97. Chánh tri kiến - Seeing Things as They Really Are – Song ngữ

 

Seeing Things as They Really Are

Nhìn Thấy Mọi Sự Đúng Như Nó Thực Là

English: Ajahn Chah - Translated by: Paul Breiter

Việt ngữ: Lê Kim Kha

Compile: Lotus group

97. Chánh tri kiến - Seeing Things as They Really Are – Song ngữ

 

97 Đúng Như Thật 1

 

Thấy Biết Đúng Như Thật - Seeing Things as They Really Are

 

97 Đúng Như Thật 2

 

 

The Buddha taught to look at whatever appears. Things don't stay. Having arisen, they cease. Ceasing, they appear again, and having appeared, they cease. But a confused, uninstructed person doesn't want it to be this way.

Đức Phật dạy nhìn vào mọi thứ khởi sinh. Mọi thứ không ở yên. Nó xuất hiện rồi hết. Nó hết rồi xuất hiện lại, và xuất hiện rồi biến mất. Liên tục sinh diệt. Nhưng một người ngu mờ chưa được chỉ dạy thì không muốn mọi sự như nó là vậy. 

 

If we meditate and become tranquil, we want to remain like that and don't want any disturbance. But that isn't realistic. The Buddha wanted us to first look at the facts and know these things as deceptive; then we can really have tranquility. When we don't know them, we become their owners, and the trap of self-view comes about.

Nếu ta thiền tập và trở nên tĩnh lặng, ta sẽ muốn được yên như vậy và không muốn bị quấy nhiễu. Nhưng điều đó không là thực tế. Phật muốn chúng ta nhìn vào những sự kiện và hiểu rằng chúng chỉ là đánh lừa; hiểu được vậy thì ta được bình lặng. Khi chúng ta không hiểu về chúng thì chúng ta trở thành chủ nhân của chúng và cái bẫy chấp-ta (thân kiến) sẽ có mặt.

 

97 Thấy Biết Đúng Như Thật 2

 

So, we have to go back to the origin and find out how it happened that way. We have to understand the way things really are, the way things contact the mind and how the mind reacts, and then we can be at peace.

Do vậy, chúng ta cần quay lại nguồn gốc để xem điều đó xảy ra như thế nào. Chúng ta cần phải hiểu cách của mọi sự đích thực là gì, cách mọi thứ tiếp xúc với tâm và cách tâm phản ứng. Và nếu làm được như vậy, chúng ta có thể được bình an.

 

This is what we have to investigate. If we don't want things to happen the way they do, we won't have peace. Wherever we may try to escape to, things still happen the same way; this is their nature.

Đó là việc chúng ta phải điều tra, suy xét, suy niệm. Nếu ta không muốn mọi thứ diễn ra theo cách của chúng, thì ta sẽ không được bình an. Dù chúng ta có muốn trốn tránh, mọi thứ vẫn diễn ra theo cách của chúng; đó là bản chất của chúng.

 

Simply speaking, this is truth. Impermanence, suffering, and absence of a self are the nature of phenomena. They are nothing else but this, but we give things more meaning than they really have.

Nói nôm na, đó là chân lý, đó là lẽ thật. Vô thường, khổ, và vô ngã là bản chất của mọi hiện tượng. Mọi sự chỉ là vậy, như-đích-thực-chúng-là, nhưng chúng ta cứ thêm thắt và cảm nhận theo kiểu của ta. Đó là rắc rối.

 

It's really not so difficult to make wisdom arise. It means looking for the causes and understanding the nature of things. When the mind is agitated, you should realize, "*This is not certain. Impermanent!" When the mind is calm, don't start thinking, "Ah, really peaceful!” because that is also not certain.

Thực ra không khó để tạo ra trí tuệ. Điều đó có nghĩa là nhìn vào những nguyên nhân và hiểu được bản chất của mọi sự. Mỗi khi tâm bị kích động, ta cần nhận biết rằng “Điều này không chắc chắn. Vô thường!”. Khi tâm được tĩnh lặng, đừng nghĩ rằng tâm đã được bình an, bởi vì điều đó cũng không là chắc chắn.

 

97 Thấy Biết Đúng Như Thật 3

 

When someone asks, "What kind of food do you like best?” don't get too serious about that. If you say you really like something, what's the big deal? Think about it if you eat it every day. will you still like it so much? You'll probably get to the point where you say, "Oh, man, not again!"

Khi có ai hỏi ta thích ăn món gì nhất, đừng trả lời quá chắc, đừng nói rằng tôi thích nhất món A nào đó; vì điều đó là không chắc chắn. Vì nếu ta ăn nó mỗi ngày, ta cũng phát chán, và lúc đó câu trả lời lại có thể là mình chẳng thích món A đó. (Tất cả đều thay đổi, không có gì là chắc chắn).

 

Do you understand this? You can end up getting sick of the very thing you like. It's because of the changeability of things, and this is what you should come to know.

Ta có hiểu được đó điều đó không? Một lúc nào đó ta có thể chán chường với những thứ mình đã thích. Điều này là do tất cả đều luôn thay đổi, và ta cần phải hiểu rõ về điều này.

 

Pleasure is uncertain. Unhappiness is uncertain. Liking is uncertain. Tranquillity is uncertain. Agitation is uncertain. Absolutely everything is uncertain. So whatever occurs we understand this, and we won't be taken in by anything. All experiences without exception are uncertain, because impermanence is their nature. Impermanence means that things are not fixed or stable, and very simply speaking, this truth is the Buddha.

Vui sướng là không chắc chắn. Bất hạnh là không chắc chắn. Sự thích là không chắc chắn. Sự tĩnh lặng là không chắc chắn. Sự kích động là không chắc chắn. Tuyệt đối, mọi thứ là không chắc chắn. Do vậy khi có điều gì xảy đến, ta hiểu rõ về nó, và ta không bị cuốn theo nó. Tuyệt đối, tất cả mọi sự trải nghiệm đều không chắc chắn, bởi vì vô thường là bản chất của chúng. Vô thường có nghĩa là mọi sự đều không cố định, không bền chắc, và nói nôm na chân lý này là Phật.

 

Anicca, uncertainty, is the truth. Truth is present for us to see, but we don't take a good, clear look at it. The Buddha said, "Those who see the Dharma see me." If we see anicca, that quality of being uncertain, in all things, then detachment and world-weariness come about: "Oh! This is merely so much. Eh! That is merely so much. It is not actually anything so great, it is merely so much.” The mind becomes firm in this: "It is merely that much. Aha!”

Vô thường, sự không chắc chắn, là chân lý. Chân lý có mặt để chúng ta nhìn thấy, nhưng chúng ta không thèm nhìn kỹ và nhìn rõ chân lý. Đức Phật nói rằng: “Ai nhìn thấy Giáo Pháp là nhìn thấy ta”. Nếu chúng ta nhìn thấy vô thường [bản chất không chắc chắc] bên trong mọi thứ thì sự chán bỏ đối với thế giới và sự buông bỏ sẽ khởi sinh trong tâm. “À, thì ra nó là vậy. Nó chỉ là như vậy thôi. Chẳng có gì to tát, chỉ là vậy thôi”. Tâm trở nên vững chắc về điều này “À, nó chỉ là vậy thôi!”.

 

After realizing this, we needn't do anything very difficult in our contemplation. Whatever we encounter, the mind is saying, “It's merely that much," and it stops. That's the end of it.

Sau khi đã nhận biết lẽ thật này, ta chẳng còn khó khăn gì khi quán chiếu về mọi sự. Khi ta gặp phải điều gì, tâm nói rằng “Nó chỉ là vậy thôi”, và điều đó hết ngay.

 

We will realize that all phenomena are only deceptions; nothing is stable or permanent, but rather everything is ceaselessly changing and has the characteristics of impermanence, suffering, and not-self. It's like a blazing redhot iron ball that has been heated in a furnace. What part of it will be cool? Try to touch it if you will. Touch the top and it will be hot. Touch the bottom and it will be hot. Touch the sides and they will be hot. Why is it hot? It is a blazing iron ball that is red-hot throughout.

Chúng ta sẽ nhận thấy tất cả mọi hiện tượng chỉ là giả lừa; chẳng có gì bền chắc hay thường hằng; mọi thứ đều đang thay đổi không ngừng và đều mang bản chất vô thường, khổ và vô ngã. (Những lẽ thật này là bao trùm và xuyên suốt mọi sự sống). Giống như một hòn sắt được nun đỏ rực trong lò rèn. Có chỗ nào nguội không? Nếu muốn bạn cứ thử. Đụng trên, nóng cháy. Đụng dưới, nóng cháy. Đụng bên, nóng cháy. Vì sao chỗ nào cũng nóng? Bởi vì nó là hòn sắt đã được đun nóng xuyên suốt từ trong ra ngoài.

 

When we understand this, we won't touch it. When you are feeling, “This is really good! I like it! Let me have it!” don't give such thoughts credence; don't take them too seriously. It's a red-hot iron ball. If you touch any part of it, if you try to pick it up, you will be burned, you will experience a lot of pain, your skin will break open and bleed.

Nếu ta hiểu vậy, ta sẽ không rờ thử nó. Cũng đừng nhìn và cảm thấy nó đẹp và thích nó. Lỡ khi ta bị phỏng tay ta lại ghét nó. (Cũng vậy, quy luật vô thường bao trùm xuyên suốt mọi sự sống. Nếu ta hiểu vậy, ta sẽ không nắm chấp hay dính vào bất cứ thứ gì. Vì ta càng dính chấp, ta càng khổ đau. Nắm chấp thứ gì, khi nó thay đổi ta lại khổ đau và bất toại nguyện).

 

We should be contemplating this at all times, walking, standing, sitting, lying down. Even when we are in the toilet, when we are going somewhere, when we are eating, or after we have eaten and we excrete the waste from our food, we should be seeing that all we experience is unstable and impermanent, and that it is also unsatisfactory and without self.

Chúng ta nên quán chiếu (chánh niệm, quán niệm, suy xét) về lẽ thật vô-thường mọi lúc mọi nơi, khi đang đi, đang đứng, đang nằm, đang ngồi. Ngay cả khi chúng ta đang đi vệ sinh, đang đi ngoài đường, đang ăn... chúng ta nên nhìn thấy được rằng mọi trải nghiệm của ta đều là thoáng qua và vô thường, và chúng cũng là khổ (bất toại nguyện), và vô ngã.

 

97 Thấy Biết Đúng Như Thật 4

 

Things that are unstable and impermanent are uncertain and unreal. Without exception, they are all untrue. It's just liked the red-hot iron ball—where can we touch it that it won't be hot? Absolutely every part of it is hot, so we stop trying to touch it.

Những thứ vô thường và không bền lâu thì không phải là chắc chắn và không phải là thực. Không ngoại trừ thứ gì, tất cả đều không thực. Giống như hòn sắt đỏ rực kia, chỗ nào cũng là nóng cháy, vì vậy ta không cần thử tìm chỗ không nóng làm gì. (Tất cả mọi thứ đều vô thường và không thực, không ngoại trừ điều gì. Vậy ta không cần cố đi tìm thứ thường hằng nữa. Thứ thường hằng duy nhất ở đây là sự vô thường).

 

This is not something difficult to train in. For example, parents warn a child not to play with fire: "Don't go near the fire! It's dangerous! You'll get burned!” The child may not believe her parents or understand what they are talking about. But if she touches the fire just once and gets a burn, after that the parents won't need to explain anything or try to control her.

Đây không phải là chỗ khó tu tập. Ví dụ, cha mẹ thường cảnh báo con cái không chơi với lửa: “Đừng đụng vào lửa. Nó rất nguy hiểm”. Những đứa con có thể chưa tin hoặc chưa hiểu lời cha mẹ. Nhưng nếu chúng đụng vô lửa và bị bỏng cháy, chắc cha mẹ không cần phải cảnh báo hay giải thích về lửa nữa.

 

No matter how much the mind is attracted to or infatuated by anything, you have to keep reminding it, “It's not sure! It's not permanent!" You might get something, like a glass, and start thinking how beautiful it is. "What a nice glass. I will store it away and take really good care of it so it doesn't get broken.” Then you have to tell yourself, “It's not certain." You could be drinking from it and set it down by your elbow, and in a moment of carelessness you knock it over and it breaks.

Dù tâm có bị hấp dẫn hay mê đắm vào thứ gì, hãy luôn nhắc mình “Điều đó là không chắc chắn! Nó là vô thường!”. Khi ta nhìn thứ gì, chẳng hạn một cái ly, thấy nó đẹp, ta đem cất giữ để tránh làm nó bể. Nhưng ta chợt nhớ lại “Chẳng có gì là chắc chắn”. Ta lại đem nó ra dùng, sau khi uống một hơi, ta đặt xuống bàn. Bụp. Nó bể.

 

If it doesn't break today, it will break tomorrow. If it doesn't break tomorrow, it will break the day after tomorrow. Things that are subject to being broken are not where you should be placing your trust.

Nó không bể bữa nay, ngày mai nó cũng bể. Ngày mai nó không bể, ngày sau nó cũng bể. Thứ gì sẽ đổ bể thì không chắc chắn, ta không nên đặt niềm tin chấp vào nó (để khỏi bị thất vọng).

 

This impermanence is the real Dharma. Things are not stable or real. Nothing about them is real, and just this fact is what is real. Are you going to argue this point? It is the most certain thing: being born, you must age, fall ill, and die. This is the permanent and certain reality, and this permanent truth is born of the truth of impermanence. Examining things thoroughly with the standard of "not permanent, not certain,” a transformation takes place into something permanent and certain, and then one no longer carries the burden of things.

Lẽ thật vô thường này chính là Giáo Pháp. Mọi thứ đều không bền chắc, không có thực, chỉ là giả lập. Chẳng có thứ gì là một thực thể trường tồn. “Chẳng có gì về chúng là thực cả!”, và chỉ điều này là đúng thực. Bạn có bàn cãi gì về lẽ thực này không?. Điều chắc chắn nhất là: sau khi sinh ra, ta già đi, bệnh, yếu, và chết. Đây là một thực tại chắc chắn và bất biến. Hãy luôn xem xét thấu suốt mọi sự với một tiêu chuẩn là “vô thường, không chắng chắn”. Cách xem xét như vậy sẽ chuyển thành một ‘chuẩn mực thường hằng và chắc chắn’ trong tâm ta, và từ đó ta không còn mang gánh nặng về thứ gì nữa.

 

97 Thấy Biết Đúng Như Thật 5

 

The disciples of the Buddha awakened to the truth of impermanence. From awakening to impermanence, they experienced detachment and weariness with things, or nibbida. This weariness is not aversion. If there is aversion, that is not really weariness, and it does not become a path.

Những vị đệ tử thời Đức Phật đã giác ngộ sự thật vô thường này. Từ sự giác ngộ lẽ vô thường, họ phát tâm buông bỏ và lìa bỏ đối với mọi thứ. Sự lìa bỏ trong tiếng Pali là nibbida. Sự chán bỏ, sự lìa bỏ này không phải do sân giận, ghét bỏ. Nếu do ác cảm, sân giận thì đó không phải đích thực là sự lìa bỏ theo nghĩa đạo Phật và do đó không thể trở thành một con đường đạo.

 

Nibbida is not what we think of as world-weariness in the ordinary way. For example, living with our families, when we are not getting along well, we might start thinking that we're really becoming disenchanted in the way the teachings mention. That's not it; that's merely our defilements increasing and oppressing our hearts. “I'm really fed up—I'm going to leave it all behind!” This is weariness because of defilement, and what really happens is that your defilements become greater than before you gave yourself this idea of weariness over things that disagree with you.

Nibbida không phải là kiểu chán bỏ ghét bỏ theo ý nghĩa thông thường. Ví dụ ta đang sống trong nhà rồi xích mích người này người nọ, rồi đâm ra chán ghét và bỏ đi. Đó không phải là sự lìa bỏ theo ý nghĩa của đạo Phật. Đó chỉ là sự sân si của ta, sự ô nhiễm, sự không lành trong tâm cứ tăng lên. “Tôi ngán tận cổ cái nhà này rồi. Tôi sẽ từ tất cả và bỏ đi”. Đó chỉ là cái tâm sân giận, không lành và ô nhiễm. Đó không phải là sự lìa bỏ một cách lành mạnh theo ý nghĩa đạo Phật. Sự lìa bỏ trong đạo Phật là sự buông bỏ, sự không còn dính chấp vào thứ gì sau khi đã biết nó chỉ là giả tạm, giả lập, giả danh, không thực, luôn luôn biến đổi.

 

It's like the idea we have of metta, loving kindness. We think we are supposed to have loving kindness toward people and all living things. So, we tell ourselves, “I shouldn't have anger toward them. I should feel compassion. Really, sentient beings are lovable. You start having affection for them, and it ends up being desire and attachment. Be careful about this! It's not just a matter of what we normally call love.

Một ví dụ khác là tâm từ metta. Chúng ta được dạy tu tập tâm từ, phải yêu thương mọi người và mọi chúng sinh. Chúng ta luôn tự nhắc mình “Mình không nên ghét giận mọi người. Mình phải từ bi thương xót với mọi chúng sinh. Thực vậy, những chúng sinh hữu tình đều rất đáng thương”. Chúng ta bắt đầu có cảm tình với họ, nhiều cảm tình, rồi lại cuối cùng bị dính vào ái cảm và ràng buộc vào họ. Hãy cẩn thận. Tâm từ lúc này đã biến thành tâm ái dục và si mê. Đó chỉ là sự yêu thương bình thường.

 

This is not metta in the way of Dharma. It is metta mixed with selfishness. We want something from others, and we call it metta. This is similar to our ordinary "world-weariness. “Oh yeah, I'm really tired of it all, I'm getting out!" That's just big defilement. It's not world-weariness or dispassion; it's only giving the same name to it. That's not the way of the Buddha. If it is correct, there is giving up, without aversion or aggression, without any harmfulness toward anyone. One is not complaining or finding fault-one just sees everything as empty.

Đó không phải tâm từ theo đúng Giáo Pháp. Đó là kiểu tâm từ lẫn lộn với cái ‘ta’ ích kỷ. Chúng ta muốn có gì đó (tình yêu thương, ái cảm) từ người khác và gọi đó là tâm từ. Đó không phải tâm từ đích thực, vì nó tạo ra sự dính mắc, sự ràng buộc, và có thể là dục vọng. Tương tự, sự chán bỏ thông thường là sự chán chường, chán ghét, mệt mỏi, ác cảm, muốn thoát ra khỏi trạng thái mà mình không thích. Đó là tâm trạng không lành và ô nhiễm. Đó chỉ là cách gọi cùng tên với chữ “lìa bỏ” theo nghĩa đạo Phật. Đó không phải là sự lìa bỏ của Đức Phật. Sự lìa bỏ của đạo Phật là sự lìa bỏ mang tính chất “lành thay”, do mình đã nhìn thấy được mọi sự chỉ là vô thường, giả tạm, và trống không.

 

Notes - Ghi chú:

(Người chán ghét bỏ nhà ra đi là do tâm sân si, không lành. Người xuất gia để đi tìm đường tu tập là do đã nhìn thấy lẽ sống là ngắn ngủi và đầy khổ đau bởi mọi thứ đều là vô thường giả tạm, chứ không phải do hờn ghét cha mẹ, anh em hay cái nhà đó mà bỏ đi tu. Người đi tu không có tâm sân si như vậy. Sự từ bỏ lành thay là giống như cách Thái tử Tất- đạt-đa đã làm vào cái đêm xuất gia khỏi kinh thành).

(People who hate to leave home are out of ignorance, unhealthy. The renunciation in search of a path of practice is because they saw that life is short and full of suffering because everything is transient, not because he hated his parents, brothers or that house to become a monk. Monks do not have such ignorance. The renunciation is rather the same as the way Prince Siddhartha did on the night of renunciation from the capital.)

 

97 Thấy Biết Đúng Như Thật 6

 

It means coming to the point where the mind is empty. It is empty of grasping attachment to things. This doesn't mean that there is nothing, no people or objects in the world. There is empty mind, there are people, there are things. But in the mind, there is the perception of it all as truth, as something uncertain. Things are seen as being the way they are, following their natural course as elemental nature arising and passing away.

Điều này có nghĩa một người đã đi đến chỗ cái tâm đã trống không. Tâm trống không không còn sự tham chấp hay dính mắc vào mọi thứ. Điều này không có nghĩa là không có gì, không có người nào, hay không có thứ gì trên thế gian này. Vẫn có, có cái tâm trống không, có người, có những sự vật trên thế gian. Nhưng trong tâm nhận biết một sự thật, đó là: mọi thứ đều không chắc chắn. Mọi thứ đều diễn ra theo cách của chúng, theo đường lối tự nhiên của nhiều yếu tố sinh diệt khác nhau. Mọi sự đều sinh diệt theo cách tự nhiên của nó.

 

For example, you might have a vase. You feel that it's something nice, but from its own side it exists indifferently. It doesn't have anything to say; it is only you who have the feelings about it, you who live and die over it. If you dislike or hate it, it won't be affected. That's your affair. It is indifferent, but you have these feelings of like or dislike and then get attached to them. We judge different things as being good or bad. This “good” troubles our hearts. "Bad” troubles our hearts. Both are defilements.

Ví dụ bạn có một cái bình đẹp và cảm thấy thích nó. Nhưng bản thân nó vẫn là vậy, bàng quan, chẳng dính gì đến việc bạn thích nó hay không. Chỉ là do bạn thích nó, quý nó, hay chết sống với nó gì gì đó mà thôi. Bạn có ghét nó thì nó vẫn là cái bình đó. Khi bạn khởi tâm thích hay ghét, bạn dính mắc vào nó. Chúng ta thường định kiến cái này tốt hoặc xấu. “Tốt” cũng là vấn đề. “Xấu” cũng là vấn đề. Cả hai đều là những ô nhiễm.

 

We don't need to run away to any other place; we need only look at and investigate this point. This is the way the mind is. When we dislike something, that object of dislike isn't affected; it remains as it is. When we like something, it isn't affected by our liking, but remains just as it is. We are only making ourselves insane, that's all.

Chúng ta không cần phải chạy trốn khỏi mọi thứ; chúng ta chỉ cần nhìn vào và suy xét ngay điểm này. Vấn đề ở đây là cách của tâm. Khi chúng ta thích cái gì, đối tượng vẫn là như vậy. Khi chúng ta ghét cái gì, đối tượng đó cũng là như vậy, chẳng bị ảnh hưởng gì vì sự ghét của ta. Chỉ có ta là điên khùng, tất cả chỉ là vậy.

 

You think some things are good, you see other things as great, but you are projecting these ideas from yourself. If you are aware of yourself, you will realize that all these things are equal.

Ta cứ nghĩ thứ này là tốt, ta nhìn thứ kia là tuyệt vời, thực ra đó chẳng qua chỉ là những ý tưởng của ta mà thôi. Nếu ta tự tỉnh giác (hiểu biết rõ ràng), ta sẽ nhận ra tất cả mọi thứ đều như nhau. (Mọi thứ đều không phải vậy, luôn thay đổi và vô thường, chỉ là giả tạm, không chắc chắn). Nếu chúng ta nhìn thấy rõ ràng (tỉnh giác) thì mọi thứ đều như nhau. Khi bạn có tham dục, bạn muốn có thứ gì là “của ta” và không phải “của người khác”, vậy là có xung khắc. Khi chúng ta nhìn thấy mọi thứ là như nhau, chúng ta không thấy chúng thuộc về ai—chúng chỉ là những điều kiện có mặt theo lẽ tự nhiên của chúng.

 

An easy illustration is food. We feel this or that kind of food is nice. When we see the dishes on the table, they are attractive; once everything is put together in the stomach, it's another story. But we look at the different dishes and say, "This one's for me. That one's yours. That one is hers.” When we've eaten and then it comes out the other end, probably no one is going to contend over it and say, "This is mine. That's yours. Or is that not so? Will you still be possessive and greedy over it? This is putting it briefly and simply. If you make up your mind, everything will be of equal to you. When we have desires and think in terms of "mine" and "yours," then we end up in conflict. When we see things as being equal, then we don't see them as belonging to anyone-they are just conditions existing as they are. No matter how fine the food is that we eat, once it is excreted, no one wants to pick it up and make a big deal out of it. No one will fight over it.

Dù là thức ăn ngon hay dở thì cũng chẳng khác nhau, khi nó đã vào bụng hoặc thải ra ngoài thì chẳng ai còn muốn lấy lại nó hay quan trọng gì về nó nữa. Chẳng ai tranh dành nhau nữa. (Ngon hay dở thì giờ cũng là phân).

 

When we realize things as this one dharma, all being of the same nature, we relax our grip, we put things down. We see they are empty, and we don't have love and hate for them: we have peace. It is said, “Nirvana is the supreme happiness; nirvana is the supreme emptiness.”

Khi chúng ta nhận biết tất cả mọi thứ theo một pháp này (một chân lý, một tiêu chuẩn nhận biết, một dhamma), rằng tất cả mọi sự thể trên đời có cùng bản chất, thì chúng ta buông tay, chúng ta đặt xuống, không còn nắm giữ gì nữa. Ta nhìn thấy chúng chỉ là trống không và ta không còn thích hay ghét gì chúng nữa; ta được bình an. Do vậy, “Niết-bàn là sự bình an cao nhất, niết-bàn là sự trống không tột cùng.”

 

Please listen to this carefully. Happiness in the world is not supreme, ultimate happiness. What we conceive of as emptiness is not supreme emptiness. If it is supreme emptiness, there is an end of grasping and attachment. If it is supreme happiness, there is peace. But the peace we know is still not supreme. The happiness we know is not supreme. If we reach nirvana, then emptiness is supreme. Happiness is supreme. There is a transformation. The character of happiness is transformed into peace. There is happiness, but we don't give it any special meaning. There is suffering also. When these occur, we see them as equal. Their value is the same.

Hãy nghe điều này. Hạnh phúc trên thế gian không phải là hạnh phúc cao nhất và tột cùng. Cái chúng ta tưởng tượng là trống không không phải là sự trống không tột cùng. Sự trống không tột cùng đồng nghĩa với sự chấm dứt mọi ràng buộc và dính chấp. Nếu có hạnh phúc tột cùng, thì có sự bình an. Nhưng sự bình an chúng ta từng biết và từng có trên đời này không phải là tột cùng. Hạnh phúc chúng ta từng biết và từng có không phải là tột cùng. Nếu chúng ta đạt đến niết-bàn, thì sự trống không là tột cùng. Hạnh phúc đó là tột cùng. Ở đó đã có một sự chuyển hóa. Tính chất hạnh phúc chuyển hóa thành sự bình an. Trên đời này có mặt hạnh phúc, nhưng chúng ta không cần phải đề cao về nó. Có cả khổ đau. Khi cả hai chúng có mặt, cứ coi chúng như nhau. Giá trị của chúng là như nhau.

 

97 Thấy Biết Đúng Như Thật 7

 

The sensory experiences we like and dislike are equal. But when they contact us, we don't see them as equal. If something is pleasing, we are really happy over it. If something is displeasing, we want to destroy it. So they aren't the same to us, but in truth they really are equal. We have to train in this: they are equal in that they are unstable and impermanent.

Những trải nghiệm về giác quan [thích hay không thích] thực ra chỉ là như nhau. Nhưng khi chúng tiếp xúc với chúng ta, chúng ta không coi chúng là như nhau. Thứ gì làm dễ chịu, ta vui sướng với nó. Cái gì làm khó chịu, ta muốn diệt bỏ nó. Bởi do vậy nên chúng mới trở thành khác nhau đối với chúng ta, nhưng sự thật thì chúng chỉ là như nhau. Chúng ta phải tu tập và tâm niệm như vầy: chúng là như nhau, đều là vô thường và không ổn định, không “ở lâu”, không chắc chắn.

 

It's like the example of food. We say this kind of food is good, that dish is great, that other one is wonderful. But when they end up together inside the body and then get excreted, it's all the same. Then you won't hear anyone complain, “How come I got so little?" At that point our minds don't get carried away over it.

Cũng giống ví dụ thức ăn, chúng ta hay nói thức ăn này ngon, món này dở, món kia tuyệt vời. Điều đó không “ở lâu” và chắc chắn. Sau khi chúng đã được ăn vào bụng hoặc sau khi được thải ra ngoài, tất cả đều như nhau. Và ta chẳng còn nghe ai nói thêm rằng “nhìn nó ta muốn ăn thêm” hoặc “sao ta ăn nó ít quá”. Tâm lúc này không còn chạy theo ý thích và ý chê như trước đó nữa.

 

If we don't experience the truth of impermanence, satisfactoriness, and not-self, then there is no end to suffering. If we pay attention, we can see it every moment. It is present in mind and body, and we can see it. This is where we find peace.

Nếu chúng ta không trải nghiệm được sự thật ‘vô thường, khổ, và vô ngã’, thì ta sẽ không chấm dứt được khổ. Nếu chúng ta chú tâm, chúng ta có thể nhìn thấy sự thật đó trong từng giây phút. Nó có mặt trong tâm này, trong thân này, và ta có thể nhìn thấy nó. Đây chính là nơi ta tìm thấy sự bình an.

 

97 Thấy Biết Đúng Như Thật 8

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/a1546/nhin-thay-moi-su-dung-nhu-no-thuc-la-seeing-things-as-they-really-are
  2. Photo 1: https://winsloweliot.com/2014/12/happiness-12-15-6/12-15-14-seeing-things-as-they-really-are/
  3. Photo 2: https://me.me/i/a-happy-life-consists-in-tranquillity-of-mind-cicero-8776799
  4. Photo 3: https://www.azquotes.com/quotes/topics/impermanence.html
  5. Photo 4: https://www.buddhistdoor.net/features/conventional-body-view
  6. Photo 5: http://spaghettiminds.com/impermanence/
  7. Photo 6: https://what-buddha-said.net/gallery/index.php/Dhamma-illustrations/renunciation4
  8. Photo 7: https://www.flickr.com/photos/eduardsphotographies/4644826329
  9. Photo 8: http://evdhamma.org/index.php/dharma/dharma-lessons/item/1074-tam-phap-an-song-ngu
  10. https://phathocdoisong.com/chanh-tri-kien-thay-biet-nhu-that-quan-diem-dung-dan.html

 

Read 677 times

Tìm Bài - Search

Main Menu

Xem Nhiều Nhất - Most Read

05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe?  - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ 05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe? - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ Thursday, 12 August 2021 ... Kiều mạch ngày càng được biết đến là... More detail
[7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Thursday, 05 August 2021 Once a friend of mine and I agreed that it would be helpful for... More detail
[13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Friday, 13 August 2021 Head of Business College: "In teaching shorthand and typewriting,... More detail
06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên          The polarity Process: Energy and Form 06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên The polarity Process: Energy and Form Saturday, 20 November 2021 Theo Ths. BS Nguyễn Thị Tuyết Mai (Bác sĩ chuyên... More detail
25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ 25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ Wednesday, 24 November 2021 Right vision, or understanding: understanding that life always... More detail
0.png0.png2.png7.png8.png8.png1.png1.png
Today101
Yesterday251
This week637
This month6868
Total278811

Visitor Info

  • Browser: Unknown
  • Browser Version:
  • Operating System: Unknown

Who Is Online

3
Online

2025-01-22