89. Tam Pháp Ấn – The Three Marks Of Existence – Song ngữ

 

Buddhism: Three Marks Of Existence

Đức Phật Nói Về Ba Dấu Ấn Của Cuộc Đời
English:
Barbara O'Brien

Việt ngữ: Nguyễn Văn Tiến

Compile: Lotus group

89. Tam Pháp Ấn – The Three Marks Of Existence – Song ngữ

 

89. Tam Pháp Ấn 1a

 

Tam Pháp Ấn – The Three Marks Of Existence

 

89. Tam Pháp Ấn 11

 

The Buddha taught that everything in the physical world, including mental activity and psychological experience, is marked with three characteristics -- impermanence, suffering, and egolessness. Thorough examination and awareness of these marks help us abandon the grasping and clinging that bind us.

Đức Phật dạy rằng tất cả mọi sự vật trong thế giới vật chất, bao gồm những hoạt động tinh thần và các trải nghiệm thuộc về tâm lý, được đánh dấu bởi ba đặc tính - vô thường, đau khổ (hoặc không như ý, hoặc không hoàn hảo), và vô ngã. Qua việc kiểm tra cùng với sự hiểu biết thấu đáo về ba dấu ấn nầy giúp chúng ta từ bỏ sự nắm giữ cùng với sự bám víu mà đã trói buộc chúng ta.

 

Transfer notes:

Ghi chú của dịch giả:

Ego = Self = Self - Self = Self = Self - Self = inherent nature of each person. The above words, by definition are usually fixed, and not changing.

Cái Tôi = Cái Ta = Cái Tánh = Tự Tánh = Tự Ngã = Cái Ngã = Bản Ngã = cái bản chất vốn có của mỗi người. Các từ ngữ nói trên, theo định nghĩa thông thường là cố định, và không thay đổi.

 

1. Suffering (Dukkha)

Dukkha = "Đau Khổ" hoặc "Không Như Ý" hoặc "Không Hoàn Hảo"

 

89. Tam Pháp Ấn khổ 2

 

The Pali word dukkha is most often translated as "suffering," but it also means "unsatisfactory" or "imperfect." Everything material and mental that begins and ends, is composed of the five skandhas, and has not been liberated to Nirvana, is dukkha. Thus, even beautiful things and pleasant experiences are dukkha.

Từ ngữ Pali dukkha thường được dịch là "sự đau khổ", nhưng từ ngữ nầy cũng có nghĩa là "không như ý" (bất như ý) hoặc "không hoàn hảo" (bất toàn). Tất cả mọi thứ vật chất và tinh thần (được tạo thành do năm uẩn) bắt đầu và chấm dứt, và không được giải thoát đến trạng thái Niết Bàn, là dukkha (đau khổ). Do đó, ngay cả những gì đẹp đẽ và những trải nghiệm thú vị cũng là dukkha (không hoàn hảo, không như ý).

 

Buddha taught that there are three main categories of dukkha. The first is suffering or pain, dukkha-dukkha. It includes physical, emotional and mental pain. Then there is viparinama-dukka, which is impermanence or change. Everything is transitory, including happiness, and so we should enjoy it while it is there and not cling to it. The third is samkhara-dukka, conditioned states, meaning we are affected by and dependent on something else.

Đức Phật dạy rằng có ba loại dukkha chính yếu.

- Loại thứ nhất là Khổ-vì-đau-khổ (dukkha-dukkha) do đau khổ hoặc đau đớn. Điều nầy bao gồm đau đớn về thể xác, về cảm xúc và về tinh thần.

- Loại thứ nhì là Khổ-vì-vô-thường (viparinama-dukka), do vô thường hoặc do sự thay đổi. Mọi thứ đều tạm thời, bao gồm cả hạnh phúc, và do đó khi chúng ta hạnh phúc chúng ta nên tận hưởng, nhưng chúng ta không nên bám víu vào nó.

  • Loại thứ ba là Khổ-vì-nhân-duyên (samkhara-dukka), do các trạng thái có điều kiện, có nghĩa là chúng ta bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào cái gì khác.

 

89. Tam Pháp Ấn vulture 3

 

2. Impermanence (Anicca)

Vô Thường (Anicca) = Sự Thay Đổi Liên Tục

 

89. Tam Pháp Ấn imper 4

 

Impermanence is the fundamental property of everything that is conditioned. All conditioned things are impermanent and are in a constant state of flux. Because all conditioned things are constantly in flux, liberation is possible.

Vô thường là phẩm chất cơ bản của mọi sự vật có điều kiện. Tất cả mọi sự vật có điều kiện là vô thường, và ở trong trạng thái thay đổi liên tục. Bởi vì mọi sự vật có điều kiện thì thay đổi liên tục, cho nên sự giải thoát thì có thể đạt được. 

 

We go through life attaching ourselves to things, ideas, emotional states. We become angry, envious, and sad when things change, die, or cannot be replicated. We see ourselves as permanent things and other things and people as likewise permanent. We cling to them without deeply understanding that all things, including ourselves, are impermanent.

Cuộc sống của chúng ta dính mắc với mọi sự vật, với các ý tưởng, và với các trạng thái cảm xúc. Chúng ta cảm thấy giận dữ, ghen tỵ, và buồn bã khi mọi sự vật thay đổi, mất đi (hoặc chết đi) hoặc là không thể nào sở hữu được nữa (vì không có bản sao chép). Chúng ta thấy chúng ta là những gì vĩnh cửu, và mọi thứ khác và các người khác thì vĩnh cửu giống như là chúng ta. Chúng ta bám giữ lấy họ, vì chúng ta không hiểu biết sâu sắc rằng tất cả mọi sự vật, kể cả chúng ta, đều vô thường (luôn luôn thay đổi).

 

By renunciation, you can be liberated from clinging to things you desire and the negative effects of those things changing. Because of impermanence, we ourselves can change. You can let go of fears, disappointments, and regrets. You can be liberated from them and enlightenment is possible.

Bằng cách từ bỏ, chúng ta có thể vượt ra khỏi sự bám víu vào những điều chúng ta ham muốn, và các tác động tiêu cực của chúng. Vì vô thường, chúng ta có thể thay đổi bản thân. Chúng ta có thể buông bỏ nỗi sợ hãi, sự thất vọng và sự hối hận. Chúng ta có thể vượt thoát ra khỏi chúng, và sự giác ngộ là điều có thể đạt được.

 

89. Tam Pháp Ấn monkey 5

 

By nourishing your insight into impermanence each day, Thich Nhat Hanh writes that you will live more deeply, suffer less, and enjoy life more. Live in the moment and appreciate the here and now. When you encounter pain and suffering, know that it, too, shall pass.

Bằng cách nuôi dưỡng cái nhìn sâu sắc về vô thường mỗi ngày, Thầy Thích Nhất Hạnh viết rằng chúng ta sẽ sống sâu sắc hơn, chịu đựng ít hơn, và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn. Chúng ta hãy sống trong giây phút nầy, và chúng ta hãy trân quý cuộc sống ngay bây giờ, ở tại đây. Khi chúng ta gặp đau đớn và buồn khổ, chúng ta biết rằng mọi chuyện rồi cũng qua đi.

 

3. Egolessness (Anatta)

Vô Ngã (Anatta) = Không Có Cái Tôi = Không Có Tự Tánh

 

89. Tam Pháp Ấn cat 6

 

Anatta (anatman in Sanskrit) is also translated as non-self or non-essentiality. This is the teaching that "you" are not an integral, autonomous entity. The individual self, or what we might call the ego, is more correctly thought of as a by-product of the skandhas.

Anatta (anatman trong tiếng Phạn) cũng được dịch là không-có cái-tôi hoặc là không-có tự-tánh. Điều nầy nói rằng "chúng ta" không phải là con người tự trị, có tự tánh. Bản ngã, hoặc là cái-tôi, đúng hơn là một sản phẩm của năm uẩn.

 

The five skandhas are form, sensation, perception, mental formations, and consciousness. These aggregates or heaps give us the illusion of being a self, separate from all others. But the skandhas are constantly changing and impermanent. You are not the same for two consecutive moments. Realizing this truth can be a long and difficult journey, and some traditions think it is only possible for monks. We cling to who we think we are, but we are never the same from moment to moment.

Năm uẩn gồm có hình tướng, cảm giác, sự nhận biết, những hành động của tâm thức, cái biết (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). "Năm Tập Hợp", hoặc là "Năm Đống Hàng Cao Như Ngọn Núi" nầy cho chúng ta ảo giác về cái-tôi (bản ngã), tách rời với người khác. Tuy nhiên, năm uẩn liên tục thay đổi và vô thường. Chúng ta không giống y hệt nhau trong hai khoảnh khắc liên tiếp. Hiểu biết sự thật nầy có thể là một cuộc hành trình dài và khó khăn, và trong một số truyền thống (Phật Giáo) cho rằng điều nầy chỉ có các nhà sư là làm được. Chúng ta bám víu vào "cái-tôi" (người) mà chúng ta tưởng là chúng ta, tuy nhiên, chúng ta không bao giờ giống y hệt nhau từ khoảnh khắc nầy sang khoảnh khắc kế tiếp. 

 

89. Tam Pháp Ấn skandhas 7

 

This concept is one that separates Buddhism from Hinduism, in which there is a belief in an individual soul or self. While many Buddhists believe in the cycle of rebirth, with anatta there is no self or soul.

Khái niệm nầy tách biệt Phật Giáo ra khỏi Ấn Độ Giáo, mà có niềm tin vào một linh hồn hoặc là một bản ngã. Trong khi đó nhiều Phật tử tin vào chu kỳ của sự tái sinh, với vô ngã, vì không có cái-tôi hoặc là không có linh hồn.

 

Theravada Buddhism and Mahayana Buddhism differ on how anatman is understood. The liberated nirvana state in Theravada is a state of anatta, freed from the delusion of ego. In Mahayana, there is no intrinsic self, we are not really separate, autonomous beings.

Phật Giáo Nguyên Thủy và Phật Giáo Đại Thừa khác nhau về vô ngã. Trạng thái giải thoát của niết bàn trong Phật Giáo Nguyên Thủy là trạng thái của vô ngã, được giải thoát khỏi ảo tưởng của cái-tôi (bản ngã). Trong Phật Giáo Đại Thừa, không có cái-tôi (bản ngã) bẩm sinh, chúng ta không thật sự là con người tự trị, tách rời với người khác.

 

89. Tam Pháp Ấn nirvana 8

 

Nirvana is the state that supervenes, when desire, aversion and all clinging to an ego have been conquered, thus negating the last traces of a being’s illusory individuality.

Niết bàn là trạng thái làm gián đoạn, khi dục vọng, ác cảm và tất cả bám vào một bản ngã đã bị chinh phục, do đó phủ nhận những dấu vết ảo tưởng cuối cùng  của một cá nhân.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/a1648/duc-phat-noi-ve-ba-dau-an-cua-cuoc-doi-buddhism-three-marks-of-existence
  2. Photo 1a: http://chuabuuda.org/vn/kien-thuc-phat-hoc-pho-thong-phap-an.html
  3. Photo 1b: https://www.pinterest.com/pin/194288171409084997/
  4. Photo 2: http://chuabuuda.org/vn/kien-thuc-phat-hoc-pho-thong-phap-an.html
  5. Photo 3: https://rarehistoricalphotos.com/vulture-little-girl/
  6. Photo 4: http://chuabuuda.org/vn/kien-thuc-phat-hoc-pho-thong-phap-an.html
  7. Photo 5: https://www.victoriouskidsseducares.org/blogs/let-go-of-the-banana/
  8. Photo 6: https://www.redbubble.com/people/hazynz/works/30198121-cat-and-tiger-mirror-message?p=canvas-print
  9. Photo 7: http://chuaadida.com/chi-tiet-nam-uan-barbara-obrien-6401.html
  10. Photo 8: https://www.insightstate.com/spirituality/what-is-samsara-and-nirvana/
  11. https://www.ratanadipa.org.nz/2021/05/08/the-three-marks-of-existence/

 

Read 1138 times

Tìm Bài - Search

Main Menu

Xem Nhiều Nhất - Most Read

05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe?  - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ 05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe? - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ Thursday, 12 August 2021 ... Kiều mạch ngày càng được biết đến là... More detail
[7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Thursday, 05 August 2021 Once a friend of mine and I agreed that it would be helpful for... More detail
[13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Friday, 13 August 2021 Head of Business College: "In teaching shorthand and typewriting,... More detail
06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên          The polarity Process: Energy and Form 06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên The polarity Process: Energy and Form Saturday, 20 November 2021 Theo Ths. BS Nguyễn Thị Tuyết Mai (Bác sĩ chuyên... More detail
25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ 25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ Wednesday, 24 November 2021 Right vision, or understanding: understanding that life always... More detail
0.png0.png2.png7.png8.png8.png9.png5.png
Today185
Yesterday251
This week721
This month6952
Total278895

Visitor Info

  • Browser: Unknown
  • Browser Version:
  • Operating System: Unknown

Who Is Online

1
Online

2025-01-22