92. Tứ Diệu Đế - The Four Noble Truths Of Buddhism – Song ngữ

 

The Four Noble Truths Of Buddhism (Updated June 01, 2018)

Bốn Sự Thật Cao Quý Trong Đạo Phật (2018)
English: Barbara O'Brien

Việt ngữ: Nguyễn Văn Tiến 

Compile: Lotus group

92. Tứ Diệu Đế - The Four Noble Truths Of Buddhism – Song ngữ

 

92 Tứ Diệu Đế 1 title

 

Tứ Diệu Đế - The Four Noble Truths Of Buddhism – Song ngữ

 

 

92 Tứ Diệu Đế 1

 

The Buddha's first sermon after his enlightenment centered on the Four Noble Truths, which are the foundation of Buddhism. The Truths are something like hypotheses and Buddhism might be defined as a process of verifying and realizing the truth of the Truths.

Sau khi Đức Phật giác ngộ, bài giảng đầu tiên của ngài tập trung vào Bốn Sự Thật Cao Quý, là nền tảng của Đạo Phật. Trước hết Bốn Sự Thật được xem như là những giả thuyết, và Đạo Phật có thể được xem như một quá trình kiểm chứng và hiểu ra tính chính xác của Bốn Sự Thật nầy.

 

92 Tứ Diệu Đế 2

 

THE FOUR NOBLE TRUTHS

BỐN SỰ THẬT CAO QUÝ 

 

A common, sloppy rendering of the Truths tells us that life is suffering; suffering is caused by greed; suffering ends when we stop being greedy; the way to do that is to follow something called the Eightfold Path.

Một cách giải thích đơn giản và phổ biến về Bốn Sự Thật cho chúng ta biết rằng cuộc đời là đau khổ; đau khổ bởi vì chúng ta tham lam; do đó, khi chúng ta dừng tham lam, đau khổ sẽ chấm dứt; phương cách để thực hiện điều nầy là chúng ta đi theo Con Đường Cao Quý Có Tám Phần.

 

92 Tứ Diệu Đế 3

 

In a more formal setting, the Truths read:

Trong một bối cảnh chính thức hơn, Bốn Sự Thật Cao Quý được diễn tả như sau:

 

1) The truth of suffering (dukkha)

2) The truth of the cause of suffering (samudaya)

3) The truth of the end of suffering (nirhodha)

4) The truth of the path that frees us from suffering (magga)

1) Sự thật về "đau khổ, không như ý, không hoàn hảo" (dukkha)

2) Sự thật về nguyên nhân của "đau khổ, không như ý, không hoàn hảo" (samudaya)

3) Sự thật về chấm dứt "đau khổ, không như ý, không hoàn hảo" (nirhodha)

4) Sự thật về con đường giúp chúng ta ra khỏi "đau khổ, không như ý, không hoàn hảo" (magga)

 

Quite often, people get hung up on "life is suffering" and decide Buddhism isn't for them. However, if you take the time to appreciate what the Four Noble Truths are really about, everything else about Buddhism will be much clearer. Let's look at them one at a time.

Khi nghe "cuộc đời là đau khổ", thì có một số người cảm thấy bi quan và lo lắng, rồi họ quyết định không theo Đạo Phật. Tuy nhiên, nếu chúng ta dành thời giờ để học hỏi ý nghĩa thật sự về Bốn Sự Thật Cao Quý, chúng ta sẽ hiểu về Đạo Phật rõ ràng hơn nhiều. Chúng ta sẽ xem xét các Sự Thật sau đây:

 

92 Tứ Diệu Đế 4

 

THE FIRST NOBLE TRUTH: LIFE IS DUKKHA

SỰ THẬT CAO QUÝ THỨ NHẤT: CUỘC ĐỜI LÀ "ĐAU KHỔ, KHÔNG NHƯ Ý, KHÔNG HOÀN HẢO" 

 

The First Noble Truth is often translated as "life is suffering." This is not as dire as it sounds, it's actually quite the opposite, which is why can be confusing.

Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất thường được dịch là "cuộc đời là đau khổ." Điều nầy nghe có vẻ bi thảm, nhưng ý nghĩa thật sự là trái ngược, đây là lý do tại sao có sự nhầm lẫn nầy.

 

Much confusion is due to the English translation of the Pali/Sanskrit word dukkha as "suffering." According to the Ven. Ajahn Sumedho, a Theravadin monk and scholar, the word actually means "incapable of satisfying" or "not able to bear or withstand anything." Other scholars replace "suffering" with "stressful."

Sự nhầm lẫn gây ra là từ ngữ tiếng Anh dịch từ tiếng Pali/Phạn dukkha là "đau khổ." Theo Thầy Ajahn Sumedho, là một nhà sư và cũng là một học giả Phật Giáo Nguyên Thủy, từ ngữ nầy thật sự có ý nghĩa là "không như ý" (bất như ý), hoặc "không thể chịu đựng được". Có những học giả khác thay thế "đau khổ" bằng từ ngữ "căng thẳng".

 

92 Tứ Diệu Đế 5

 

Dukkha also refers to anything that is temporary, conditional, or compounded of other things. Even something precious and enjoyable is dukkha because it will end.

Dukkha cũng có nghĩa là những gì tạm thời, có điều kiện, hoặc là sự tổng hợp của nhiều thứ khác. Ngay cả những gì quý báu và thú vị cũng là dukkha bởi vì chúng cũng sẽ kết thúc.

 

Further, the Buddha was not saying that everything about life is relentlessly awful. In other sermons, he spoke of many types of happiness, such as the happiness of family life. But as we look more closely at dukkha, we see that it touches everything in our lives, including good fortune and happy times.

Hơn nữa, Đức Phật không nói rằng mọi thứ trong cuộc đời là sự đau khổ không ngừng nghỉ. Trong các bài giảng khác, Đức Phật đã nói về các loại hạnh phúc, chẳng hạn như hạnh phúc về cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, khi chúng ta nhìn kỹ hơn từ ngữ "đau khổ, không như ý, không hoàn hảo", chúng ta thấy rằng điều nầy chạm vào mọi thứ trong cuộc đời chúng ta, bao gồm cả các giai đoạn may mắn và hạnh phúc.

 

Among other things, the Buddha taught that the skandhas are dukkha. The skandhas are the components of a living human being: form, senses, ideas, predilections, and consciousness. In other words, the animated body you identify as yourself is dukkha because it is impermanent and it will eventually perish.

Bên cạnh những điều trên, Đức Phật dạy rằng năm uẩn là "đau khổ, không như ý, không hoàn hảo". Năm uẩn là các thành phần của một con người (còn sống): hình tướng, cảm giác, ý tưởng, khuynh hướng (thiên vị) và ý thức. Nói cách khác, "thân và tâm" của chúng ta là "đau khổ, không như ý, không hoàn hảo" bởi vì chúng là vô thường và cuối cùng chúng sẽ chết.

 

92 Tứ Diệu Đế 6

 

THE SECOND NOBLE TRUTH: ON THE ORIGIN OF DUKKHA

SỰ THẬT CAO QUÝ THỨ NHÌ: NGUYÊN NHÂN CỦA "ĐAU KHỔ, KHÔNG NHƯ Ý, KHÔNG HOÀN HẢO"

 

The Second Noble Truth teaches that the cause of suffering is greed or desire. The actual word from the early scriptures is tanha, and this is more accurately translated as "thirst" or "craving."

Sự Thật Cao Quý Thứ Nhì dạy rằng nguyên nhân của đau khổ là tham lam hoặc là tham muốn. Từ ngữ thật sự từ những kinh điển thời ban đầu là tanha, và từ ngữ nầy được dịch chính xác hơn là "khát khao" hoặc là "thèm khát".

 

We continually search for something outside ourselves to make us happy. But no matter how successful we are, we never remain satisfied. The Second Truth is not telling us that we must give up everything we love to find happiness. The real issue here is more subtle -- it's attachment to what we desire that gets us into trouble.

Chúng ta liên tục tìm kiếm một cái gì đó bên ngoài chúng ta để làm cho chúng ta hạnh phúc. Tuy nhiên, cho dù chúng ta thành công đến đâu chăng nữa, chúng ta sẽ không bao giờ hài lòng. Sự Thật Cao Quý Thứ Nhì không nói rằng, chúng ta phải từ bỏ mọi thứ chúng ta yêu thích để tìm thấy hạnh phúc. Lý do thật sự ở đây thì vi tế - "Chúng Ta Dính Mắc Với Những Gì Chúng Ta Tham Muốn" làm cho cuộc sống chúng ta đau khổ.

 

92 Tứ Diệu Đế 7

 

The Buddha taught that this thirst grows from ignorance of the self. We go through life grabbing one thing after another to get a sense of security about ourselves. We attach not only to physical things but also to ideas and opinions about ourselves and the world around us. Then we grow frustrated when the world doesn't behave the way we think it should and our lives don't conform to our expectations.

Đức Phật dạy rằng cơn thèm khát này phát triển từ sự thiếu hiểu biết của "cái ta". Chúng ta sống trong cuộc đời, với hai bàn tay nắm giữ hết thứ nầy sang thứ khác, để tạo ra một cảm giác an toàn cho chính mình. Chúng ta không những dính mắc với những thứ vật chất, mà chúng ta còn dính mắc với những ý tưởng và thành kiến ​​về bản thân, và thế giới chung quanh chúng ta. Sau đó, chúng ta trở nên thất vọng vì người trên thế gian nầy không cư xử đúng như ý chúng ta muốn, và cuộc đời của chúng ta không theo đúng như ý của chúng ta.

 

Buddhist practice brings about a radical change in perspective. Our tendency to divide the universe into "me" and "everything else" fades away. In time, the practitioner is better able to enjoy life's experiences without judgment, bias, manipulation, or any of the other mental barriers we erect between ourselves and what's real.

Thực hành Đạo Phật mang đến một sự thay đổi toàn bộ cái nhìn của chúng ta. Khuynh hướng chúng ta phân chia vũ trụ thành "cái tôi" và "mọi thứ khác" biến mất. Sau cùng, người thực hành có thể tận hưởng những kinh nghiệm của cuộc sống, mà họ không cần phải phán xét, thiên vị, lợi dụng, hoặc dùng bất kỳ rào cản tinh thần nào khác, mà được dựng lên giữa mình và những gì thật sự xảy ra.

 

The Buddha's teachings on karma and rebirth are closely related to the Second Noble Truth.

Giáo lý của Đức Phật về nghiệp và tái sinh có liên hệ chặt chẽ với Sự Thật Cao Quý Thứ Nhì.

 

THE THIRD NOBLE TRUTH: THE CESSATION OF CRAVING

SỰ THẬT CAO QUÝ THỨ BA: CHẤM DỨT LÒNG THAM MUỐN 

 

The Buddha's teachings on the Four Noble Truths are sometimes compared to a physician diagnosing an illness and prescribing a treatment. The first truth tells us what the illness is and the second truth tells us what causes the illness. The Third Noble Truth holds out hope for a cure.

Những lời dạy của Đức Phật về Bốn Sự Thật Cao Quý đôi khi được so sánh với một bác sĩ chẩn đoán bệnh và kê toa trị bệnh. Sự thật thứ nhất cho chúng ta biết căn bệnh nầy, và sự thật thứ nhì cho chúng ta biết nguyên nhân gây bệnh. Sự Thật Cao Quý Thứ Ba cho chúng ta sự hy vọng chữa được bệnh.

 

The solution to dukkha is to stop clinging and attaching. But how do we do that? The fact is that you can't by an act of will. It's impossible to just vow to yourself, okay, from now on I won't crave anything. This doesn't work because the conditions that give rise to craving will still be present.

Cách giải quyết "đau khổ, không như ý, không hoàn hảo" là ngăn chận sự dính mắc. Tuy nhiên, chúng ta ngăn chận bằng cách nào? Chúng ta thật sự không thể làm được điều nầy qua sự mong muốn. Chúng ta không thể nào đưa ra một lời thề "Được rồi, kể từ bây giờ trở đi, tôi sẽ không thèm khát điều gì nữa".  Cách này sẽ không có hiệu quả, bởi vì các điều kiện phát sinh sự thèm muốn vẫn còn có mặt. 

 

92 Tứ Diệu Đế 8

 

The Second Noble Truth tells us that we cling to things we believe will make us happy or keep us safe. Grasping for one ephemeral thing after another never satisfies us for long because it's all impermanent. It is only when we see this for ourselves that we can stop grasping. When we do see it, the letting go is easy. The craving will seem to disappear of its own accord.

Sự Thật Cao Quý Thứ Nhì cho chúng ta biết rằng, chúng ta dính mắc vào những gì mà chúng ta tin sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc, hoặc là làm cho chúng ta cảm thấy an toàn. Chúng ta nắm giữ hết điều (không bền vững) nầy sang điều (không bền vững) khác, mà các điều nầy không bao giờ thỏa mãn chúng ta lâu dài, bởi vì tất cả đều là vô thường. Chỉ khi nào chính chúng ta nhìn ra được điều nầy, thì chúng ta mới có thể ngừng sự nắm giữ. Khi chúng ta nhìn thấy điều nầy, thì sự buông xả thật là dễ dàng. Sự thèm muốn sẽ tự nó biến mất.

 

The Buddha taught that through diligent practice, we can put an end to craving. Ending the hamster wheel-chase after satisfaction is enlightenment (bodhi, "awakened"). The enlightened being exists in a state called nirvana.

Đức Phật dạy rằng qua sự thực hành siêng năng, chúng ta có thể chấm dứt sự thèm muốn. Cũng giống như con chuột ngừng rượt đuổi theo bánh xe, người chấm dứt được sự thèm muốn là bậc giác ngộ (hoặc là người tỉnh thức). Bậc giác ngộ ở trong trạng thái gọi là "niết bàn".

 

THE FOURTH NOBLE TRUTH: THE EIGHTFOLD PATH

SỰ THẬT CAO QUÝ THỨ TƯ: CON ĐƯỜNG CAO QUÝ CÓ TÁM PHẦN 

 

92 Tứ Diệu Đế 9

 

The Buddha spent the last 45 or so years of his life giving sermons on aspects of the Four Noble Truths. The majority of these were about the Fourth Truth -- the path (magga).

Đức Phật đã trải qua 45 năm cuối đời của ngài, để thuyết giảng về các khía cạnh của Bốn Sự Thật Cao Quý. Phần lớn trong số này là về Sự Thật Cao Quý Thứ Tư - tức là con đường (magga).

 

In the Fourth Noble Truth, the Buddha as a physician prescribes the treatment for our illness: The Eightfold Path. Unlike in many other religions, Buddhism has no particular benefit to merely believing in a doctrine. Instead, the emphasis is on living the doctrine and walking the path.

Trong Bốn Sự Thật Cao Quý, Đức Phật là một bác sĩ đưa ra cách điều trị căn bệnh của chúng ta, đó là: Con Đường Có Tám Phần. Không giống như trong nhiều tôn giáo khác, Đạo Phật không có lợi ích đặc biệt nào khi chúng ta chỉ tin vào giáo lý. Thay vào đó, sự nhấn mạnh là sống dựa theo giáo lý, và bước chân đi trên con đường nầy.

 

92 Tứ Diệu Đế 10

 

The path is eight broad areas of practice that touches every part of our lives. It ranges from study to ethical conduct to what you do for a living to moment-to-moment mindfulness. Every action of body, speech, and mind are addressed by the path. It is a path of exploration and discipline to be walked for the rest of one's life.

Con đường gồm có tám lĩnh vực thực hành rộng lớn, chạm vào mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Con đường nằm trong phạm vi từ nghiên cứu đến hành vi đạo đức, cho đến những công việc chúng ta làm, cho đến từng giây phút chúng ta chánh niệm. Mọi hành động của thân thể, lời nói và tâm trí đều được con đường chỉ dẫn. Đó là một con đường của sự khám phá và sự kỷ luật để chúng ta bước theo suốt quãng đời còn lại của chúng ta.

 

Without the path, the first three Truths would just be a theory; something for philosophers to argue about. The practice of the Eightfold Path brings the dharma into one's life and makes it bloom.

Nếu không có con đường, ba Sự Thật đầu tiên sẽ chỉ là lý thuyết; là một điều gì đó cho các nhà triết học tranh luận. Sự thực hành Con Đường Cao Quý Có Tám Phần đưa Phật Pháp vào cuộc sống của con người, và làm cho cuộc sống của họ nở hoa.

 

UNDERSTANDING THE TRUTHS TAKES TIME

CẦN THỜI GIAN ĐỂ HIỂU BIẾT VỀ BỐN SỰ THẬT CAO QUÝ 

 

If you are still confused about the four Truths, take heart; it's not so simple. Fully appreciating what the Truths mean takes years. In fact, in some schools of Buddhism thorough understanding of the Four Noble Truths defines enlightenment itself.

Nếu bạn vẫn còn nhầm lẫn về Bốn Sự Thật Cao Quý, thì bạn hãy tự tin và vui vẻ lên; bởi vì đề tài nầy thật ra không đơn giản. Chúng ta phải mất nhiều năm trời để hoàn toàn trân quý Bốn Sự Thật Cao Quý nầy. Trên thực tế, có một số trường phái Phật Giáo cho rằng sự hiểu biết rõ ràng về Bốn Sự Thật Cao Quý, chính là sự giác ngộ.

 

92 Tứ Diệu Đế 11

 

Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo:

 

 

92 Tứ Diệu Đế 12 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/a1921/bon-su-that-cao-quy-trong-dao-phat-2018-the-four-noble-truths-of-buddhism
  2. Photo 1: https://twitter.com/hashtag/dhammachakkavattana
  3. Photo 2: https://www.pattayamail.com/thailandnews/special-report-asalha-puja-celebrates-existence-of-triple-gem-39468
  4. Photo 3: https://www.alanpeto.com/buddhism/four-noble-truths/
  5. Photo 4: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/178-17-tu-dieu-de-song-ng
  6. Photo 5: https://www.buddhathought.com/first-noble-truth-of-buddhism/
  7. Photo 6: http://evdhamma.org/index.php/documents/buddhist-meditation/item/76-ngu-uan-the-five-aggregates-song-ngu
  8. Photo 7: https://www.buddhathought.com/second-noble-truth-of-buddhism/
  9. Photo 8: https://www.buddhathought.com/third-noble-truth-of-buddhism/
  10. Photo 9: http://www.jaysdadblog.com/the-4-noble-truths/
  11. Photo 10: https://www.buddhathought.com/fourth-noble-truth-of-buddhism/
  12. Photo 11: https://medium.com/personal-growth/practicing-the-subtle-art-of-detachment-b3f94b91fcf2
  13. https://www.nhatkychucuoi.com/2018/07/ba-muoi-bay-pham-tro-dao-xua-va-nay.html

 

Read 515 times

Tìm Bài - Search

Main Menu

Xem Nhiều Nhất - Most Read

05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe?  - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ 05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe? - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ Thursday, 12 August 2021 ... Kiều mạch ngày càng được biết đến là... More detail
[7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Thursday, 05 August 2021 Once a friend of mine and I agreed that it would be helpful for... More detail
[13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Friday, 13 August 2021 Head of Business College: "In teaching shorthand and typewriting,... More detail
06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên          The polarity Process: Energy and Form 06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên The polarity Process: Energy and Form Saturday, 20 November 2021 Theo Ths. BS Nguyễn Thị Tuyết Mai (Bác sĩ chuyên... More detail
25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ 25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ Wednesday, 24 November 2021 Right vision, or understanding: understanding that life always... More detail
0.png0.png1.png8.png1.png6.png9.png3.png
Today68
Yesterday242
This week737
This month3208
Total181693

Visitor Info

  • Browser: Unknown
  • Browser Version:
  • Operating System: Unknown

Who Is Online

1
Online

2024-04-18