Understanding Phenomena
Hiểu về Các Hiện Tượng
English: Ajahn Chah - Translated by: Paul Breiter
Việt ngữ: Lê Kim Kha
Compile: Lotus group
99. Hiểu về Các Hiện Tượng - Understanding Phenomena – Song ngữ
Hiểu về Các Hiện Tượng - Understanding Phenomena
The causes for not being peaceful are within us. They manifest when we are deluded by internal and external phenomena. What we have to do is train the mind in correct view. We don't see correctly, so we are going a different way, and we are thus experiencing everything as too short, too long, too something. “Correct” means seeing the characteristics of impermanence, unsatisfactoriness, and lack of a self in all we experience, meaning our bodies and minds.
Chúng ta không được bình an là do những nguyên nhân bên trong chúng ta. Chúng có mặt những khi ta bị che mờ bởi những hiện tượng bên ngoài và bên trong. Điều cần làm là luyện tập tâm có cách nhìn đúng đắn (chánh kiến). Chúng ta không nhìn một cách đúng đắn, do vậy chúng ta đi lạc hướng, và do vậy chúng ta cứ cảm giác mọi thứ là này là nọ, quá dài, quá ngắn, vầy tốt, vậy xấu, hơi này, hơi nọ... “Đúng đắn” có nghĩa là nhìn thấy những bản chất vô thường, khổ và vô ngã bên trong mọi thứ chúng ta trải nghiệm, bên trong thân và tâm của ta.
All things just as they are display the truth. But we have biases and preferences about how we want them to be. We are practicing to become like the Buddha, the “knower of the world,” and the world is these phenomena abiding as they are.
Mọi thứ chỉ là như vậy, chỉ là đúng như chúng là. Nhưng do chúng ta cứ nghĩ nó như vầy, muốn nó như kia. Chúng ta nhìn mọi sự theo quan điểm (sai lệch) của mình. Chúng ta tu hành để có thể giống như Phật, “người hiểu biết thế giới”, và thế giới là những hiện tượng tồn tại như-chúng- là.
When objects of mind arise, whether internally or externally, those are what we call sense phenomena or mental activity. The one who is aware of phenomena is called—well, whatever you want to call it is OK; you can call it "mind." The phenomenon is one thing, and the one who knows it is another. It's like the eye and the forms it sees. The eye isn't the objects, and the objects aren't the eye. The ear hears sounds, but the ear isn't the sound and the sound isn't the ear. When there is contact between the two, then things happen.
Khi những đối tượng của tâm khởi sinh, bên trong hay bên ngoài, chúng ta gọi đó là những hiện tượng giác quan, đó là sự hoạt động của tâm. Cái ‘nhân vật’ ý thức về những hiện tượng đó thì được gọi là—ồ! là gì cũng được; ta có thể tạm gọi nó là “tâm”. Các hiện tượng là một thứ, cái người- biết về chúng là thứ khác. Tâm là tâm, pháp là pháp. Giống như mắt nhìn và hình sắc mà nó nhìn thấy là hai thứ khác nhau. Mắt không phải là những đối tượng, và những đối tượng không phải là mắt. Tai nghe thấy âm thanh, nhưng tâm không phải là âm thanh và âm thanh không phải là tai. Mỗi khi có sự tiếp xúc của hai thứ đó, những hiện tượng xảy ra.
Our attitude toward these five khandhas (the "aggregates of existence," body, sensations, perceptions, thoughts, and consciousness), these heaps that we see right here, should be one of dispassion and detachment, because they don't follow our wishes. I think that's probably enough. If they survive, we shouldn't be overly joyful to the point of forgetting ourselves. If they break up, we shouldn't be overly dejected by that. Recognizing this much should be enough.
Thái độ của chúng ta cho rằng năm tập hợp uẩn (khandha) của sắc thân, cảm giác, nhận thức, ý nghĩ, và tâm thức (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) là quan trọng. Khi chúng ta nhìn những đống uẩn thân tâm này ngay đây, thái độ chúng ta nên là chán-bỏ và lìa-bỏ năm uẩn, bởi vì chúng chẳng hề tồn tại theo những ý muốn của ta. Theo tôi, làm được như vậy là đủ để tu hành. Khi thân và tâm (1) còn sống, chúng ta không nên quá vui mừng đến mức quên mình. Khi chúng tan rã, chúng ta cũng không nên quá tuyệt vọng. Nhận thức được như vậy là cũng đủ tốt rồi.
Whether we are undertaking insight meditation or tranquillity meditation, just this is what it's really about. But nowadays, it seems to me that when Buddhists talk about these things according to the traditional explanations, it becomes vague and mixed up. But the truth isn't vague or mixed up. It remains as it is. So I feel it's better to seek out the source, looking at the way things originate in the mind. There's not a lot to this.
Dù chúng ta tu tập thiền định hay thiền tuệ minh sát thì thực ra cũng chỉ để nhận thức được lẽ thật này mà thôi. Nhưng thời nay, hình như tôi thấy khi những người theo đạo Phật nói về những cách tu truyền thống đó, họ nói một cách lờ mờ và lẫn lộn. Nhưng bản thân sự thật (chân lý) thì đâu có lờ mờ và lẫn lộn. Sự thật chỉ là sự thật như nó là. Do vậy, tôi nghĩ rằng tốt hơn là tìm ra nguồn gốc, nhìn vào cách mà mọi sự bắt nguồn và có mặt trong tâm. Điều này không phải là quá phức tạp, khó hiểu.
It is said, “This world of beings, ruled by aging and impermanence, is not long-lasting.” “Beings” means us. We are called human beings. There are beings different from us, such as animal beings, cattle and fowl, for example. But for all of them, aging is a fact of their existence, the decay of the various constituents of their physical bodies. These things are always changing. They don't have freedom to remain, but must follow the way of sankhara, conditioned phenomena.
Có câu nói, “Thế giới này của chúng sinh là không bền lâu mãi mãi, bị chi phối bởi sự già chết và vô thường”. “Chúng sinh” có nghĩa là chúng ta. Chúng ta được gọi là chúng sinh loài người. Còn có những loài chúng sinh khác, ví dụ như súc sinh, trâu bò. Nhưng đối với tất cả chúng sinh, già chết là một sự thật bên trong sự sống này, đó là sự tàn hoại của những thành tố khác nhau tạo nên thân này. Những thứ đó đều luôn thay đổi. Chúng không thể nào tồn tại thường hằng, mà phải chịu theo đường lối của các hiện tượng có điều kiện, đó là các pháp hữu vi (sankhara).
The world of beings is thus, and we find ourselves always dissatisfied. Our emotions of love and hate never bring us satisfaction. We never feel we have enough, but are always somehow obstructed. Simply speaking, as we say in our local idiom, we are people who don't know enough; we aren't satisfied to be what we are.
Thế giới của chúng sinh là vậy đó, và chúng ta thấy bản thân mình luôn luôn là thứ bất toại nguyện. Những cảm xúc yêu và ghét chẳng bao giờ mang lại sự thỏa mãn nào cả. Chúng ta chẳng bao giờ cảm thấy mình đã có đủ, mà luôn thấy mình bị cản trở, bị bất toại. Luôn cảm giác thế gian không nhảy múa theo ý muốn của mình trong từng giây từng phút. Nói nôm na, chúng ta là những người chưa hiểu biết đủ nhiều; chúng ta không thỏa mãn với cái ta đang là.
So, our minds waver endlessly, always changing into good and bad states with the different phenomena we encounter, like a cow not satisfied with its own tail. With unstable minds, we are always in this unsatisfied state, no matter what we experience. We always in this unsatisfied state. We become slaves to desire.
Do vậy tâm chúng ta lăng xăng vô tận, luôn luôn bị thay đổi thành những trạng thái tốt và xấu mỗi khi nó gặp những hiện tượng khác nhau, giống như một con bò chẳng bao giờ chịu yên với cái đuôi của nó. Với một cái tâm không an định, chúng ta luôn ở trong trạng thái không thỏa mãn, dù chúng ta có trải nghiệm khổ hay sướng. (Khổ thì bất mãn, muốn sướng. Sướng thì lại muốn sướng thêm, không được thì lại bất mãn). Chúng ta trở thành nô lệ của tham muốn.
Being a slave is a state of great suffering. A slave must always obey the master, even when told to do something that might get him killed. But with our craving, we are always eager and willing to follow its orders. Because of our self-cherishing habits, we are thus ruled.
Nô lệ là một tình trạng khổ sở. Nô lệ phải nghe theo lời của chủ, ngay cả khi chủ kêu làm những việc chết người cũng phải làm. Nhưng chúng ta thì luôn năng nổ và quyết chí nghe theo dục vọng của mình. Do những thói tâm luôn trân-quý bản thân mình (do tham muốn thỏa mãn dục vọng của mình), nên chúng ta bị điều khiển như vậy.
This world of beings actually has no ruler. It is we ourselves who rule our own lives, because we have the power to decide on doing good or doing evil. No one else does these for us.
Thực ra thế giới của chúng sinh chẳng có ai điều khiển. Chính chúng ta tự điều khiển đời sống của mình, vì chúng ta có quyền quyết định làm điều gì tốt, làm điều gì xấu. Chẳng có ai làm những điều đó cho chúng ta.
This world of beings has nothing of its own. Nothing belongs to anyone. Seeing this with correct view, we will release our grip. just letting things be. Coming into this world and realizing its limitations, we do our business; we seek a profit in the way of building paramis, the spiritual perfections.
Thế giới này của chúng sinh chẳng có gì bên trong nó cả. Chẳng có gì thuộc về ai. Khi nhìn thấy điều này với tầm nhìn đúng đắn (chánh kiến), chúng ta sẽ buông bỏ sự nắm chấp của mình, buông bỏ mọi sự. Sinh ra vào trong thế giới này và nhìn ra những hữu hạn của nó, nên chúng ta cần phải làm gì đó cho lợi lạc; chúng ta tìm kiếm lợi lạc bằng cách tu tập sự hoàn thiện (parami, ba-la-mật) về mặt tâm linh.
Notes:
Ghi Chú:
(1) (The mind here is what we temporarily call the "mind" as mentioned above, this is our ordinary mind, the mind that is affected by everything object senses, the mind compounded, which is an unenlightened mind. The mind here is different from the original mind, "old mind", true mind. True mind is unconditioned mind, Buddha mind). * In this book, explanations and comments are in brackets [...] of the original. The explanations and comments in parentheses (...) are those of the translator.
(1) (Tâm ở đây là cái chúng ta tạm gọi là “tâm” như vừa nói trên, đây là cái tâm bình thường của chúng ta, là cái tâm đang bị tác động bởi mọi thứ đối tượng giác quan, là cái tâm hữu vi, là cái tâm chưa giác ngộ. Tâm ở đây khác với cái tâm gốc, “tâm xưa”, chân tâm. Chân tâm là cái tâm vô vi, là Phật tâm).
*Trong sách này, các giải thích và chú thích trong ngoặc vuông [...] của bản gốc. Các giải thích và chú thích trong ngoặc tròn (...) là của người dịch.
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- https://tienvnguyen.net/a1544/hieu-ve-cac-hien-tuong-understanding-phenomena
- Photo 1: https://liveanddare.com/trataka/
- Photo 2: https://secularbuddhism.org/anatomy-of-seeing-into-experience-right-view/
- Photo 3: https://en.wikipedia.org/wiki/Consciousness
- Photo 4: http://evdhamma.org/index.php/documents/collections/doing-good-deeds/item/1001-tam-phat-cua-toi-o-dau-song-ngu
- Photo 5: https://www.pinterest.jp/pin/458663543277157999/
- Photo 6: http://evdhamma.org/index.php/documents/collections/doing-good-deeds/item/1001-tam-phat-cua-toi-o-dau-song-ngu