07. Dalai Lama Khuyên về Chết Và Hấp Hối - Dalai Lama’s Advice on Death and Dying – Song ngữ

 

Buddhist Advice on Death and Dying

Lời Khuyên Của Đạo Phật Về Cái Chết Và Hấp Hối

English: Dalai Lama, Sean Jones, Michael Richards, Luke Roberts, Alexander Berzin

Việt ngữ: Lozang Ngodrub, Võ Thư Ngân

Compile: Nhóm Hoa Sen

07. Dalai Lama Khuyên về Chết Và Hấp Hối - Dalai Lama’s Advice on Death and Dying – Song ngữ

 

07. title 1a

 

Buddhist Advice on Death and Dying

Dalai Lama Khuyên về Chết Và Hấp Hối - Song ngữ

 

 

CONTENT OVERVIEW - NỘI DUNG TỔNG QUÁT 

 

Leading a Meaningful Life

Having a Realistic Attitude about Death

What to Do at the Time of Death

How to Help Those Who Are Dying

Summary

Sống Một Đời Ý Nghĩa

Có Thái Độ Thực Tiễn Về Cái Chết

Những Điều Phải Thực Hiện Vào Phút Lâm Chung

Cách Giúp Đỡ Những Người Đang Hấp Hối

Tóm Tắt

 

Buddhist Advice on Death and Dying

Lời Khuyên Của Đạo Phật Về Cái Chết Và Hấp Hối 

 

07. title 2 dalai

 

We’re all going to face death, so we shouldn’t ignore it. Being realistic about our mortality enables us to live a full, meaningful life. Instead of dying with fear, we can die happily because we’ll have made the most of our lives.

Tất cả chúng ta sẽ phải đối mặt với cái chết, vì vậy, không nên bỏ mặc nó. Việc có cái nhìn thực tế về cái chết của mình sẽ giúp ta sống một đời trọn vẹn, có ý nghĩa. Thay vì hấp hối trong sự sợ hãi thì ta có thể chết một cách hạnh phúc, vì đã tận dụng tối đa cuộc sống của mình.

 

Leading a Meaningful Life

Sống Một Đời Ý Nghĩa

 

Over the years, our bodies have changed. Generally speaking, even spirituality or meditation cannot stop that from happening. We are impermanent, always changing, changing from moment to moment; and that is part of nature. Time is always moving; no force can stop that. So, the real question is whether we are utilizing time properly or not. Do we use time to create more problems for others, which also ultimately makes us ourselves feel unhappy deep inside? I think that’s a wrong way to utilize time.

Qua nhiều năm thì cơ thể của chúng ta đã thay đổi. Nói chung thì ngay cả đời sống tâm linh hay việc hành thiền cũng không thể ngăn chận điều này xảy ra. Chúng ta vô thường, luôn luôn thay đổi, biến đổi từng sát na; và đó là một phần của lẽ tự nhiên. Thời gian luôn luôn chuyển động. Không có lực lượng nào có thể ngăn chận điều đó, nên câu hỏi thật sự là liệu chúng ta có sử dụng thời gian một cách đúng đắn hay không. Chúng ta có sử dụng thời gian để tạo ra thêm vấn đề cho người khác hay không, cuối cùng thì đó cũng là điều khiến cho ta đau khổ trong đáy lòng? Tôi nghĩ rằng đó là một cách sử dụng thời gian sai lầm.

 

A better way is to try to shape our minds every day with a proper motivation and then carry on the rest of the day with that sort of motivation. And that means, if possible, serving others; and if not, at least refraining from harming others. In that respect, there’s no difference among professions. Whatever your profession, you can have a positive motivation. If our time is used in that way over days, weeks, months, years – decades, not just for five years – then our lives become meaningful. At the very least, we’re making some sort of contribution toward our own individual happy mental state. Sooner or later our end will come, and that day we’ll feel no regrets; we’ll know we used our time constructively.

Cách tốt hơn là cố gắng định hình tâm thức của mình mỗi ngày với động lực đúng đắn, rồi tiếp tục phần còn lại trong ngày với động lực ấy. Và điều đó có nghĩa là, nếu như được thì hãy phục vụ người khác; còn nếu không thì ít nhất nên tránh làm hại người khác. Về khía cạnh đó thì không có sự khác biệt giữa các ngành nghề. Dù nghề nghiệp của bạn là gì thì bạn cũng có thể có một động lực tích cực. Nếu thời gian của mình được sử dụng theo cách đó qua nhiều ngày, tuần, tháng, năm, nhiều thập kỷ, không chỉ trong năm năm, thì cuộc sống của chúng ta sẽ có ý nghĩa. Ít nhất là chúng ta đã có một sự đóng góp nào đó cho tâm trạng hạnh phúc của riêng mình. Sớm muộn gì thì sự kết thúc của mình cũng sẽ đến, và ta sẽ không hối hận vào ngày đó; vì biết rằng mình đã sử dụng thời gian một cách xây dựng.

 

Having a Realistic Attitude about Death

Có Thái Độ Thực Tiễn Về Cái Chết

 

07. title 3 moksha

 

Our present lives, however, are not forever. But to think: “Death is the enemy,” is totally wrong. Death is part of our lives. Of course, from the Buddhist viewpoint, this body is in some sense an enemy. In order to develop genuine desire for moksha – liberation – then we do need that kind of attitude: that this very birth, this body, its very nature is suffering and so we want to cease that. But this attitude can create a lot of problems. If you consider death is the enemy, then this body is also the enemy, and life as a whole is the enemy. That’s going a little bit too far.

Tuy nhiên, đời sống hiện tại của mình không kéo dài mãi mãi, nhưng nếu như mình nghĩ rằng: “Cái chết là kẻ thù” thì hoàn toàn sai lầm. Cái chết là một phần của cuộc sống. Tất nhiên, từ quan điểm đạo Phật thì thân thể này là một kẻ thù, theo một ý nghĩa nào đó. Để phát tâm mong muốn chân thật về moksha, giải thoát, thì cần phải có thái độ như vậy, rằng chính sự chào đời này, thân thể này, bản chất của nó là khổ, nên mình muốn chấm dứt điều đó. Nhưng thái độ này có thể tạo ra rất nhiều vấn đề. Nếu bạn coi cái chết là kẻ thù, thì thân này cũng là kẻ thù, và toàn bộ đời sống là kẻ thù. Vậy thì đi hơi quá xa.

 

Of course, death means no longer existing, at least for this body. We’ll have to part from all the things that we developed some close connection to within this lifetime. Animals don’t like death, so naturally it’s the same with human beings. But we are part of nature, and so death is part of our lives. Logically, life has a beginning and an end – there’s birth and death. So, it’s not unusual. But I think our unrealistic approaches and views about death cause us extra worry and anxiety.

Đương nhiên, cái chết có nghĩa là không còn tồn tại, ít nhất là đối với cơ thể này. Chúng ta sẽ phải chia tay với tất cả những điều mà mình đã gần gũi trong suốt cuộc đời này. Loài thú không thích sự chết chóc, nên tự nhiên loài người cũng giống như vậy. Nhưng chúng ta là một phần của thiên nhiên, nên cái chết là một phần trong đời sống của mình. Nói theo lý lẽ thì đời sống có một sự khởi đầu và kết thúc, có sinh và tử, nên nó không khác thường, nhưng tôi nghĩ rằng cách tiếp cận và quan điểm phi thực tế của chúng ta về cái chết khiến cho mình lo lắng và bồn chồn thêm.

 

So as Buddhist practitioners, it is very useful to remind ourselves daily about death and impermanence. There are two levels of impermanence: a grosser level [that all produced phenomena come to an end] and a subtle level [that all phenomena affected by causes and conditions change from moment to moment]. Actually, the subtle level of impermanence is the real teaching of Buddhism; but generally, the grosser level of impermanence is also an important part of practice because it reduces some of our destructive emotions that are based on feeling that we’ll remain forever.

Vì vậy, là Phật tử thì việc nhắc nhở bản thân về cái chết và vô thường hàng ngày là điều rất hữu ích. Có hai mức độ vô thường: một mức độ thô thiển hơn [rằng tất cả các hiện tượng được sản sinh ra sẽ hoại diệt] và một mức độ vi tế [rằng tất cả các hiện tượng do nhân duyên tác động sẽ thay đổi theo từng sát na]. Thật ra thì mức độ vô thường vi tế là giáo huấn thật sự của đạo Phật; nhưng nói chung thì mức độ vô thường thô thiển hơn cũng là một phần quan trọng của việc tu tập, vì nó làm giảm bớt một số phiền não, dựa trên cảm giác là mình sẽ tồn tại mãi mãi.

 

Look at these great kings or rajahs – in the West also – with their big castles and forts. These emperors considered themselves immortal. But now when we look at these structures, it’s rather silly. Look at the Great Wall of China. It created such immense suffering for the subjects who built it. But these works were carried out with the feeling: “My power and empire will remain forever” and “My emperor will remain forever.” Like the Berlin Wall – some East German communist leader said it would last for a thousand years. All these feelings come from their grasping at themselves and their party or their beliefs and from thinking they will remain forever.

Hãy nhìn vào những nhà vua hay rajahs vĩ đại này, ở phương Tây cũng vậy, với những lâu đài và pháo đài lớn của họ. Những hoàng đế này tự xem mình là bất tử, nhưng hiện nay, khi nhìn vào những cấu trúc này thì nó khá ngớ ngẩn. Hãy nhìn Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc. Nó đã được tạo ra từ nỗi khổ triền miên của những người dân đã xây dựng nó. Nhưng việc này được thực hiện bằng cảm giác là: “Oai lực và đế quốc của tôi sẽ tồn tại mãi mãi” và “Hoàng đế của tôi sẽ tồn tại mãi mãi”. Như bức tường Berlin, một số lãnh tụ cộng sản Đông Đức nói rằng nó sẽ tồn tại một ngàn năm. Tất cả những cảm giác này xuất phát từ việc họ chấp thủ vào bản thân và phe phái của họ, hay niềm tin của họ, và từ ý tưởng là họ sẽ tồn tại mãi mãi.

 

Now it is true that we need positive desire as part of our motivation – without desire there’s no movement. But desire combined with ignorance is dangerous. For example, there’s the feeling of permanence that often creates the kind of view that “I will remain forever.” That’s unrealistic. That’s ignorance. And when you combine that with desire – wanting something more, something more, something more – it creates even more trouble and problems. But, desire with wisdom is very positive, and so we need that.

Hiện nay, đúng là mình cần có ước muốn tích cực như một phần động lực của mình, nếu không có ước muốn thì sẽ không có hoạt động. Nhưng nếu như mong muốn kết hợp với vô minh thì sẽ nguy hiểm. Chẳng hạn như việc có cảm giác về sự trường tồn thường tạo ra quan điểm là “tôi sẽ tồn tại mãi mãi.”. Điều đó không thực tế. Đó là vô minh. Và khi bạn kết hợp điều đó với mong muốn, muốn có thêm một điều gì đó, có thêm nữa, và thêm nữa, thì nó sẽ tạo ra thêm nhiều rắc rối và vấn đề. Nhưng mong muốn với trí tuệ thì rất tích cực, nên mình cần điều đó.

 

We also see reminders of impermanence in tantric practice, with skulls and these types of things, and in some mandalas, we visualize cemeteries, the charnel grounds. All these are symbols to remind us of impermanence. One day my car passed through a cemetery, so it was fresh in my mind when I mentioned it later in a public talk: “I just was passing through the cemetery. That’s our final destination. We have to go there.” Jesus Christ on the cross showed his followers that finally death comes. And Buddha did similarly. Allah, I don’t know – Allah has no form – but of course Muhammad demonstrated it.

Chúng ta cũng thấy những lời nhắc nhở về vô thường trong pháp tu Mật tông, với sọ người và những món này, và trong một số mạn đà la, chúng ta sẽ quán tưởng các nghĩa trang, hầm mộ. Tất cả những điều này là biểu tượng để nhắc nhở mình về lẽ vô thường. Một ngày nọ, chiếc xe của tôi đi ngang qua một nghĩa trang, nên điều này rất mới mẻ trong tâm tôi, khi tôi đề cập về nó trong một buổi nói chuyện với đại chúng sau đó: “Tôi vừa đi ngang qua một nghĩa trang. Đó là nơi chốn cuối cùng của chúng ta. Chúng ta phải đến đó. Chúa Giêsu Kitô trên thập tự giá đã thể hiện cho các tín đồ của Ngài thấy rằng cuối cùng thì cái chết cũng đến. Đức Phật cũng làm như vậy. Còn A-la (Allah) thì tôi không biết, A-la không có sắc tướng, nhưng tất nhiên Muhammad đã minh họa điều đó.

 

So therefore, we need to be realistic that death will come sooner or later. If you develop some kind of attitude right from the beginning that death will come; then when death actually does come, you’ll be much less anxious. So for a Buddhist practitioner, it’s very important to remind ourselves of this on a daily basis.

Vì vậy, phải có thái độ thực tế là sớm hay muộn gì thì cái chết cũng sẽ đến. Nếu bạn phát triển thái độ đúng đắn ngay từ đầu rằng cái chết sẽ đến; thì khi nó thật sự đến, bạn sẽ ít lo lắng hơn nhiều. Vì vậy, đối với một Phật tử thì việc tự nhắc nhở mình về điều này hàng ngày là điều rất quan trọng.

 

What to Do at the Time of Death

Những Điều Phải Thực Hiện Vào Phút Lâm Chung

 

07. title 4 define death

 

When our final day comes, we need to accept it and not see it as something strange. There’s no other way. At that time, someone who has faith in a theistic religion should think, “This very life was created by God, so the end is also according to God’s plan. Although I do not like death, God created it, and so there must be some meaning to it.” Those people who truly believe in a creator god should think along those lines.

Khi ngày cuối cùng của mình đến thì cần phải chấp nhận nó, và không xem đó là điều gì kỳ lạ. Không có cách nào khác. Vào thời điểm đó, một người có niềm tin vào một tôn giáo hữu thần nên nghĩ rằng, “Đời sống này do Thượng Đế tạo ra, nên sự kết thúc của nó cũng tuân theo ý định của ngài. Mặc dù tôi không thích cái chết, nhưng Thượng Đế đã tạo ra nó, nên nó phải có ý nghĩa nào đó.”. Những người thật sự tin vào một đấng sáng tạo thì nên suy nghĩ theo cách như vậy.

 

Those who follow the Indian traditions and believe in rebirth should think about their future life and make some effort to create the right causes for a good future life, instead of worry, worry, worry. For example, at the time of dying you could dedicate all your virtues so your next life will be a good life. And then, no matter what our beliefs, at the time of dying, the mental state must be calm. Anger, too much fear – these are not good.

Những người theo truyền thống Ấn Độ và tin vào tái sinh thì nên nghĩ về kiếp tương lai, và nỗ lực để tạo ra nhân duyên đúng đắn cho một đời sống tốt đẹp trong tương lai, thay vì lo lắng, lo lắng, lo lắng. Ví dụ như vào lúc hấp hối, bạn có thể hồi hướng mọi thiện hạnh của mình, để kiếp sau có một đời sống tốt. Rồi thì bất kể niềm tin của mình là gì, vào lúc hấp hối thì phải bình tĩnh. Sự tức giận, quá sợ hãi, đó là những điều không tốt.

 

If possible, Buddhist practitioners should use their time now to look ahead to their next lives. Bodhichitta practices and certain tantric practices are good for this. According to the tantric teachings, at the time of death there’s the eight-stage dissolution of the elements – the grosser levels of the elements of the body dissolve, and then the more subtle levels also dissolve. Tantric practitioners need to include this in their daily meditation. Every day, I meditate on death – in different mandala practices – at least five times, so still I’m alive! Already this morning I’ve gone through three deaths.

Nếu được thì Phật tử nên sử dụng thời gian hiện tại để có tầm nhìn xa về những kiếp sau. Những pháp tu tập bồ đề tâm và một số pháp tu Mật tông nào đó sẽ hữu ích đối với việc này. Theo giáo pháp Mật tông thì vào phút lâm chung, có tám giai đoạn hòa tan của các đại, mức độ thô trọng hơn của các đại trong cơ thể sẽ phân giải, rồi những mức độ vi tế hơn cũng phân giải. Các hành giả Mật tông phải kết hợp điều này trong bài thiền quán hàng ngày của họ. Mỗi ngày, tôi đều thiền quán về cái chết, trong các pháp tu mạn đà la khác nhau, ít nhất là năm lần, nhưng tôi vẫn còn sống! Sáng nay thì tôi đã trải qua ba cái chết.

 

So, these are the methods to create a guarantee for a good next life, like that. And for non-believers, as I mentioned earlier, it’s important to be realistic about the fact of impermanence.

Thế thì đây là những phương tiện tạo ra một sự đảm bảo về một kiếp tốt đẹp trong tương lai, như vậy đó. Và đối với những người không có tín ngưỡng thì như tôi đã đề cập trước đó, điều quan trọng là phải thực tế về lẽ vô thường.

 

How to Help Those Who Are Dying

Cách Giúp Đỡ Những Người Đang Hấp Hối

 

With those people who are actually dying, it’s good if the surrounding people have some knowledge [of how to help]. As I mentioned earlier, with those dying people who believe in a creator god, you can remind them of God. A single-pointed faith in God has at least some benefit, from a Buddhist point of view as well. With those people who have no belief, no religion, then as I mentioned earlier, be realistic, and it’s important to try to keep their minds calm.

Nếu những người xung quanh có một số kiến thức [về cách giúp đỡ] những người đang hấp hối thì rất tốt. Như tôi đã đề cập trước đây, đối với những người đang hấp hối mà có niềm tin vào một đấng sáng tạo thì bạn có thể nhắc nhở họ về Thượng Đế. Một đức tin chuyên nhất vào Thượng Đế ít nhất sẽ tạo ra một số lợi lạc, cũng như từ quan điểm của đạo Phật. Đối với những người không có đức tin, không có tôn giáo thì như tôi đã đề cập trước đó, hãy thực tế, và điều quan trọng là phải cố gắng bình tĩnh.

 

Having crying relatives around the dying person might be detrimental to them keeping a calm mind – too much attachment. And also because of too much attachment toward their relatives, there’s the possibility of developing anger and seeing death as an enemy. So, it’s important to try to keep their mental state calm. That’s important.

Việc người thân khóc lóc xung quanh người hấp hối có thể tạo ra khó khăn đối với việc họ phải giữ bình tĩnh, vì có quá nhiều sự quyến luyến. Và cũng vì quá quyến luyến với người thân, nên họ có khả năng nổi giận, và xem cái chết là kẻ thù. Vì vậy, điều quan trọng là cố gắng giúp họ giữ bình tĩnh. Đó là điều quan trọng.

 

On many occasions I’ve been requested to go to Buddhist hospices. Like in Australia there’s a nunnery where the nuns are totally dedicated to taking care of dying people and those with serious illnesses. This is a very good way of putting our daily practice of compassion into action. That’s very important.

Nhiều lần, tôi đã được mời đến các dưỡng đường Phật giáo. Giống như ở Úc, có một ni viện, nơi các nữ tu tận tình chăm sóc những người hấp hối và những người mắc bệnh hiểm nghèo. Đây là cách rất tốt để kết hợp việc tu tập lòng bi mẫn hàng ngày vào trong hành động. Điều đó rất quan trọng.

 

Summary - Tóm Tắt

 

07. title 5 life is

 

Death isn’t something strange. It occurs every single day, all over the world. Understanding that we will definitely die encourages us to lead a meaningful life. When we see that it could come at any time, we’re much less likely to fight and argue over petty things. Instead, we become motivated to make the most of life by benefiting others as much as possible.

Cái chết không phải là điều kỳ lạ. Nó xảy ra mỗi ngày, trên toàn thế giới. Việc thấu hiểu rằng chắc chắn là mình sẽ chết sẽ khuyến khích chúng ta sống một cuộc đời có ý nghĩa. Khi thấy rằng cái chết có thể đến bất cứ lúc nào thì mình sẽ ít gây gỗ và tranh cãi về những điều nhỏ nhặt hơn. Thay vào đó, ta sẽ được thúc đẩy để tận dụng đời sống một cách tối đa, bằng cách tạo lợi lạc cho người khác càng nhiều càng tốt.

 

Excerpt from talks to former Dharamsala residents from the West, Dharamsala, India, November 2010; transcribed by Sean Jones and Michael Richards, edited by Luke Roberts and Alexander Berzin, with clarifications indicated between square brackets.

Trích đoạn từ bài nói chuyện với những người Tây phương đã từng sống ở Dharamsala, Ấn Độ, tháng 11, năm 2010; do Sean Jones và Michael Richards sao chép, Luke Roberts và Alexander Berzin hiệu đính, với những câu làm rõ ý nghĩa được bổ sung trong ngoặc vuông. Lozang Ngodrub chuyển Việt ngữ; Võ Thư Ngân hiệu đính.

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. https://tienvnguyen.net/a3952/loi-khuyen-cua-dao-phat-ve-cai-chet-va-hap-hoi-buddhist-advice-on-death-and-dying
  2. https://tricycle.org/trikedaily/contemplate-causes-and-conditions-led-your-birth-and-will-lead-your-death/
  3. https://www.goodlifedeathgrief.org.uk/news/news/end-of-life-aid-skills-for-everyone/
  4. https://ideapod.com/dalai-lama-explains-happens-die-can-prepared/
  5. https://www.quora.com/How-do-you-attain-Moksha
  6. https://www.verywellhealth.com/what-happens-to-my-body-right-after-i-die-1132498
  7. https://www.artpal.com/zachperez448?i=93981-1

 

Read 660 times

Tìm Bài - Search

Main Menu

Xem Nhiều Nhất - Most Read

05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe?  - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ 05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe? - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ Thursday, 12 August 2021 ... Kiều mạch ngày càng được biết đến là... More detail
[7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Thursday, 05 August 2021 Once a friend of mine and I agreed that it would be helpful for... More detail
[13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Friday, 13 August 2021 Head of Business College: "In teaching shorthand and typewriting,... More detail
06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên          The polarity Process: Energy and Form 06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên The polarity Process: Energy and Form Saturday, 20 November 2021 Theo Ths. BS Nguyễn Thị Tuyết Mai (Bác sĩ chuyên... More detail
25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ 25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ Wednesday, 24 November 2021 Right vision, or understanding: understanding that life always... More detail
0.png0.png1.png8.png3.png6.png0.png4.png
Today255
Yesterday159
This week414
This month5119
Total183604

Visitor Info

  • Browser: Unknown
  • Browser Version:
  • Operating System: Unknown

Who Is Online

2
Online

2024-04-23