search

Main Menu

Xem Nhiều Nhất - Most Read

05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe?  - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ 05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe? - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ Thursday, 12 August 2021 ... Kiều mạch ngày càng được biết đến là... More detail
[7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Thursday, 05 August 2021 Once a friend of mine and I agreed that it would be helpful for... More detail
[13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Friday, 13 August 2021 Head of Business College: "In teaching shorthand and typewriting,... More detail
06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên          The polarity Process: Energy and Form 06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên The polarity Process: Energy and Form Saturday, 20 November 2021 Theo Ths. BS Nguyễn Thị Tuyết Mai (Bác sĩ chuyên... More detail
25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ 25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ Wednesday, 24 November 2021 Right vision, or understanding: understanding that life always... More detail
0.png0.png1.png8.png2.png3.png9.png8.png
Today375
Yesterday398
This week1442
This month3913
Total182398

Visitor Info

  • Browser: Unknown
  • Browser Version:
  • Operating System: Unknown

Who Is Online

3
Online

2024-04-19