38. Vấn Đề Nan Giải Và Giải Pháp Nhân Đạo - Critical Proplems And Their Compassionate Solution - Song ngữ

 

Critical Proplems And Their Compassionate Solution

Vấn Đề Nan Giải Và Giải Pháp Nhân Đạo

English: Ajahn Brahm

Việt ngữ: Chơn Quán Trần-ngọc Lợi

Compile: Lotus group

38. Vấn Đề Nan Giải Và Giải Pháp Nhân Đạo - Critical Proplems And Their Compassionate Solution - Song ngữ

 

38. Vấn đề 1

 

Chương 6: Vấn Đề Nan Giải Và Giải Pháp Nhân Đạo - Critical Proplems And Their Compassionate Solution

 

46. The law of karma - Luật Nhân Quả

 

38. Vấn đề 2 karma

The law of Karma

 

Most Westerners misunderstand the law of karma. They mistake it for fatalism, where one is doomed to suffer for some unknown crime in a forgotten past life. This is not quite so, as this story will show.

Phần lớn người Phương tây hiểu lầm luật nhân quả. Họ lầm với thuyết định mệnh theo đó người khổ có số khổ được định sẵn và giờ phải lãnh chịu. Tôi không nghĩ vậy. Câu chuyện dưới đây giải thích tại sao?

 

Two women were each baking a cake.

Có hai bà nọ, mỗi người làm một ổ bánh.

 

The first woman had miserable ingredients. The old white flour had to have the green moldy bits removed first. The cholesterol-enriched butter was almost going rancid. She had to pick the brown lumps out of the white sugar (because someone had put in a spoon wet with coffee), and the only fruit she had were ancient sultanas, as hard as depleted uranium. And her kitchen was of the style called ‘pre-World War’—which World War was a matter of debate.

Bà thứ nhất dùng nguyên liệu hạng bét: bột đóng meo cần phải được sàng lọc; bơ chứa choleseterol muốn hôi dầu; đường kết cục đen ngòm (vì vị muỗng khuấy cà phê thọt vô); mứt là nho khô cứng còng (như bã của khoáng uranium đã qua tinh chế); bếp cỗ lỗ sĩ của thời trước Thế chiến.

 

The second woman had the very best of ingredients. The organically grown whole-wheat flour was guaranteed GM free. She had cholesterol-free margarine, raw sugar and succulent fruit grown in her own garden. And her kitchen was ‘state-of-the-art’, with every modern gadget.

Bà thứ nhì dùng toàn nguyên liệu tốt: bột nguyên chất bảo đảm không có GM (22GM = Genetically modified hay có gen nhân tạo) ; bơ thực vật không có cholesteroll; đường mía; mứt làm bằng trái cây của vườn nhà; bếp tối tân với đủ thứ chức năng hiện đại.

 

Which woman baked the more delicious of cakes?

Như vậy, giữa hai bà ai là người làm bánh ngon nhất?

 

It is often not the person with the best ingredients who bakes the better cake—there is more to baking a cake than just the ingredients. Sometimes the person with miserable ingredients puts so much effort, care and love into their baking that their cake comes out the most delicious of all. It is what we do with the ingredients that counts.

Không hẳn bà thứ hai sẽ làm ra chiếc bánh ngon nhất vì trong kỹ thuật làm bánh còn nhiều yếu tố khác, chứ không phải có nguyên liệu và dụng cụ tốt là đủ. Sự cố gắng, chăm chút và yêu nghề nhiều khi đem lại kết quả không ngờ.

 

I have some friends who have had miserable ingredients to work with in this life: they were born into poverty, possibly abused as children, not clever at school, maybe disabled and unable to play sport. But the few qualities they did have they put together so well that they baked a mightily impressive cake. I admire them greatly. Do you recognize such people?

Một số bạn tôi có “nguyên liệu” làm “bánh đời” rất tồi. Họ sanh ra trong nghèo khó, có thể bị đối xử tàn tệ lúc thiếu thời, không xuất sắc trên ghế nhà trường, bị thêm chút tật nguyền, và không biết môn thể thao nào hết nhưng sự hiểu biết về đời của họ giúp họ có cuộc sống đầy ý nghĩa. Bạn có biết ai trong trường hợp này không?

 

I have other friends who have had wonderful ingredients to work with in this life. Their families were wealthy and loving, they were intelligent at school, talented at sport, good looking and popular, and yet they wasted their young lives with drugs or alcohol. Do you recognize such a one?

Một số bạn khác của tôi, trái lại, có “nguyên liệu” làm “bánh đời” rất tốt. Họ sinh ra trong gia đình giàu sang, phú quý, đẹp đẽ, thông minh, học giỏi, rành thể thao và được ngưỡng mộ. Nhưng họ phí đời vì nghiện ngập và rượu chè. Bạn có biết ai trong trường hợp này không?

 

Half of karma is the ingredients we have got to work with. The other half, the most crucial part, is what we make of them in this life.

Phân nửa của nghiệp là nguyên liệu mà chúng ta cần có để làm “chiếc bánh đời ta”. Phân nửa kia, rất quan trọng là những gì chúng ta làm với «nguyên liệu của đời chúng ta.”

 

47. Drinking tea when there’s no way out - Uống trà lúc không còn lối thoát

 

38. Vấn đề 3 uống trà

Drinking tea when there’s no way out

 

There is always something we can do with the ingredients of our day, even if that something is just sitting down, enjoying our last cup of tea. The following story was told to me by a fellow schoolteacher, who had served in the British Army in World War II.

Luôn luôn có cái gì đó chúng ta có thể làm với các “nguyên liệu của một ngày sống chúng ta” dầu cái gì đó chỉ là ngồi xuống thưởng thức chén trà cuối cùng. Tôi được nghe câu chuyện sau đây kể bởi một quân nhân gốc thầy giáo chiến đấu trong thế chiến II.

 

He was on patrol in the jungles of Burma; he was young, far from home and very frightened. The scout from his patrol returned to tell the captain the terrible news. Their small patrol had stumbled into a huge number of Japanese troops. The patrol was vastly outnumbered and completely surrounded. The young British soldier prepared himself to die.

Bấy giờ ông là một lính trẻ, xa nhà, nhát gan, đang đóng trong rừng rậm ở Miến Điện. Trinh sát viên về báo cho đại úy đại đội trưởng biết đại đội ông bị quân Nhật rất đông, bao vây tứ phía. Thế là thập tử nhất sinh (mười phần chết một phần sống)!

 

He expected his captain to order the men to fight their way out: that was the manly thing to do. Maybe someone would make it. If not, well, they would take some of the enemy with them into death; that’s what soldiers did.

Anh nghĩ rồi thế nào đại úy của anh cũng sẽ ra lệnh mở đường máu - rất đẫm máu - để may ra một ít được thoát thân. Nếu không thoát được, họ cũng sẽ có một số lính Nhật làm bạn đồng hành trên đường xuống chốn suối vàng: nhiệm vụ của lính chiến là vậy đó.

 

But not the soldier who was the captain. He ordered his men to stay put, sit down, and make a cup of tea. It was the British Army, after all!

Nhưng đại úy đại đội trưởng của anh không phải là lính chiến thường tình. Ông ra lệnh án binh bất động, mọi người ngồi xuống, và pha trà. Quân đội Hoàng gia Anh mà (người Anh có truyền thống thích trà)!

 

The young soldier thought his commanding officer had gone mad. How can anyone think of a cup of tea when surrounded by the enemy, with no way out and about to die? In an army, especially at war, orders had to be obeyed. They all made what they thought was to be their last cup of tea. Before they had finished drinking their tea, the scout came back and whispered to his captain. The captain asked for the men’s attention.

‘The enemy has moved,’ he announced. ‘There is now a way out. Pack your kit quickly, and quietly—let’s go!’

Anh lính trẻ nghĩ đại úy của anh điên rồi! Ai đời bị bao vây nguy khốn, sắp chết đến nơi như thế này mà ngồi lại uống trà? Trong quân đội, nhất là vào thời chiến kỷ luật là kỷ luật, phải được tuân hành. Tất cả đều nghĩ đây là chén trà cuối cùng của họ. Trong lúc họ uống chưa hết bình trà, trinh sát viên trở lại kề miệng nói nhỏ với viên đại úy. Đại úy ra lệnh cho lính chú ý và tuyên bố:

“Địch chuyển quân rồi. Đường thoát đã sẵn. Nai nịt. Rút quân trong thầm lặng. Lên đường!”

 

They all got out safely, which is why he could tell me the story many years later. He told me that he owed his life to the wisdom of that captain, not just at war in Burma, but many times since. Several times in his life, it was as if he was surrounded by the enemy, completely outnumbered, with no way out and about to die. He meant by ‘the enemy’ serious illness, horrendous difficulty and tragedy, in the middle of which there seemed no way out. Without the experience in Burma, he would have tried to fight his way through the problem, and no doubt made it much worse. But instead, when death or deadly trouble surrounded him on all sides, he simply sat down and made a cup of tea.

Tất cả đều thoát đi an toàn (cho nên anh mới kể được chuyện ngộ nghĩnh này chớ!). Anh nói với tôi anh được trí tuệ sáng suốt của viên đại úy cứu khỏi chết, không phải chỉ lần bị vây ở Miến Điện mà còn nhiều lần khác nữa. Trong nhiều trận đời ông tưởng chừng như bị lọt vòng vây, không còn đường thoát thân chỉ chờ chết. Nếu không nhớ kinh nghiệm học được ở Miến Điện anh đã chiến đấu và chắc chắn đã làm tình huống thêm tồi tệ rồi. Nhưng anh nhớ và anh cho “ngồi xuống uống chén trà”.

 

The world is always changing; life is a flux. He drank his tea, conserved his powers and waited for the time, which always came, when he could do something effective, like escape.

Trái đất xoay vần; cuộc đời đổi thay. Anh uống trà, gìn giữ sức lực và chờ thời cơ - thế nào rồi cũng đến - để hành động hữu hiệu.

 

For those who don’t like tea, remember this saying: ‘When there’s nothing to do, then do nothing.’

It may seem obvious, but it may also save your life.

Đối với các bạn không thích trà, xin nhớ câu: “Lúc không có gì làm thì đừng làm gì cả”

Có vẻ hiển nhiên nhưng cũng có thể cứu mạng bạn.

 

48. Going with the flow - Theo dòng

 

38. Vấn đề 4 frog

Going with the flow

 

A wise monk, whom I have known for many years, was hiking with an old friend in an antipodean wilderness. Late one hot afternoon they arrived at a splendid stretch of isolated beach. Even though it is against the monks’ rules to swim just for fun, the blue water was inviting and he needed to cool off after the long walk, so he stripped off and went for a swim.

Một nhà sư rất tinh thông mà tôi biết trong nhiều năm qua bách bộ với một người bạn cũ trong chốn thiên nhiên tuyệt diệu. Hai ông đến một bãi biển biệt lập, rất đẹp vào lúc nắng chiều xế bóng. Nóng nực và được mời gọi bởi làn nước trong xanh, nhà sư xếp y xuống nước bơi, quên rằng giới luật không cho phép tăng sĩ bơi vì sở thích.

 

When he was a young layman, he had been a strong swimmer. But now, as a monk of long standing, it had been many years since he had last swum. After only a couple of minutes of splashing in the surf, he was caught in a strong rip-tide that began to sweep him out to sea. He was later told that this was a very dangerous beach because of the fierce currents. At first, the monk tried to swim against the current. He soon realized, though, that the force of the current was too strong for him. His training now came to his aid. He relaxed, let go and went with the flow.

Lúc còn ở ngoài đời sư là một tay bơi rất khỏe. Nhưng sau khi xuất gia ông không còn bơi nữa - cũng phải nhiều năm lắm rồi. Chỉ vài phút nhảy sóng, sư bị dòng nước kéo ra khơi (bãi biển này có tiếng là nguy hiểm vì có nhiều dòng nước xiết kéo ra, về sau sư mới biết). Sư cố bơi ngược dòng vô bờ, nhưng sư hiểu ngay rằng dòng nước kéo ra rất mạnh đối với sư. Sư liền thư giãn, thả mình trôi theo dòng nước, như từng được chỉ dạy trước đây.

 

It was an act of great courage to relax in such a situation, as he saw the shoreline recede further and further away. He was many hundreds of meters away from land when the current diminished. Only then did he start to swim away from the riptide and back towards shore.

Sư phải can đảm lắm mới bình tĩnh được trong lúc thấy mình càng lúc càng trôi xa bờ. Cách bờ lối vài trăm thước dòng nước yếu dần. Bấy giờ sư bắt đầu bơi song song dọc theo bờ để thoát khỏi dòng nước kéo ra, rồi đổi hướng bơi thẳng vô bờ.

 

He told me that the swim back to land took every last ounce of his energy reserves. He reached the beach utterly exhausted. He was certain that, had he tried to fight the current, it would have beaten him. He would have been swept far out to sea just the same, but so depleted in energy that he wouldn’t have made it back. If he hadn’t let go and gone with the flow, he was sure he would have drowned.

Chuyến bơi vô đã vắt từng chút sanh lực còn lại của sư, và sư hoàn toàn kiệt sức lúc lên bờ. Sư biết chắc chắn nếu không thả trôi theo dòng nước kéo ra mà bơi ngược dòng, sư đã bị chết đuối rồi.

 

Such anecdotes demonstrate that the adage ‘When there’s nothing to do, then do nothing’ is not fanciful theory. Rather, it can be life-saving wisdom. Whenever the current is stronger than you are, that is the time to go with the flow. When you are able to be effective, that is the time to put forth effort.

Chuyện trên cho thấy ngạn ngữ “Nếu không có gì làm, đừng làm gì cả” không phải là không có ý nghĩa thiết thực. Đó là sự sáng suốt cứu mạng. Lúc nào dòng nước mạnh hơn sức bạn, lúc ấy bạn nên xuôi theo dòng. Khi nào bạn thấy mình đủ sức, khi ấy bạn mới ra công.

 

49. Caught between a tiger and a snake - Giữa Cọp và Rắn

 

There is an old Buddhist story which describes in much the same way as the story above how we might respond to life-or-death crises.

Có một câu chuyện Phật Giáo xưa mô tả một chuyện giống chuyện trên: phải phản ứng như thế nào trong cơn khủng hoảng sống chết?

 

A man was being chased by a tiger in the jungle. Tigers can run much faster than a man, and they eat men too. The tiger was hungry; the man was in trouble.

Anh nọ vô rừng bị cọp rượt. Cọp chạy nhanh hơn người và ăn thịt người nên hễ bị cọp đói rượt người ít khi toàn mạng.

 

With the tiger almost upon him, the man saw a well by the side of the path. In desperation, he leapt in. As soon as he had committed himself to the leap, he saw what a big mistake he had made. The well was dry and, at its bottom, he could see the coils of a big black snake.

Cọp gần kề, anh định nhảy đại xuống giếng bên đường. Nhưng rủi cho anh, giếng không có nước mà có con rắn hổ mang to đang khoanh tròn dưới đáy.

 

Instinctively, his arm reached for the side of the well, where his hand found the root of a tree. The root checked his fall. When he had gathered his senses, he looked down to see the black snake raise its head to full height and try to strike him on his feet; but his feet were a fraction too high. He looked up to see the tiger leaning into the well trying to paw him from above; but his hand holding the root was a fraction too low. As he contemplated his dire predicament, he saw two mice, one white and one black, emerge from a small hole and begin chewing on the root.

 

As the tiger was attempting to paw at the man, its hind-quarters were rubbing against a small tree, making it shake. On a branch of that tree, overhanging the well, was a bee hive. Honey began to drop into the well. The man put out his tongue and caught some. ‘Mmmm! That tastes good,’ he said to himself and smiled.

Theo bản năng, anh chụp thành giếng và nắm trúng một rễ cây, anh đu tòn ten trong lúc con rắn vươn cổ vói mổ chân anh mà không tới. Ngưỡng nhìn lên anh thấy con cọp đang vói chân cào tay anh nhưng cũng không tới. May quá. Trong hoàn cảnh may mắn ấy anh chợt thấy hai con chuột, một trắng một đen, trong hang chui ra và bắt đầu ngậm rễ cây anh đang níu. Cùng lúc mật ong từ trên trời rơi xuống trúng mũi anh; thì ra lúc con cọp vói bắt anh, thân nó đè lên một cành cây làm ổ ong mật trên cành cây bị bể để mật rơi lã chã. Anh liếm mật, mỉm cười và thầm nói với mình, “Ngon, ngon tuyệt!”

 

This story, as it is traditionally told, ends there. That is why it is so true to life. Life, like those long-running TV soaps, doesn’t have a neat ending. Life is forever in the process of completion.

Chuyện kể chấm dứt tại đây. Do đó rất thật đối với đời. Đời, như chiếu trong các chương trình nhiều tập trên truyền hình, không có hồi kết cuộc gọn ghẽ, rõ ràng. Đời là một tiến trình không có đoạn kết.

 

Moreover, often in our life it is as if we are caught between a hungry tiger and a big black snake, between death and something worse, with day and night (the two mice) chewing away at our precarious grip on life. Even in such dire situations, there is always some honey dripping from some-where. If we are wise, we will put out our tongue and enjoy some of that honey. Why not? When there’s nothing to do, then do nothing, and enjoy some of life’s honey.

Hơn thế nữa, trong đời chúng ta thường hay bị kẹt giữa con cọp đói (cái chết) và con rắn hổ mang to (tai họa) với hai con chuột (ngày và đêm) đang gặm nhấm cái rễ cây (sự nắm níu) cứu mạng (sự sống). Là người khôn ngoan, chúng ta hãy liếm mật (hạnh phúc) đang nhiểu từng giọt (tại đây và trong khoảnh khắc này). Tại sao không? Lúc không có gì làm, đừng làm gì cả, hãy thưởng thức chút mật ngọt của đời.

 

As I said, the story traditionally ends there. However, in order to make a point, I usually tell my audience the true ending. This is what happened next.

 

As the man was enjoying the honey, the mice were chewing the root thinner and thinner, the big black snake was stretching closer and closer to the man’s feet, and the tiger was leaning so its paw was almost reaching the man’s hand. Then the tiger leant too far. It tumbled into the well, missing the man, crushing the snake to death, and dying itself in the fall.

Như nói trên, chuyện không có hồi kết cuộc nhưng tôi (tác giả) luôn luôn thêm đoạn kết. Con cọp vói bị hụt chân rớt xuống giếng gãy cổ chết và đè con rắn chết luôn. (Tôi - người dịch - xin được dịch thêm một chút nữa: hai con chuột gặm đứt rễ cây sau đó khiến anh rớt xuống giếng. Nhưng nhờ thân con cọp làm nệm và thân rắn làm lò xo lót nệm nên anh rớt xuống nhẹ nhàng. Xong anh nhún mình trên thân cọp và thân con rắn nhảy phóc qua thành giếng lên mặt đất. Anh phủi tay, đi tìm và bắt lấy ổ ong, ăn mật).

 

Well, it could happen! And something unexpected usually does happen. That’s our life. So why waste the moments of honey, even in the most desperate of troubles. The future is uncertain. We never can be sure of what’s coming next.

Vâng, mọi việc đều có thể xảy ra, kể cả việc không ai ngờ. Đời là vậy! Vậy sao chúng ta lại bỏ phí đi những giây phút ngọt ngào, dẫu hoàn cảnh có hết sức khó khăn. Tương lai chưa đến và bất định; chúng ta không thể nói chắc việc gì sẽ xảy đến.

 

50. Advice for life - Lời khuyên để đời

 

In the story above, with the tiger and snake both dead, it was time for the man to do something. He stopped tasting the honey and, with effort, climbed out of the well and walked out of the jungle into safety. Life is not always doing nothing, tasting honey.

 

A young man from Sydney told me that he had once met my teacher, Ajahn Chah, in Thailand, and received the best advice of his life. Many young Westerners interested in Buddhism had heard of Ajahn Chah by the early 1980s. This young man decided to make the long journey to Thailand, for the sole reason of meeting the great monk and asking some questions. It is a long journey. Having arrived in Bangkok, eight hours from Sydney, he took the overnight train, ten hours to Ubon. There he negotiated a taxi to take him to Wat Nong Pah Pong, Ajahn Chah’s monastery. Tired but excited, he finally reached Ajahn Chah’s hut.

Một bạn trẻ ở Sydney nói với tôi rằng anh có gặp thầy Ajahn Chah của tôi một lần và được Ngài khuyên về chuyện đời của anh. Nhiều thanh niên Tây phương quan tâm đến Phật giáo biết Ngài từ thập niên 80. Bạn trẻ nói trên quyết tâm qua Thái Lan để tìm Ngài trước để biết Ngài, sau để xin lời khuyên. Anh đến Bangkok sau tám giờ bay, lấy chuyến xe lửa đêm đi mười tiếng tới Ubon. Từ đây anh đi taxi lên Wat Pah Pong, tự viện của Ngài ngay vì quá mến mộ Ngài.

 

The teacher was famous. He was sitting under his hut, as usual, surrounded by a large crowd of monks and generals, poor farmers and rich merchants, village women in rags and decorated ladies from Bangkok, all sitting side by side. There was no discrimination under Ajahn Chah’s hut. The Australian sat down on the edge of the large crowd. Two hours passed and Ajahn Chah hadn’t even noticed him. There were too many others ahead of him. Despondent, he got up and walked away.

Cốc Ngài chật nức khách đủ thành phần. Tất cả đều ngồi chung dưới một mái nhà không phân biệt tướng hay quân, nông dân nghèo hay thương gia giàu, nhà quê áo vá hay thành thị sang trọng. Anh bạn trẻ người Úc ngồi phía ngoài bìa của đám đông, ngồi đã hai tiếng rồi mà còn chưa được Ngài trông thấy. Còn quá nhiều khách đến trước anh, thất vọng, anh đứng dậy bước ra.

 

On the way through the monastery to the main gate, he saw some monks sweeping leaves by the bell tower. It was another hour before his taxi was due to meet him at the gate, so he too picked up a broom, thinking to make some good karma.

Trên đường xuyên qua tự viện ra cổng, anh thấy một số sư đang quét lá cạnh chuông. Anh bèn lấy chổi quét vì còn một tiếng nữa taxi anh hẹn mới tới đón. Anh nghĩ mình làm được công quả cũng tốt thôi.

 

Some thirty minutes later, while busily sweeping, he felt someone putting their hand on his shoulder. He turned around to see, shocked and delighted, that the hand belonged to Ajahn Chah, who stood smiling before him. Ajahn Chah had seen the Westerner, but had no chance to address him. The great monk was now on his way out of the monastery to another appointment, so he had paused in front of the young man from Sydney to give him a gift. Ajahn Chah said something quickly in Thai, then walked off to his appointment.

Đang lui cui quét - chắc cũng được nửa giờ rồi - anh cảm thấy có tay ai đó đặt lên vai mình. Anh quay lại thấy Ajahn Chah đang đứng trước mặt anh mỉm cười. Anh ngạc nhiên nhưng vui sướng. Ngài thấy anh trong cốc nhưng chưa kịp tiếp anh. Bây giờ trên đường lên chùa cho một cuộc hẹn, Ngài dừng chân cho anh một món quà, Ngài nói gì bằng tiếng Thái rồi rảo bước đi ngay lên chánh điện.

 

A translator–monk told him, ‘Ajahn Chah says that if you are going to sweep, give it everything you’ve got.’ Then the translator left to join Ajahn Chah.

Sư thông dịch nói, “Ajahn Chah bảo rằng nếu anh quét lá, hãy cho tất cả những gì anh có”, rồi lật đật chạy theo Ngài.

 

The young man thought about that brief teaching on the long journey back to Australia. He realized, of course, that Ajahn Chah was teaching him much more than how to sweep leaves. The meaning became clear to him. ‘Whatever you are doing, give it everything you’ve got.’

Người bạn trẻ suy nghĩ nhiều về lời dạy ngắn ngủi của Ajahn Chah trên chuyến trở về Úc dài thậm thượt của anh. Anh biết Ngài dạy anh cái gì đó quan trọng hơn công phu quét lá của anh. Lần lần anh “thấm” được lời dạy của Ngài và làm việc gì anh đều làm với chánh niệm.

 

He told me back in Australia several years later that this ‘advice for life’ was worth a hundred such journeys to distant parts. It was now his creed, and it had brought him happiness and success. When he was working, he’d give it everything he’d got. When he was resting, he’d give it everything he’d got. When he was socialising, he’d give it everything he’d got. It was a formula for success. Oh, and when he was doing nothing, he’d give nothing everything he’d got.

Tại Úc nhiều năm sau đó anh kể lại cho tôi nghe lời khuyên của Ajahn Chah, “lời khuyên để đời” đáng giá một trăm lần hơn chuyến đi Thái Lan xa xôi của anh. Giờ đây lời ấy là tâm niệm của anh, tâm niệm từng đem lại cho anh rất nhiều hạnh phúc và thành công. Anh luôn luôn giữ chánh niệm lúc anh làm việc, nghỉ ngơi, xã giao, và cả lúc anh không có gì làm. Chánh niệm là nền tảng của hạnh phúc.

 

51. Is there a problem? - Có vấn đề gì không?

 

38. Vấn đề 5 pascal

Blaise Pascal (1623–62) once said: ‘All the troubles of man come from his not knowing how to sit still.’

 

The French philosopher–mathematician Blaise Pascal (1623–62) once said: ‘All the troubles of man come from his not knowing how to sit still.’

I would add to this ‘... and not knowing when to sit still.’

Nhà bác vật toán học Blaise Pacal (1623 - 1662) có lần nói rằng «tất cả mọi vấn đề của con người xuất phát từ việc họ không biết ngồi yên.” Tôi (tác giả) xin thêm «... và không biết lúc nào phải ngồi yên.”

 

In 1967, Israel was at war with Egypt, Syria and Jordan. In the midst of what became known as the Six Day War, a reporter asked the former British Prime Minister, Harold Macmillan, what he thought about the problem in the Middle East.

Năm 1967 xảy ra trận “giặc sáu ngày” giữa Do Thái với Ai Cập, Syria và Jordan. Trong lúc giao tranh tiếp diễn dữ dội, thủ tướng Harold MacMillan của Anh quốc được phóng viên hỏi ông suy nghĩ thế nào về vấn đề Trung Đông. Không cần suy nghĩ ông trả lời ngay rằng: “Đâu có vấn đề gì ở Trung Đông”

 

Without hesitation, the then elder statesman answered, ‘There is no problem in the Middle East.’ The reporter was stunned. ‘What do you mean, “There is no problem in the Middle East”?’ the reporter demanded to know. ‘Don’t you know there’s a vicious war going on? Don’t you realize that as we are speaking, bombs are falling from the sky, tanks are blowing each other up, and soldiers are being sprayed with bullets? Many people are dead or wounded. What do you mean, “There is no problem in the Middle East”?’

“Ông nói sao? Trung Đông không có vấn đề gì à? Nhà báo kinh ngạc hỏi gặng lại, rồi trách nhẹ: “Ông không nghĩ đang có một trận giặc ác liệt đó sao? Ông không tin trong lúc chúng tôi đang phỏng vấn Thủ Tướng, bom rơi, xe tăng ào ạt tiến, vô số binh sĩ bị thương và chết sao? Thủ tướng bảo “Trung Đông không có vấn đề gì là thế nào?”

 

The experienced statesman patiently explained. ‘Sir, a problem is something with a solution. There is no solution to the Middle East. Therefore, it can’t be a problem.’

Thủ Tướng MacMilla, vị chánh khách đầy kinh nghiệm, ôn tồn đáp: “Vấn đề là cái gì có giải pháp. Không có giải pháp nào cho Trung Đông, do đó không thể nói là có vấn đề.”

 

How much time do we waste in our lives worrying about things that, at the time, have no solution, so aren’t a problem?

Chúng ta đã mất biết bao thời giờ để lo âu cho những sự việc không có giải đáp lúc chúng đang xảy ra!

 

52. Making decisions - Lấy Quyết Định

 

A problem with a solution needs a decision. But how do we make the important decisions in our life?

Mọi vấn đề có giải đáp đều cần được quyết định. Nhưng chúng ta quyết định như thế nào?

 

Usually we try to get someone else to make the difficult decisions for us. That way, if it goes wrong, we’ve got someone to blame. Some of my friends try to trick me into making decisions for them, but I won’t. All I will do is show them how they can make wise decisions by themselves.

Thường chúng ta hay nhờ người khác quyết định giùm. Làm vậy, khi quyết định không đúng, chúng ta có người để đổ thừa. Vài bạn tôi đưa tôi vào thế lấy giùm họ quyết định; tôi không làm. Nhiều lắm là tôi giúp họ quyết định lấy một cách sáng suốt.

 

When we come to the crossroads and we are unsure what direction to take, we should pull over to the side, have a break and wait for a bus. Soon, usually when we are not expecting it, a bus arrives. On the front of a public bus is a sign in big bold letters indicating where the bus is going. If that destination suits you, then take that bus. If not, wait. There’s always another bus behind.

Tới ngã tư, nếu chưa biết phải đi hướng nào, bạn nên dừng lại, đứng nghỉ, chờ xe buýt đến. Không mấy chốc xe buýt tới, tới bất chợt. Trước đầu xe buýt công cộng luôn luôn có bảng chữ lớn chỉ điểm đến. Nếu đúng bạn leo lên, nếu không bạn chờ xe khác sẽ tới sau đó.

 

In other words, when we have to make a decision and are unsure what that decision should be, we need to pull over to the side, have a break and wait. Soon, usually when we are not expecting it, a solution will come. Every solution has its own destination. If that destination suits us, then we take that solution. If not, we wait. There’s always another solution coming behind.

Nói cách khác, khi cần quyết định mà chưa biết phải quyết định thế nào, chúng ta nên dừng lại, nghỉ và chờ. Không bao lâu sau, lúc mà chúng ta không nghi ngờ, quyết định chợt đến cho chúng ta. Mỗi quyết định đều có đích riêng của nó. Nếu đích ấy hợp tình hợp lý đối với chúng ta, chúng ta sẽ lấy vậy. Nếu không, chúng ta chịu khó chờ thêm chút nữa. Thế nào rồi cũng có quyết định khác đến.

 

That’s how I make my decisions. I gather all the information and wait for the solution. A good one will always come, as long as I am patient. It usually arrives unexpectedly, when I am not thinking about it.

Đó là cách tôi lấy quyết định. Tôi tập trung tất cả dữ kiện để có thể và chờ quyết định đến. Quyết định đúng luôn luôn có đó nếu tôi kiên nhẫn chờ. Nó thường đến bất chợt lúc tôi không nghĩ tới nó.

 

53. Blaming others - Đổ thừa

 

38. Vấn đề 6 complain

Better to light a candle than blaming....

 

When attempting to make important decisions you may choose to use the strategy suggested in the previous story. But you don’t have to follow this method. It’s your decision after all. So, if it doesn’t work, don’t blame me.

Lúc cần lấy quyết định quan trọng, bạn có thể dùng cách tôi nói trên. Nhưng bạn cũng có thể không cần làm vậy, vì quyết định là quyết định của bạn mà. Như vậy nếu cách tôi chỉ không có kết quả, xin đừng đổ thừa cho tôi nha.

 

A university student came to see one of our monks. She had an important exam the following day and wanted the monk to do some chanting for her, to bring her good luck. The monk kindly obliged, thinking it would give her confidence. It was all free of charge. She gave no donation.

Một sinh viên đén xin gặp một trong những vị sư chúng tôi. Cô muốn được sư tụng kinh may mắn hầu kỳ thi vào ngày mai thành đạt như ý. Nhà sư hoan hỷ giúp cô, nghĩ rằng làm vậy cô sẽ tự tin hơn. Dĩ nhiên là không có thù lao và cô không có cúng dường.

 

We never saw the young woman again. But I heard from her friends that she was going around saying that the monks in our temple were no good, that we didn’t know how to chant properly. She had failed her exam.

Chúng tôi không có dịp gặp lại cô, nhưng có nghe lời đồn cô bán rao rằng các sư chúng tôi vô dụng vì không biết cách tụng kinh nên cô thi rớt.

 

Her friends told me that she had failed because she had hardly done any study. She was a party girl. She had hoped that the monks would take care of the ‘less important’, academic part of university life.

Trong lúc ấy bạn cô nghĩ rằng cô rớt vì cô không chịu học, cô thích đi liên hoan hơn đi học. Và cô mong các sư lo giùm cô phần học.

 

It may seem satisfying to blame someone else when something goes wrong in our life, but blaming others rarely solves the problem.

Đổ thừa có thể trấn an, nhưng không giải quyết được gì.

 

A man had an itch on his bum. He scratched his head. The itch never went away.

Ngứa dưới đít mà gãi trên đầu,

 

That is how Ajahn Chah described blaming others, like having an itch on your bum and scratching your head.

Ngứa mãi ngứa hoài, còn lâu mới hết!

 

54. The Emperor’s three questions - Ba câu hỏi của hoàng đế

 

I had received an invitation to give the keynote address at an education seminar in Perth. I wondered why. When I arrived at the function center a woman, whose name tag showed she was the organizer of the seminar, approached to welcome me. ‘Do you remember me?’ she asked.

Tôi được mời làm diễn giả chánh trong một buổi hội thảo giáo dục tại Perth. Chẳng hiểu tại sao! Lúc tới nơi có một bà già, mà bảng tên cho biết là người của ban tổ chức, đến chào. Bà nói “Thưa sư còn nhớ tôi không?

 

That is one of the most dangerous questions to answer. I chose to be blunt and said, ‘No.’

Đó là một loại câu hỏi rất khó trả lời. Tôi chọn làm người không mấy lịch thiệp và đáp không.

 

She smiled and told me that seven years previously I had given a talk at the school of which she was the principal. A story that I had told at her school changed the direction of her career. She resigned as principal. She then worked tirelessly to set up a program for the kids who had dropped out of the system—street kids, underage prostitutes, drug addicts—to give them another chance, tailored to their situation.

Bà cười và kể rằng bảy năm về trước tôi có đến nói chuyện tại trường bà làm hiệu trưởng. Câu chuyện của tôi đã chuyển hướng đi của bà. Bà từ chức hiệu trưởng rồi ra công xây dựng chương trình giáo dục các em bỏ học - trẻ trôi sông lạc chợ, đĩ điếm vị thành niên, thanh thiếu niên nghiện ngập - để cho chúng có cơ hội thứ hai lập lại cuộc đời.

 

My story, she told me, was the philosophy underpinning her program. The story has been adapted from a book of short stories compiled by Leo Tolstoy that I read as a student. (7)

Chuyện tôi nói lúc bấy giờ được trích trong quyển sưu tập các câu chuyện ngắn của Leo Tolsoy mà tôi được đọc lúc còn là sinh viên. Triết lý sống của câu chuyện được bà dùng làm nền móng cho chương trình bà sáng lập sau này. Chuyện kể:

 

Long ago, an Emperor sought a philosophy of life. He needed wisdom to guide his rule and govern himself. The religions and philosophies of the time did not satisfy him. So, he searched for his philosophy in the experience of life. Eventually, he realized that he required the answers to only three fundamental questions. With those answers, he would have all the wise guidance he needed. The three questions were:

Hồi xưa, có một vị hoàng đế đi tìm triết lý sống. Ông cần trí tuệ để làm chỉ nam cho ông trị quốc bình thiên hạ. Các triết lý và đạo giáo thời bấy giờ không làm cho ông vừa ý.

Cuối cùng ông hiểu ra rằng ông chỉ cần có ba câu trả lời ba câu hỏi sau là ông có đủ sự chỉ đạo sáng suốt ông cần. Ba câu hỏi đó là:

 

  1. When is the most important time?
  2. Who is the most important person?
  3. What is the most important thing to do?
  • Lúc nào là thời điểm quan trọng nhất?
  • Ai là người quan trọng nhất?
  • Việc làm nào quan trọng nhất?

 

After a long search, which took up most of the original story, he found the three answers on a visit to a hermit. What do you think the answers are? Look at the questions again, please. Pause, before you read on.

Sau khi tìm kiếm (Tác giả cho biết trong tài liệu chánh mà ông trích dẫn, đoạn này chiếm rất nhiều trang) ông tìm ra ba câu trả lời từ một ẩn sĩ. Bạn thử nghĩ các câu trả lời như thế nào? Xin bạn đọc lại ba câu hỏi và dừng lại đôi phút trước khi đọc tiếp.

 

We all know the answer to the first question, but we forget it too often. The most important time is ‘now’ of course. That is the only time we ever have. So, if you want to tell your Mum or Dad how much you really love them, how grateful you are for them being your parents, do so now. Not tomorrow. Not in five minutes. Now. In five minutes, it is often too late. If you need to say sorry to your partner, don’t start thinking of all the reasons why you shouldn’t. Just do it right now. The opportunity may never come again. Grab the moment.

Chúng ta đều biết trả lời câu hỏi thứ nhất nhưng rất hay quên. Thời điểm quan trọng nhất dĩ nhiên là “bây giờ” đó là thời gian duy nhất mà ta có. Do đó, nếu bạn muốn nói với ba má bạn bạn yêu thương ông bà, cám ơn ông bà đã làm cha mẹ bạn thì bạn hãy nói ngay bây giờ, cũng đừng đợi năm phút sau, vì bấy giờ có thể là trễ rồi. Nếu bạn cần xin lỗi người bạn đời của bạn, đừng đợi tìm lý do. Xin lỗi ngay bây giờ. Cơ hội có thể không bao giờ tới nữa. Ngay bây giờ.

 

The answer to the second question is powerfully profound. Few people ever guess the correct answer. When I read the answer as a student, it had me spinning for days. It saw deeper into the question than I’d ever imagined. The answer is that the most important person is the one you are with.

Trả lời câu hỏi thứ nhì vô cùng thâm sâu; ít người có thể đoán trúng. Tôi choáng váng mấy ngày liền sau khi xem giải đáp. Tôi nhìn rất sâu vào câu hỏi và không thể tưởng tượng rằng câu trả lời là “người mà bạn đang sống với.”

 

I recalled asking questions of college professors and not being fully heard. They were outwardly listening, but inwardly wanting me to go. They had more important things to do. That’s what I felt. It was a rotten feeling. I also recalled rousing my courage to approach a famous lecturer and ask a personal question, and being surprised and so pleased that he was giving me his total attention. Other professors were waiting to speak with him, I was a mere long-haired student, but he made me feel important. The difference was huge.

Tôi nhớ lại những lúc hỏi thầy trên đại hoc, thông thường miệng thầy trả lời nhưng tâm thầy đang để tận đâu đâu; các thầy có nhiều việc để làm hơn là trả lời các câu hỏi của sinh viên, tôi nghĩ vậy – khó chịu! Lần nọ tôi bấm bụng đến hỏi vị giảng sư có tiếng giỏi về một vấn đề riêng, tôi ngạc nhiên thấy ông để tâm đến tôi, dầu bấy giờ ông đang có nhiều giáo sư muốn gặp và tôi chỉ là một hippy tóc dài. Tôi ghi nhận một sự khác biệt rất lớn.

 

Communication, and love, can only be shared when the one you are with, no matter who they are, is the most important person in the world for you, at that time. They feel it. They know it. They respond.

Sự truyền đạt và lòng thương chỉ được chia sẻ khi người khác đứng trước bạn, dầu họ là ai, là người quan trọng nhất đối với bạn lúc ấy. Họ cảm nhận. Họ biết. Họ ứng đối.

 

Married couples often complain that their partner doesn’t really listen to them. What they mean is that their partner doesn’t make them feel important anymore. Divorce lawyers would have to look for other work if every person in a relationship remembered the answer to the Emperor’s second question and put it into practice, so that no matter how tired or busy we are, when we are with our partner, we make them feel as though they are the most important person in the world. In business, where the person we are with is a potential customer, if we treat them as the most important person for us at that time, our sales will go up and with it our salary.

Vợ chồng thường than phiền rằng người họ sống chung không thật sự nghe họ. Nói cách khác, họ cảm thấy mình không còn là người quan trọng nữa. Biết vậy dầu bạn bận rộn bao nhiêu, bạn cũng phải lắng nghe để người mình sống chung thấy rằng họ là người quan trọng nhất trên đời. Trên thương trường, khách hàng là thượng đế mà; họ có thấy như vậy số thu của công ty mới gia tăng và bạn mới được lương cao.

 

The Emperor in the original story escaped assassination by fully listening to the advice of a small boy on his way to visit the hermit. When a powerful Emperor is with a mere child, that boy is the most important person in the world for him, and saves the Emperor’s life.

Theo chuyện gốc, nhà vua tránh được một cuộc mưu sát trên đường tìm vị ẩn sĩ nhờ nghe lời tâu của một cậu bé. Cậu bé là người quan trọng nhất lúc cậu quỳ trước vua tâu sự việc, quan trọng nhất vì cậu bé đã cứu được vua.

 

When friends come up tome after a long day to tell me about their problems, I remember the answer to the Emperor’s second question and give them total importance. It is selflessness. Compassion supplies the energy, and it works.

Lúc khuyên giải ai đó tôi luôn luôn xem người đó là người quan trọng nhất, vì tôi nhớ câu trả lời thứ hai mà hoàng đế muốn biết. Vị tha và lòng từ, những nguồn năng lượng thiết yếu cho thuật xử thế “xem người đối diện là người quan trọng nhất.”

 

The organizer of the education seminar had, in her first interviews with the children she was reaching out to help, practiced ‘the most important person is the one you are with’. For many of those kids, it was the first time they were made to feel important, especially by an influential adult. Moreover, by giving them importance, she was fully listening, not judging. The kids were heard. The program was tailored accordingly. The kids felt respected, and it worked. Mine wasn’t to be the keynote speech after all. One of the kids got up to speak after me. He related his story of family trouble, drugs and crime, of how the program returned hope to his life, and how he was soon to go to university. I was wet-eyed by the end. That was the keynote address.

Bà tổ chức buổi hội thảo tại Perth nói trên dùng thuật xử thế này ngay từ lúc gặp gỡ ban đầu để thu hút các em bất hảo đến với chương trình của bà. Đối với nhiều em được một người như bà (cựu hiệu trưởng và giám đốc chương trình) xem trọng là một niềm hãnh diện. Ngoài ra chúng thích bà vì bà biết lắng nghe chúng và không phê bình, chỉ trích. Chúng được người quan trọng nghe tâm sự riêng tư của chúng và tôn trọng. Một em được bà mời lên phát biểu trong buổi hội thảo. em kể chuyện bất hòa trong gia đình em, chuyện em nghiện ma túy, chuyện tội phạm và nhiều tệ đoan xã hội khác mà em đã nếm qua lúc tóc em còn quá xanh. Rồi em kết luận bằng nhiều lời cám ơn nồng nhiệt và chân thành dành cho chương trình của bà, một chương trình từng cứu vớt em ra khỏi vũng bùn nhơ đưa em đến thành công - em sẽ bước vào ngưỡng cửa đại học trong nay mai. Nghe em nói, mắt tôi rơm rớm ướt. Và em chính là diễn giả chính của buổi hội thảo hôm ấy, chớ không phải tôi.

 

Most of the time in your life you are by yourself. Then, the most important person, the one you are with, is you. There is plenty of time to give importance to yourself. Who is the first person you are aware of when you wake up in the morning? You! Do you ever say, ‘Good morning, me. Have a nice day!’? I do. Who is the last person you are aware of when you go to sleep? Yourself again! I say good night to myself. I give my self-importance in the many private moments of my day. It works.

Mỗi ngày chúng ta đối diện với chính mình không biết bao nhiêu lần và bao nhiêu giờ. Nhiều, nhiều lắm. Như vậy chúng ta là người quan trọng đối với chúng ta, phải không các bạn? Nhưng mấy khi chúng ta nhận chân được sự việc này. Thử hỏi có lần nào bạn nói lời chào buổi sáng với chính bạn lúc mở mắt thức dậy chưa? Ai là người bạn gặp sau cùng lúc sắp nhắm mắt ngủ? Bạn chớ còn ai khác nữa. Biết vậy, tôi luôn luôn chào mình lúc thức dậy cũng như lúc đi ngủ và coi trọng mình những lúc tôi sống riêng tư cho mình.

 

The answer to the Emperor’s third question, ‘What is the most important thing to do?’ is to care. ‘To care’ brings together being careful and caring. The answer illustrates that it is where we are coming from that is the most important thing. Before describing what it means to care, using several stories, I will summarize the three questions of the Emperor, together with the answers:

  1. When is the most important time? Now.
  2. Who is the important person? The person you are with.
  3. What is the most important thing to do? To care.

Trả lời câu hỏi thứ ba “việc làm nào quan trọng nhất” là rải tâm từ. Rải tâm từ nối kết mọi người một cách mật thiết. Chuyện “con bò khóc” dưới đây minh chứng ý nghĩa tuyệt vời của tâm từ.

 

55. The cow that cried - Con Bò Khóc

 

38. 7 cow

The cow that cried

 

I arrived early to lead my meditation class in a low-security prison. A crim who I had never seen before was waiting to speak with me. He was a giant of a man with bushy hair and beard and tattooed arms; the scars on his face told me he’d been in many a violent fight. He looked so fearsome that I wondered why he was coming to learn meditation. He wasn’t the type. I was wrong of course.

Tôi đến nhà tù sớm để dạy thiền; nhà tù này nhốt các thường phạm. Trong lúc chờ vô lớp tôi tiếp một tù nhân cao lớn, rất bặm trợn, râu tóc bù xù, tay xăm dày đặc, mặt đầy thẹo lớn nhỏ chứng tỏ anh từng đánh lộn nhiều lần. Anh trông rất đáng sợ. Tôi tự hỏi lớp thiền có cả những người dữ tợn như vậy sao?

 

He told me that something had happened a few days before that had spooked the hell out of him. As he started speaking, I picked up his thick Ulster accent. To give me some background, he told me that he had grown up in the violent streets of Belfast. His first stabbing was when he was seven years old. The school bully had demanded the money he had for his lunch. He said no. The older boy took out a long knife and asked for the money a second time. He thought the bully was bluffing. He said no again. The bully never asked a third time, he just plunged the knife into the seven-year-old’s arm, drew it out and walked away. He told me that he ran in shock from the schoolyard, with blood streaming down his arm, to his father’s house close by. His unemployed father took one look at the wound and led his son into their kitchen, but not to dress the wound. The father opened a drawer, took out a big kitchen knife, gave it to his son, and ordered him to go back to school and stab the boy back. That was how he had been brought up. If he hadn’t grown so big and strong, he would have been long dead.

Anh kể cho tôi nghe chuyện xảy ra mấy ngày trước đây khiến anh bị vô tù như thế này. Nghe anh nói, tôi nhận ra ngay giọng Ulster (Ulster là một trong bốn tỉnh của Ái Nhĩ Lan nằm trên cực Bắc của đảo) nặng của anh. Anh cho biết anh được sinh ra và lớn lên trên các đường phố hung tợn của Belfast (Belfast là thủ đô của Ái Nhĩ Lan). Anh chém lộn lần đầu tiên lúc mới lên bảy vì bị thằng bạn trong lớp tống tiền; nó đòi anh phải đưa cho nó tiền ăn trưa của anh, nhưng anh cự tuyệt. Thằng bạn anh rút dao dọa và đòi tiền lần thứ hai. Anh cũng trả lời “không.” Nó chẳng thèm nói thêm, nhảy tới đâm vô cánh tay anh, rồi bỏ đi. Anh xách tay máu chạy về nhà. Thay vì băng bó cho anh, cha anh - đang thất nghiệp - lôi anh xuống bếp, mở tủ lấy con dao dài đưa anh và biểu anh trở lại trường tìm chém thằng đã đâm anh. Anh được dạy dỗ như vậy đó - ăn miếng trả miếng. Nếu anh không có sức vóc vạm vỡ, anh chết mất từ đời nào rồi.

 

The jail was a prison farm where short-term prisoners, or long-term prisoners close to release, could be prepared for life outside, some by learning a trade in the farming industry. Furthermore, the produce from the prison farm would supply all the prisons around Perth with inexpensive food, thus keeping down costs. Australian farms grow cows, sheep and pigs, not just wheat and vegetables; so, did the prison farm. But unlike other farms, the prison farm had its own slaughter-house, on-site. Every prisoner had to have a job in the prison farm. I was informed by many of the inmates that the most sought-after jobs were in the slaughterhouse. These jobs were especially popular with violent offenders. And the most sought-after job of all, which you had to fight for, was the job of the slaughterer himself. That giant and fearsome Irishman was the slaughterer.

Nhà tù tôi đến dạy thiền hôm ấy thuộc dạng nhà quê, dùng nhốt tù sắp mãn hạn hay tù ngắn hạn. Tại đây họ được huấn luyện để tái hội nhập cộng đồng; họ có thể học nghề hay học canh tác. Họ lập được nhiều thành tích đáng kể như cung cấp thực phẩm rẻ cho tất cả các nhà tù ở Perth. Ngoài việc trồng trọt và nuôi gia súc (bò, cừu, heo) nhà tù anh còn có lò mổ. Lò mổ là chỗ làm mà nhiều tù nhân thích nhất, và công tác mà họ tranh nhau là giết gia súc. Anh tù gốc Ái Nhĩ Lan “đáng nể” của chúng ta đang được ưu tiên đó.

 

He described the slaughterhouse to me. Super-strong stainless-steel railings, wide at the opening, narrowed down to a single channel inside the building, just wide enough for one animal to pass through at a time. Next to the narrow channel, raised on a platform, he would stand with the electric gun. Cows, pigs or sheep would be forced into the stainless-steel funnel using dogs and cattle prods. He said they would always scream, each in its own way, and try to escape. They could smell death, hear death, feel death. When an animal was alongside his platform, it would be writhing and wriggling and moaning in full voice. Even though his gun could kill a large bull with a single high-voltage charge, the animal would never stand still long enough for him to aim properly. So, it was one shot to stun, next shot to kill. One shot to stun, next shot to kill. Animal after animal. Day after day.

Anh mô tả chỗ anh đang làm cho tôi nghe. Rào chắn bằng thép trắng có hình như cái phễu, mở rộng ở đầu ngoài và thu hẹp chỉ đủ cho một con vật đi qua ở đầu trong. Anh ngồi ngay chỗ đầu trong trước cây súng điện đặt trên bục. Thú vật được đuổi lần vào trong đáy phễu bằng chó săn hay roi chọc. Chúng la hét và tìm cách thoát thân, chừng như cảm thấy, nghe, ngửi được tử thần. Bước gần tới anh chừng nào chúng quằn quại, kêu la càng thảm thiết chừng nấy. Do đó thay vì bắn vào mỗi con một phát anh phải bắn hai phát: phát đầu làm tê cho nó đứng yên và phát sau nhắm vô đầu, giết. Một phát làm tê, một phát giết, cứ thế anh giết hết con này đến con khác, hết ngày này đến ngày khác.

 

The Irishman started to become excited as he moved to the occurrence, only a few days before, that had unsettled him so much. He started to swear. In what followed, he kept repeating, ‘This is God’s f...ing truth!’ He was afraid I wouldn’t believe him.

Lúc được đổi tới chỗ này anh rất vui, nhưng chỉ vài ngày sau tâm anh bắt đầu không an. Anh bắt đầu chửi thề và tiếp tục lặp đi lặp lại câu, “Đ.M” Chúa ơi, lạy Chúa!” Anh sợ và không còn tin Chúa nữa.

 

That day they needed beef for the prisons around Perth. They were slaughtering cows. One shot to stun, next shot to kill. He was well into a normal day’s killing when a cow came up like he had never seen before. This cow was silent. There wasn’t even a whimper. Its head was down as it walked purposely, voluntarily, slowly into position next to the platform. It did not writhe or wriggle or try to escape. Once in position, the cow lifted her head and stared at her executioner, absolutely still. The Irishman hadn’t seen anything even close to this before. His mind went numb with confusion. He couldn’t lift his gun; nor could he take his eyes away from the eyes of the cow. The cow was looking right inside him.

Hôm nọ, cần làm bò. Một phát làm tê, một phát giết. Anh giết bò như thường ngày. “Có con bò bước tới gần tôi,” anh kể. “Nó trầm lặng, không có một tiếng rên la. Nó bước chầm chậm, đầu cúi xuống, chấp nhận. Đến đúng vị trí, nó ngước đầu nhìn tôi, thản nhiên. Tôi chưa từng gặp trường hợp nào như vậy trước đây. Tôi bối rối chết trân. Tôi không giơ súng lên nổi. Còn con bò, nó nhìn tôi trân trân.

 

He slipped into timeless spaces. He couldn’t tell me how long it took, but as the cow held him in eye contact, he noticed something that shook him even more. Cows have very big eyes. He saw in the left eye of the cow, above the lower eyelid, water begin to gather. The amount of water grew and grew, until it was too much for the eyelid to hold. It began to trickle slowly all the way down her cheek, forming a glistening line of tears. Long-closed doors were opening slowly to his heart. As he looked in disbelief, he saw in the right eye of the cow, above the lower eyelid, more water gathering, growing by the moment, until it too, was more than the eyelid could contain. A second stream of water trickled slowly down her face. And the man broke down. The cow was crying.

Anh rơi vào khoảng không gian vô tận. Anh không nói bao lâu, nhưng trong khoảnh khắc bò nhìn sâu vào ánh mắt anh, anh bị dao động mạnh. Mắt bò rất to, mắt trái nó bắt đầu ngấn lệ. Nước mắt tiếp tục dâng rồi trào ra chảy dài xuống má trái nó thành một vệt dài lấp lánh. Cửa tâm anh, khép kín từ lâu, chợt mở tung. Chới với, anh nhìn thẳng vào mắt của bò. Cũng vậy, nước mắt nó cũng chảy dài trên má mặt. Nó đang khóc.

 

He told me that he threw down his gun, swore to the full extent of his considerable capacity to the prison officers, that they could do whatever they liked to him, ‘BUT THAT COW AIN’T DYING!’ He ended by telling me he was a vegetarian now.

Tới đây, anh buông súng. Anh chạy đi tìm cấp chỉ huy, thề sẽ làm bất cứ việc gì miễn “con bò này được cứu sống” và từ đó anh ăn chay luôn cho tới nay.

 

That story was true. Other inmates of the prison farm con-firmed it for me. The cow that cried taught one of the most violent of men what it means to care.

Câu chuyện anh kể về sau được các bạn tù của anh xác nhận là thật.

Con bò khóc đã thật sự chuyển hóa một tù nhân có quá khứ vô cùng hung tợn.

Và “lòng từ” trả lời của câu thứ ba mà nhà vua cần biết như kể trong câu chuyện trên, có biết bao ý nghĩa!

 

56. The little girl and her friend - Cô bé gái nhỏ và bạn cô

 

I told the story of the cow that cried to a group of senior citizens in a country town in the southwest of Western Australia. One of the old men told me a similar story, from his youth, in the early part of last century.

Tôi có kể chuyện “con bò khóc” với một nhóm người cao niên tại một thị xã dưới miền Tây Nam của Tây Úc. Một vị cao niên kể lại cho tôi nghe một trường hợp tương tợ xảy ra trong thời niên thiếu của cụ hồi đầu thế kỷ qua.

 

His friend’s daughter was around four or five years old. One morning, she asked her Mum for a saucer of milk. Her busy mother was pleased that her daughter wanted to drink milk, so didn’t think much about why she wanted it in a saucer, rather than in a glass.

Một sáng nọ, đứa con gái nhỏ khoảng bốn, năm tuổi của bạn cụ đòi một đĩa sữa bò. Bà rất vui thấy con chịu uống sữa nên không để ý tại sao con mình muốn uống sữa bằng đĩa chớ không phải ly như thường tình. Sáng hôm sau cô bé gái cũng đòi một đĩa sữa nữa. Bà càng vui hơn vì tin sữa sẽ giúp con mình mau lớn. Rồi cô bé tiếp tục đòi và bà tiếp tục rót sữa ra đĩa cho con mỗi sáng.

 

The following day, around the same time, the little girl asked for a saucer of milk again. Mum gladly obliged. Children like to play games with their food; the mother was just glad her daughter wanted to drink something healthy. The same happened, at the same time, for the next few days. The mother never actually saw her daughter drink the saucer of milk, so she began to wonder what the child was up to. She decided to secretly follow the little girl. In those days, nearly all the houses were raised off the ground on stumps. The little girl went outside the house, knelt down next to the side of the building, put down the saucer of milk, and softly called out into the dark spaces underneath the house. In a few moments, out came a huge black tiger snake. It began drinking the milk, with the little girl smiling only a few inches away. The mother could do nothing; her child was too close. In terror she watched until the snake finished the milk and went back under the house. That evening, she told her husband on his return from work. He told his wife to give their daughter a saucer of milk again tomorrow. He would fix things.

Vì không trực tiếp thấy con uống sữa và vì hiếu kỳ, bà để ý theo dõi sau đó. Bà thấy con bưng đĩa sữa xuống gầm sàn nhà của gia đình. Bé để đĩa xuống đất, nhìn vô khoảng không gian tối om dưới sàn, khẽ gọi. Lát sau, có con rắn đen rất lớn bò ra, uống sữa trong lúc bé đứng nhìn mỉm cười. Hoảng hồn nhưng bà không dám gây tiếng động sợ rắn chồm chụp bé. Uống hết sữa rắn bò trở vô bóng tối. Chiều, chồng bà đi làm vè. Bà kể lại chuyện bà thấy. Chồng bà biểu bà tiếp tục rót cho bé đĩa sữa vào sáng mai, để rồi ông sẽ tính.

 

At the same time the next day, the little girl asked her Mum for a saucer of milk. She took the saucer of milk outside as usual, placed it next to the side of the house, and called out for her friend. As soon as the big tiger snake appeared from out of the darkness, there was the cracking explosion of a gun close by. The force of the bullet threw the tiger snake against one of the house stumps, splitting apart its head in front of the girl. Her father stood up from behind one of the bushes, and put away his gun.

Như thường lệ, bé bưng sữa xuống cho rắn. Rắn vừa bò ra, súng liền nổ. Đạn bắn làm văng rắn vô trụ sàn nhà, tét đầu. Bé sửng sốt. Còn cha cô từ sau bụi rậm bước ra, gác súng xuống đất, đi lượm xác rắn.

 

From that time on, the little girl refused to eat. In the oldman’s words, ‘She started fretting.’ Nothing the parents could do would make her eat. She had to go to the district hospital. They couldn’t help her either. The little girl died.

Từ sáng hôm ấy, bé không chịu ăn uống gì hết. “Cháu gầy dần,” lời cụ kể, “ba má cháu không làm sao thuyết phục được cháu. Họ đưa cháu vô nhà thương. Và cháu chết.”

 

The father might just as well have shot his little girl, when he blasted to death her friend, in front of her eyes.

Người cha giết rắn vô tình giết luôn con mình. Ông đâu ngờ phát súng của ông đã giết bạn của con mình trước mắt con mình.

 

I asked the old man who told me that story whether he thought that tiger snake would ever have harmed that little girl?

‘Not bloody likely!’ replied the old digger.

I agreed, but not in the same words.

Tôi hỏi cụ chớ rắn có hành động gì hại cháu bé gái không?

“Đời nào,” cụ đáp

Tôi đồng ý với cụ nhưng không lặp lại ngôn từ riêng của cụ.

 

57. The snake, the mayor and the monk - Con rắn, ông thị trưởng, và nhà sư

 

38. 8a snake

A monk strokes a snake at the Baungdawgyoke pagoda, outside Yangon (AFP Photo/Ye Aung THU)

 

I spent more than eight years as a monk in Thailand. Most of that time I was in forest monasteries, living among snakes. When I arrived in 1974, I was told that in Thailand there are a hundred species of snake: ninety-nine are venomous—their bite will kill you—and the other one will strangle you to death!

Trong tám năm tu học ở Thái Lan, tôi thường trú trong tự viện giữa rừng già, nơi có nhiều rắn rít. Chín mươi chín phần trăm các loài rắn ở đây rất độc, một số có thể quấn chết người như không - tôi nghe nói như vậy từ lúc tôi mới tới hồi năm 1974.

 

During this time, I saw snakes almost every day. Once I stepped on a six-foot snake in my hut. We both jumped, fortunately in opposite directions. I even peed on a snake early one morning, thinking it was a stick. I apologized, of course. (Perhaps the snake thought it was being blessed with holy water.) And once while I was chanting at a ceremony a snake crawled up the back of one of the other monks. Only when it reached his shoulder did the monk turn around to look; and the snake turned to look at him. I stopped chanting and for a few ridiculous seconds the monk and the snake were eyeballing each other. The monk carefully flicked off his robe, the snake slithered away, and we carried on with the chanting.

Bấy giờ tôi gặp rắn hầu như hằng ngày. Có lần tôi đạp nhầm con rắn dài trên thước rưỡi ngay trong cốc tôi. May quá rắn cũng như tôi, cả hai nhảy ra hai phía. Lần khác tôi thấy rắn mà tưởng cành cây khô (xin lỗi rắn nha, rắn đâu đến đỗi vô tri như vậy!) một lần nữa - lần này mới lạ - có con rắn làm sao không biết mà có thể bò lên lưng của một sư bạn đang ngồi tụng kinh chung vói các sư chúng tôi. Lúc tôi thấy thì rắn đã lên tới vai sư rồi. Tôi ngưng ngang câu kinh trong lúc rắn và sư đưa mắt nhìn nhau. Sư bạn tôi nhẹ hất vạt áo và rắn bò đi một cách tự nhiên. Tôi tiếp tục bài kinh, nhưng tâm vẫn chưa thật định tĩnh.

 

We were trained as forest monks to develop loving-kindness for all creatures, especially snakes. We cared for their welfare. That is why, in those days, no monk would ever be bitten.

Là sư tu học trong rừng, chúng tôi được dạy rải tâm từ bi đến mọi loài vật, nhất là rắn rít. Chúng tôi phải bảo vệ chúng. Đó phải chăng là một trong những lý do chúng tôi chưa ai bị rắn cắn.

 

I saw two huge snakes while I was in Thailand. The first was a python at least seven meters long with a body as thick as my thigh. When you see something that size, you stop in disbelief; but it was real. I saw it again a few years later and many other monks in that monastery also saw it. I have been told it is now dead. The other huge snake was a king cobra. It was on one of the three occasions living in Thai rainforests when I felt the atmosphere become electric, the hairs stand upon my neck and my senses suddenly become inexplicably acute. I turned a corner of the jungle path to see a thick blacksnake blocking the 1.5-metre-wide path. I could not see its head or its tail: both were in the bushes. And it was moving. By following its movement, I counted the length of that snake in path widths. It took seven path widths until I saw the tail. That snake was over 10 meters long! I saw it. I told the local villagers. They told me it was a king cobra—a big one.

Tại Thái tôi có dịp thấy con trăn dài cả bảy thước, to bằng bắp vế; tôi vô cùng ngạc nhiên và không thể tưởng tượng nổi. Tôi thấy con trăn này một lần nữa cùng với các bạn đồng tu, nhưng sau đó nghe nói trăn đã chết! Con rắn to thứ nhì mà tôi thấy làm tôi rợn tóc gáy luôn. Lúc ấy tôi đang đi trong rừng, tôi chợt thấy một khúc thân đen ngòm vừa to vừa dài chận ngang đường với đầu đuôi khuất trong bụi rậm hai bên đường. Biết là con rắn thật lớn, tôi theo dõi và tính sơ nghĩ nó dài ít nhất phải mười thước. Tôi thuật lại cho dân làng nghe, họ nói đó là con rắn hổ mang chúa - rất to và rất nguy hiểm!

 

A Thai monk disciple of Ajahn Chah, now a famous teacher in his own right, was meditating in the Thai jungle with a number of monks. The sounds of an approaching creature caused them all to open their eyes. They saw a king cobra coming towards them. In some parts of Thailand, the king cobra also bears the name ‘one step snake’, because after its trikes you all you have left is one step, and then death! The king cobra came up to the senior monk, raised its head level with the monk’s head, opened its hood and began spitting, ‘Hsss! Hsss!’

What would you do? It would be a waste of time running. Those big snakes can go much faster than you can.

Một đệ tử của Ajahn Chah, nay là một sư rất nổi tiếng, thuật lại câu chuyện sau: Sư đang tọa thiền với một sư khác trong rừng. Có tiếng động cho biết có một con rắn hổ mang to lù lù bò đến. Nhiều nơi ở Thái gọi rắn hổ mang là “rắn một bước” có nghĩa là khi bị nó mổ rồi nạn nhân chỉ bước được một bước là sụm xuống chết ngay chớ không còn con đường thoát thân nào cả. Rắn bò tới vị sư cả vươn đầu cao ngang đầu sư cả, phùng mang và bắt đầu kêu phì phì. Đứng vào thế của sư, bạn sẽ làm gì nè? Chạy? Vô ích vì hổ mang phóng rất nhanh, nai còn chạy không kịp và bị mổ huống hồ gì bạn!

 

What the Thai monk did was to smile, gently raise his right hand, and softly pat the king cobra on the top of its head, saying in Thai, ‘Thank you for coming to visit me.’ All the monks saw that. This was a special monk with exceptional kindness. The king cobra stopped hissing, closed its hood, lowered its head to the ground, and went to see one of the other monks, ‘Hsss!Hsss!’ That monk said later that no way was he going to try patting a king cobra on the head! He froze. He was terrified. He was silently wishing the king cobra would quickly go off and visit one of the other monks.

Sư cả điềm nhiên mỉm cười, từ từ đưa tay lên vỗ nhẹ lên đầu rắn nói: «Cám ơn bạn đã đến viếng sư”. Tất cả các sư đều sửng sốt hơn khi các sư thấy rắn xếp mang, hạ đầu và bò tới một sư khác. Sư “có duyên” này kể lại rằng sư điếng người, chớ còn hồn vía đâu mà vỗ đầu rắn như sư cả.

 

That cobra-patting Thai monk once stayed several months sat our monastery in Australia. We were building our main hall and had several other building projects waiting for approval at our local council’s offices. The mayor of the local council came for a visit to see what we were doing. The mayor was certainly the most influential man in the district. He had grown up in the area and was a successful farmer. He was also a neighbor. He came in a nice suit, befitting his position as mayor. The jacket was unbuttoned, revealing a very large, Australian-size stomach, which strained at the shirt buttons and bulged over the top of his best trousers. The Thai monk, who could speak no English, saw the mayor’s stomach. Before I could stop him, he went over to the mayor and started patting it. ‘Oh no!’ I thought. ‘You can’t go patting a Lord Mayor on the stomach like that. Our building plans will never be approved now. We’re done! Our monastery is finished.’

Sư cả vỗ đầu rắn nổi tiếng là một chơn tu rất từ bi. Ngài có đến Úc và an trú tại tự viện của chúng tôi. Bấy giờ chúng tôi đang xây chánh điện và xúc tiến nhiều công trình kiến trúc khác. Một hôm ông Thị trưởng sở tại đến viếng để thanh tra công trình xây cất. Ông này làm thị trưởng thì chắc chẳng ai bằng. Ông sinh ra và lớn lên tại địa phương. Ông còn là một nhà nông rất thành công. Tưởng ông dềnh dàng, bệ vệ, với cái bụng quá khổ khiến chiếc áo vét ông mặc hôm ấy không gài nút được. Gặp ông sư cả thản nhiên đưa tay vỗ nhẹ lên bụng “trống chầu” của ông. Tôi nghĩ, “Thôi chết rồi, các công trình dở dang của tự viên khó thể hoàn tất!”

 

The more that Thai monk, with a gentle grin, patted and rubbed the mayor’s big stomach, the more the mayor began to smile and giggle. In a few seconds, the dignified mayor was gurgling like a baby. He obviously loved every minute of having his stomach rubbed and patted by this extraordinary Thai monk. All our building plans were approved. And the mayor became one of our best friends and helpers.

Trong lúc vỗ bụng ông, sư cả nhìn ông mỉm cười. Ông cười theo và cười càng lúc càng đắc ý hơn. Rõ ràng ông thích được sư cả vỗ bụng. Thế là tất cả các công trình đều được chấp thuận và sư cả trỏ thành người bạn rất thân của chúng tôi và rất nhiệt tình đối với tự viện.

 

The most essential part of caring is where we’re coming from. That Thai monk was coming from such a pure heart that he could pat king cobras on the head, and mayors on the stomach, and they both loved it. I would not recommend that you try this. At least not until you can care like a saint.

Tâm từ bi là nền tảng của mọi hành động của các sư chúng tôi. Sư cả có tâm từ bi nên ông có thể vỗ đầu rắn hổ mang và vỗ bụng ông thị trưởng, và cả hai đều quý mến sư. Dĩ nhiên tôi không dám khuyến khích các bạn làm như vậy nếu các bạn chưa nhập vào dòng Thánh.

 

58. The bad snake - Con rắn bất thiện

 

The final snake-tale in this book is an adaptation of an old Buddhist Jataka story. It shows that ‘to care’ does not always mean to be meek, mild and passive.

Nói về rắn, các câu chuyện tiền thân (Jatakas) của Đức Phật kể rất nhiều. Sau đây là một chuyện mà tôi xin phóng tác để cho thấy từ bi không tất yếu là thụ động hay yếu mềm.

 

A bad snake lived in a forest outside a village. He was vicious, malicious and mean. He would bite people just for fun—his fun, that is. When the bad snake became advanced in snake-years, he began to wonder what happens to snakes when they die. All his hissing life he had spat scorn on religions and those snakes that, in his opinion, were gullible and susceptible to such nonsense. Now he was interested.

Có con rắn bất thiện sống trong khu rừng gần một làng nọ. Nó đầy ác ý, hiểm độc và bần tiện. Nó cần người vì vui thích riêng của nó. Lúc vào tuổi về chiều nó bắt đầu suy tư đến cái chết của loài rắn; rắn chết vì sao và như thế nào? Chúng có hậu kiếp không? Bấy giờ nó mới để ý đến các vấn đề này, những vấn đề mà trước đây chẳng những nó không tin mà còn khinh miệt và gọi những đồng loại có lòng tin là đồ non dạ non lòng hay tin nhảm nhí.

 

Not far from the snake’s hole, on the top of a hill, lived a holy snake. All holy people live on the summit of a hill or mountain, even holy snakes. It’s the tradition. One never hears of a holy man living in a swamp.

One day, the bad snake decided to visit the holy snake. He put on a raincoat, dark glasses and hat so his friends wouldn’t recognize him. Then he slithered up the hill to the monastery of the holy snake. He arrived during the middle of a sermon. The holy snake was sitting on a rock with hundreds of snakes listening with rapt attention. Bad snake slithered to the edge of the throng, close to an exit, and began to listen.

Không xa hang của rắn bất thiện có con rắn thánh. Như các thánh khác, rắn thánh an trú trên núi. Một hôm rắn bất thiện quyết định đến viếng rắn thánh. Nó hóa trang để rắn bạn không biết nó là ai rồi lén bò lên tự viện của rắn thánh. Nó đến lúc rắn thánh đang quấn tròn trên tảng đá cao thuyết pháp và hàng trăm rắn khác đang say sưa theo dõi. Nó bò đến một bìa ngoài dừng lại gần lối ra và lắng tai nghe.

 

The more he listened, the more sense it made. He started to become convinced, then inspired and then, finally, converted. After the sermon, he went up to holy snake, tearfully confessed the many sins of his life, and promised, from now on, he’d be a totally different snake. He vowed in front of holy snake never to bite a human again. He was going to be kind. He was going to be caring. He was going to teach other snakes how to be good. He even left a donation in the box on the way out (when everyone was looking, of course).

Càng nghe nó càng thấm, bài pháp đã thuyết phục được nó. Nó được cải hóa. Nó rất hoan hỷ. Sau buổi pháp thoại nó mạnh dạn lên đảnh lễ rắn thánh, khóc và xin sám hối các tội lỗi nó đã từng gây ra trong quá khứ. Nó nguyện sẽ làm con rắn thiện và không bao giờ cắn mổ ai hết. Nó còn nguyện sẽ từ bi và sẽ dạy cho các rắn khác làm rắn thánh thiện. Lúc rời tự viện nó không quên cúng dường (dĩ nhiên trước mắt các đồng loại).

 

Although snakes can talk to snakes, it all sounds like one and the same hiss to human beings. Bad snake, or formerly bad snake, was unable to tell the people that he was now a pacifist. Villagers would still avoid him, even though they began to wonder about the Amnesty International badge he wore so prominently on his chest. Then one day a villager, distracted by a song on his Walkman, danced right past bad snake, and bad snake didn’t strike; he just smiled religiously.

Rắn nói lời của loài rắn, nhưng những lời ấy không khác lời của loài người là bao. Rắn bất thiện trước đây không thể nói rằng bây giờ mình thiện rồi mong dân làng

tin tưởng ngay. Phải chứng minh trước đã. Nó chứng minh bằng cách không mổ anh nhà quê lãng trí đạp nhầm nó.

 

From that time on, the villagers realized that bad snake was no longer dangerous. They would walk right past him as he sat cross-coiled in meditation outside his hole. Then some naughty boys from the village came to tease him.

‘Hey, you slimy creep!’ they jeered from a safe distance. ‘Show us your fangs, if you’ve got any, you oversized worm. You’re a wimp, a cream-puff, a disgrace to your species!’ He didn’t like being called a slimy creep, even though there was some truth in the description, or an oversized worm. But how could he defend himself? He had vowed not to bite. Seeing that the snake was now passive, the boys grew bolder and threw stones and clods of earth. They laughed when a stone hit. The snake knew that he was fast enough to bite any one of those boys, before you could finish saying ‘World Wildlife Fund’. But his vow prevented him. So, the boys came closer and started hitting him over the back with sticks. The snake took the painful beating; but he realized that, in the real world, you had to be mean to protect yourself. Religion was nonsense after all. So, he slithered painfully up the hill to see that fake of a snake, and be released from his vow.

Từ dạo đó dân lành không còn sợ nó nữa. Họ ung dung đi ngang qua hang nó lúc không thấy nó cũng như lúc có nó đang khoanh trước miệng hang. Trẻ con còn theo chọc nó nữa, gọi nó là “loài bò sát trơn lùi” hay “con trùn bự quá khổ”. Nó không cần tự vệ. Thấy vậy, bọn trẻ làm tới. Chúng liệng đá, đất cục phá nó và cười hô hố mỗi khi đất đá trúng nó. Nó biết nó có thể phóng nhanh rượt cắn bất cứ đứa nào, nhưng nó đã nguyện là không rồi – nó tu mà. Đám trẻ càng thêm hóm hỉnh, chúng vác cây đập nó. Nó chịu đòn. Rồi nó bò lên chỗ rắn thánh.

 

Holy snake saw him coming, all battered and bruised, and asked, ‘What happened to you?’

‘It’s all your fault,’ bad snake complained bitterly.

‘What do you mean, “It’s all my fault”?’ protested the holy snake.

‘You told me not to bite. Now look what’s happened to me! Religion might work in a monastery, but in the real world ...’

‘Oh, you stupid snake!’ holy snake interrupted. ‘Oh, you foolish snake! Oh, you idiot snake! It’s true that I told you not to bite. But I never told you not to hiss, did I?’

Sometimes in life, even saints have to ‘hiss’ to be kind. But no one needs to bite.

Thấy thân thể bầm dập của nó, rắn thánh hỏi lý do. Nó đáp:

“Tất cả đều do ông mà ra.”

“Sao vậy, nào tôi có làm gì đâu?“ Rắn thánh chống chế

“Ông bảo tôi không cắn. Xin ông nhìn đây mà xem. Tu hành chỉ có trong chùa còn ngoài đời…”

“Ồ, chú rắn ngu xuẩn kia!” Rắn thánh ngắt lời nó, “Chú thật điên rồ! Chú thật ngốc nghếch! Tôi dạy chú không cắn chứ tôi có bảo chú đừng huýt gió, có phải vậy không?”

Ở đời thánh đôi khi cũng phải “huýt gió”. Nhưng không nên “cắn hay mổ”

 

38. 9 birdnest

Những phần thưởng có giá trị nhất đòi hỏi sự kiên trì.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/p147a883/chuong-6-
  2. https://www.bps.lk/olib/bp/bp619s_Brahm_Opening-The-Doors-Of-Your-Heart.pdf
  3. Photo 2: https://www.pinterest.com/pin/524810162800299869/
  4. Photo 3: https://www.theportableguru.com/874-2/
  5. Photo 4: https://www.asian-voice.com/Finance/Sow-Reap/Going-with-the-flow
  6. Photo 5: https://www.studenti.it/topic/blaise-pascal.html
  7. Photo 6: https://www.facebook.com/293119360838403/posts/better-to-light-a-candle-than-blaming/1253281131488883/
  8. Photo 7: http://living-vegan.blogspot.com/2012/03/bull-who-cried.html
  9. Photo 8: https://news.yahoo.com/myanmar-buddhist-temple-now-nirvana-snakes-034143591.html
  10. Photo 9: https://www.dezignerdude.com/dds-blog/category/law

 

Read 357 times

Tìm Bài - Search

Main Menu

Xem Nhiều Nhất - Most Read

05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe?  - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ 05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe? - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ Thursday, 12 August 2021 ... Kiều mạch ngày càng được biết đến là... More detail
[7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Thursday, 05 August 2021 Once a friend of mine and I agreed that it would be helpful for... More detail
[13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Friday, 13 August 2021 Head of Business College: "In teaching shorthand and typewriting,... More detail
06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên          The polarity Process: Energy and Form 06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên The polarity Process: Energy and Form Saturday, 20 November 2021 Theo Ths. BS Nguyễn Thị Tuyết Mai (Bác sĩ chuyên... More detail
25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ 25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ Wednesday, 24 November 2021 Right vision, or understanding: understanding that life always... More detail
0.png0.png1.png8.png5.png6.png0.png6.png
Today115
Yesterday375
This week2416
This month7121
Total185606

Visitor Info

  • Browser: Unknown
  • Browser Version:
  • Operating System: Unknown

Who Is Online

2
Online

2024-04-28