04. Karma in Action: We are what we do? Nghiệp qua Hành Động: Nhân nào quả nấy? - Song ngữ

26 October 2021

 

 

Buddha Dharma Lessons

Bài học Phật Pháp

English: Anonymous, Collected lessons

Việt ngữ: Vô danh, Bài học sưu tầm

Complile: Lotus group

04. Karma in Action: We are what we do? - Nghiệp qua Hành Động: Nhân nào quả nấy? - Song ngữ

 

04. Karma 1

 

"Nghiệp có nghĩa là hành động. Làm mọi thứ thay đổi thông qua hành động, Chứ không phải bằng lời cầu nguyện...Cũng không phải bởi lòng mong muốn." - Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

Preface,

Thay lời tựa,

 

 "...every moment we also have our future karma in our own hands, as we shape a response to whatever is arising in present experience. This response, which may be more or less wholesome or skillful, is what determines what we will inherit downstream in the flow of consciousness."

" ... trong mỗi thời điểm chúng ta cũng có nghiệp tương lai nằm trong tay của chúng ta, khi chúng ta hình thành một phản ứng với bất cứ điều gì phát sinh trong kinh nghiệm hiện tại. Phản ứng này, có thể nhiều hoặc ít - lương thiện hoặc thiện xảo – cách mấy đi nửa, là những gì xác định  – mà chúng ta sẽ thừa kế qua dòng của luân hồi".

 

Definition,

Định nghĩa,

 

Karma is a word one runs across more and more these days. It’s too bad it is almost always misused. Somehow in English it has come to mean “fate” or “destiny” (American Heritage Dictionary). This is an unfortunate, if inevitable, distortion, because in its original Buddhist context karma is a concept of unparalleled profundity and significance.

 “Karma” là tiếng Phạn của Ân Độ, còn tiếng Việt gọi là “Nghiệp”, thường thường đi tới các chùa Việt nam - đều nghe người Việt mình nói – đó là Nghiệp mà. Nhưng khổ một nổi: là danh từ Nghiệp này - thường là bị hiểu lầm, và sử dụng sai đi ý-nghĩa của nó. Ngay cả cuốn tự điển tiếng anh “American Heritage Dictionary” - dịch chử “karma” là – fate - có nghĩa là “nghiệp chướng”, còn nghĩa thứ hai là “destiny” có nghĩa là “vận mệnh” - cả hai nghĩa này đều không chính xác. Đây là điều thật đáng tiếc, không thể tránh được – ý nghĩa nguyên bản của từ Karma trong Phật giáo là một khái niệm rất thâm thúy sâu sắc - khó mà đối chiếu và chuyển ngữ cho chính xác được.

 

Derivation of the word karma,

Nguồn gốc của chử Karma,

 

The word Karma simply means “action”, and is derived from the verbal root “kr” which mean “to do” or “to make.” There are three distinct senses of the word here, and what renders the concept unique is that all three are inseparable aspects of the same process.

We may be used to thinking of:

(1) The decision to do something as one thing,

(2) The action carrying it out as another, and

(3) What we make thereby, or the result of the action, as being something else again.

 

But in Buddhist understanding these three are parts of the same whole. Intention is the leading edge of Karma, directing the activities of body, speech, and mind to act in ways that accumulate, at its trailing edge, karmic formations or dispositions. Action, in other words, is preceded by a sort of “doing” in which decisions are made and results in a sort of “making” in which a unique personality is constructed. The main idea behind Karma is thus the relationship between what we choose to do and what we thereby make of ourselves.

 

04. Karma 2

 

Karma: Bạn xả rác xuống biển…nước biển bốc hơi lên trời thành mây, …mây mưa…bạn uống lại nước mưa rác! - Nhân nào thì quả nấy!”

 

Chữ “Karma” (Nghiệp) - một cách đơn giả có nghĩa là “hành động” – [tức là có động cơ – thì mới thực hành được], nó được trích ra từ động từ gốc “kr” tức là “làm” hay “hành”. Tuy, “Karma” (Nghiệp) - có 3 nghĩa riêng biệt, nhưng chúng cùng tác động chung với nhau không thể tách rời ra được - đó chính là khái niệm của nghiệp.

Chúng ta có thể đã từng suy nghĩ:

( 1 ) Quyết định làm một cái gì đó - một điều gì đó – đây thuộc về tâm.

( 2 ) Các hành động - đem từ ý đó ra thực hành – đây thuộc về thân.

( 3 ) Những gì chúng ta làm - cho ra một kết quả lưu lại - hay là kết quả của hành động trên, lại một lần nữa - như là một cái gì đó khác hẵn với hai chuyện vừa nói trên.

 

Nhưng trong sự hiểu biết của Phật giáo - ba phần trên – tuy ba – nhưng được gọi chung là Nghiệp. Nghiệp là một hành động có tác ý (volitional action) - chứ không phải chỉ tất cả mọi hành động của chúng ta đều là nghiệp , quá trình xảy ra đều có nhân duyên của nó. Có đủ nhân, đủ duyên và đúng thời, từ sự việc xảy ra tốt hay xấu, lành hay dữ, may mắn hay bất hạnh. Mọi sự việc xảy ra đều tương ứng với nhân duyên. Nhưng đây là Nghiệp chứ không phải là số mệnh.

Hành động , nói cách khác, đây là một hành động có mục đích rỏ ràng, nếu không phát sinh từ tâm thì không thể gọi là nghiệp, và như vậy, định nghĩa của nghiệp là: hành động có tác ý, hay hành động được phát sinh từ tâm - có dụng tâm của đương sự mà Phật giáo gọi là tác ý (cetana). Nói cách khác, tác ý (cetana) chính là Nghiệp, nếu không có tác ý thì không có Nghiệp.

 

This can perhaps best be seen, when the word for action is used simultaneously as a verb and a noun, as in the expression “sankharam abhisankharoti (Samyutta Nikaya 12.51)”. There are many ways this can be put into English, such as “one forms formations,” “one constructs constructions,” “one creates creations,” or “one fabricates fabrications.” You get the idea.

Có thể hiểu một cách khái quát, như khi cụm từ diễn tả “hành động” được dùng chung một lúc vừa là chủ thể danh từ, vừa là động từ, như trong câu “sankharam abhisankharoti (trong kinh Samyutta Nikaya đoạn 12.51)”. Câu này có thể được dịch bằng nhiều cách, như “người tạo tác những tạo vật”, hay “người xây cất những công trình xây cất”, hay “người tạo ra những sáng tạo”, v.v… Hy vọng bạn đã hiểu ý của tôi.

When action is enacted, so to speak, it involves both the activity of building something and the product of that activity, something built. An image sometimes used to convey this in the texts is of a potter at his wheel. The potter is engaged in the creative process of shaping the clay according to his will, and when the pot is cut off the wheel and fired in a kiln it remains as an enduring artifact of that activity. So also our character, our personality, our very self, is viewed in Buddhist thought as a gallery of ossified karmic relics, the accumulated residue of earlier dynamic processes of intention and action.

 Khi “hành động” được khởi bày, như vậy tức là, cả quá trình tạo dựng và làm ra một cái gì đó, và cả vật hay việc được tạo dựng ra, đều chứa trong ý nghĩa của chữ này. Một ví dụ thường được nhắc đến trong kinh điển để giải thích rõ hơn là hình ảnh một người thợ gốm đang ngồi đạp cái máy quay.  Ông ta đang vận dụng khả năng để nắn một cục đất sét - thành một cái bình theo ý ông; và khi cái bình được hoàn thành – rời khỏi máy quay – và nó được đem vào lò nung - thì đó là một bằng chứng hiện thật - việc làm đó của ông ta.  Cũng vậy, theo tư tưởng Phật giáo, chính đặc tính con người, chính nhân phẩm, chính cái ngã, cái “ta” của chúng ta - là một phòng triển lãm chưng bày - những kỷ vật chứng tích luân hồi, tích tập từ chuỗi dài năng lượng của hành động và ý muốn.

 

Internal dimensions of action

Góc độ của tác ý nội tại

 

With the outward focus of most Western thinking, we are used to the idea of making choices - in response to shifting worldly circumstances, and to the fact that our actions result in changes to our environment. From this perspective, a great emphasis is placed upon what it is we do, and on whether or not our actions are effective in bringing about the external changes we intend.

Với cách suy nghĩ bao quát bề ngoài của người Tây phương, chúng ta quá quen thuộc với những sự lựa chọn - khi con tạo xoay vần thay đổi, và theo thường tình – thì hành động của ta - bị ảnh hưởng theo hoàn cảnh của chúng ta. Từ khía cạnh này, chúng ta thấy mọi việc ta làm đều được quan trọng hóa - và luôn xem nó có đem lại hiệu quả gì - cho những đổi thay bề ngoài - như ý mình muốn không.

The Buddhist tradition, however, is more interested in the internal dimensions of action. Here the more important questions include “What effect on our own well-being are our decisions having?” and “How are we being changed by our actions?” What we do, from this point of view, is far less important than how we do it. Karma is primarily concerned with how we shape ourselves, and how we are shaped by ourselves, through action.

Trong khi đó theo truyền thống Phật giáo, sự đo lường - có tính cách nội tại - lại được cho là quan trọng hơn cả. Thí dụ với những câu hỏi thiết thực sau đây: “quyết định này ảnh hưởng đến thân tâm tôi ra sao?”, “tôi sẽ thay đổi làm sao khi tôi làm những hành động này?” Cho nên những việc làm của chúng ta, theo tư tưởng nhà Phật, không quan trọng bằng cách thức chúng ta làm những công việc đó. Như vậy Karma hay là Nghiệp lực - quan hệ rất mạnh mẽ với phương cách – mà chúng ta dùng để “uốn nắn” mình - qua chính hành động của mình.

The self is plastic, a malleable clay being molded each moment by intention. Just as our scientists are discovering not only how the mind is shaped by the brain but now, too, how the brain is shaped by the mind, so the Buddha described long ago the interdependent process by which intentions are conditioned by dispositions and dispositions in turn are conditioned by intentions. The actions that make up the tangible expression of our lives are merely a go-between, as the world we construct is a mere offshoot, of who we are ever re-becoming.

 

04. Karma 3

 

“The self is plastic, a malleable clay, Being molded each moment by intention.”- “Cái ngã – hay là cái “ta” - cũng dống như một cục đất sét ướt, nó có thể được uốn nắn - đập dập - kéo dãn tùy nghi.”

 

Cái ngã - hay là cái “ta” - cũng dống như một cục đất sét ướt, nó có thể được uốn nắn - đập dập - kéo dãn tùy nghi. Những khoa học gia hiện đại khám phá ra rằng - không những tâm con người - được tạo tác bởi khối óc suy nghĩ, mà chính khối óc của ta - được nhồi nặn bởi cái tâm trí và tư tưởng của chính mình. Điều khám phá thú vị này của khoa học - đã được Đức Phật mô tả rõ ràng chi tiết - hơn hai ngàn năm trước - về sự tương quan giữa ý thức “suy nghĩ của tâm” và “hành động của thân”.  Những việc làm thường nhật - trong đời sống của chúng ta chỉ là “môi giới” trong cuộc sống - mà ta đang cố gắng tạo dựng, và cuộc sống này - chỉ tạm bợ - mãi mãi trong vòng luân hồi sinh tử mà thôi.

 

Attitude matters

Những Vấn Đề Của Thái Độ


In a moment of anger, for example, whether acted out, verbalized, or merely seething unexpressed within, one trains oneself to become angrier by laying down a thin layer (there’s the verb and noun again) of angry disposition. A person so disposed to anger will more and more easily erupt in anger anew at any provocation. But in a moment of kindness - a kindly disposition is deposited, and one becomes incrementally more disposed to kindness. The attitude with which we respond to an object of experience, with anger or with kindness, will therefore not only influence the causal field outside ourselves but also progressively reshape our very nature.

 

04. Karma 4

 

“Nếu bạn được sinh ra nghèo không phải là lổi của bạn. Nhưng nếu bạn chết nghèo là lổi của bạn.” Tùy thuộc vào thái độ sống của bạn.”

 

Trong một phút giận dữ, chẳng hạn, cho dù thổ lộ ra ngoài bằng hành động, hay lời nói, hay chỉ bực tức bên trong, bạn cũng đã tự làm cho mình có thể giận hơn bằng cách - bố trí - nó với cái tánh khí sẳn có của bạn. Một người có tánh khí giận dữ rất dễ nổi quạu với những việc cho dù rất nhỏ nhặt. Nhưng đôi lúc anh ta cũng có những phút giây dễ thương hòa nhã, nếu anh ta biết trưng dụng tánh khí hòa nhã này, tăng trưởng nó lên, thì anh ta sẽ dần dần bới nóng giận và từ từ sẽ dễ thương hơn. Cách thức chúng ta phản ứng đối phó với sự việc - gọi là nhân, cho dù với tính khí nhu hòa hay giận dữ, đều ảnh hưởng đến cái quả - tức là cái kết quả của việc làm đó. Chính cái quả này sẽ huân tập dần dần tu chỉnh lại bản chất con người của chúng ta.

 

How Karma works?

Nghiệp lực hoạt động như thế nào?


The secret of who we are is thus found in what we do; yet even what we do is only one phase in a larger cycle of becoming. We inherit our Karma from our past, from previous moments of existence in the form of a self—a bundle of dispositions, more precisely— and that past shapes how we understand and construct our present intentions.

 

04. Karma 5

Cho nên cái bí mật của “ta là ai” - sẽ đuợc trả lời bằng những hành động ta làm; nhưng những việc ta làm - chỉ là một khoảng thời gian ngắn nhỏ - trong biết bao nhiêu kiếp trải qua sinh tử luân hồi. Chúng ta thừa kế tất cả nghiệp quả trong đời quá khứ, cũng như trong từng sát-na đổi thay – thay đổi - chuyển vận của đời sống hiện tiền – nói tóm tắt là hằng hà sa số những tính khí trong chính chúng ta – và chính cái quá khứ nhiều đời - đã dẫn dắt chúng ta thêm hiểu biết và đồng thời tu tập để chuyển đổi cuộc sống hiện tại.

 

Yet every moment we also have our future Karma in our own hands, as we shape a response to whatever is arising in present experience. This response, which may be more or less wholesome or skillful, is what determines what we will inherit downstream in the flow of consciousness.

Lại nữa từng phút giây hiện tại - trong tầm tay ta sẽ tạo Nghiệp cho tương lai, và sẽ mang kết quả mai sau này cho bất kỳ hành động nào - mà chúng ta đang làm trong hiện tại. Cho nên những hành sử trong hiện tại, sẽ là thừa kế của những kiếp trong tương lai trong vòng luân hồi vô tận của tâm thức.


The crucial factor influencing - how well we can respond in any given situation seems to be the level of mindfulness, that we can bring to bear upon the moment. If we don’t care to be present, “unconscious decision-making systems will function to get us through to the next moment”, albeit in the grips of (often flawed) learned behaviors and conditioned responses. If, on the other hand, we can increase the amount of conscious awareness present by manifesting mindfulness, we expand the range of our possible responses. Even if disposed to anger, we can choose to act with kindness. This is the essence of our freedom in an otherwise heavily conditioned system.
Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng - đến cách thức chúng ta giải quyết bất kỳ vấn đề nào trong cuộc sống thường được biểu hiện bằng mức độ chánh niệm, mà ta đang có để đối phó với sự việc. Nếu chúng ta không thật sự hiện hữu, “ngay lúc đó, cơ chế tự động - từ tiềm thức trong ta - sẽ quyết định và hành sử vấn đề và ta cũng có thể vượt qua được mọi việc”, nhưng có thể với nhiều sai lầm bởi vì nó được làm theo thói quen mà thôi. Nhưng nếu ta biết cách quan sát và tăng trưởng mức độ thiền định và lúc nào cũng có chánh niệm trong mọi hoàn cảnh, chúng ta sẽ mở rộng tầm nhìn để giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả hơn. Cho dù bạn có tính khí hay giận dữ đi nữa, nhưng nếu biết cách - bạn có thể chọn lựa để sử sự một cách hòa nhã hơn, bằng chánh niệm. Đây là nền tảng của sự tự do chọn lựa trong một hệ thống mang quá nhiều điều kiện của xả hội thời nay.

 

Actions matter

Những Vấn Đề Của Hành Động

So, Karma is not something outside ourselves that happens to us (as we in the West are so used to thinking of everything being) but is something far more intimate and even, although, I hesitate to use the word, personal. As the Buddha put it, “Beings are owners of their actions, heirs of their actions; they originate from their actions, are bound to their actions, have their actions as their refuge. It is action that distinguishes beings as inferior and superior.” (Majjhima Nikaya 135)

 

04. Karma 6

 

"Tôi thích Karma, bởi vì dù là tốt hay xấu, là do những hành động trong quá khứ bạn đã làm! Bạn chỉ cần ngồi lại và xem nghiệp báo ứng như thế nào."

 

Thế nên, nghiệp không phải là những gì bên ngoài xẩy đến với chúng ta (như hầu hết người phương tây chúng ta vẫn thường nghĩ), nhưng - mặc dù nghiệp là cái gì đó - hơn cả thân tình và sòng phẳng, và tôi lưởng lự để  dùng chử: là Nghiệp rất là cá nhân, cho dù tôi thật sự rất ái ngại khi dùng từ này. Lời Phật dạy minh bạch rõ ràng: “Chúng sanh là chủ nhân của hành động tạo tác, và là kẻ thừa tự của chính những hành động đó; chúng sanh khởi nguồn từ nó, bị cột chặt ràng buộc vào nó, và cũng ẩn náu nương tựa vào nó. Chính hành động sẽ tạo sự phân biệt giữa kẻ cao quý và người bần cùng.” (Kinh Majjhima Nikaya đoạn 135)

 

Sources:

Tài liệu tham khảo:

  1. Photo title: https://www.facebook.com/PHẬT-PHÁP-Buddha-Dharma-1390714567845556/
  2. Photo 1: https://chrisherd.medium.com/money-greed-and-the-meaning-of-life-7a041e924926
  3. Photo 2: https://songdepkhoe.net/loi-hay-y-dep/suot-mot-doi-lam-dieu-thien-dieu-thien-van-khong-du-mot-ngay-lam-dieu-ac-thi-dieu-ac-da-du-thua-241
  4. Photo 3: https://vietfones.vn/forum/threads/loi-phat-day.1508703/
  5. Photo 4: //steemit.com/buddhism/@soulsistashakti/buddhism-what-is-karma">https://steemit.com/buddhism/@soulsistashakti/buddhism-what-is-karma>
  6. Photo 5: https://tuniemxu.org/thay-va-biet-ngu-uan-qua-hanh-thien-minh-sat/
Read 593 times Last modified on Tuesday, 26 October 2021 13:03

Tìm Bài - Search

Main Menu

Xem Nhiều Nhất - Most Read

05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe?  - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ 05. Kiều mạch là gì và lợi ích với sức khỏe? - What is buckwheat and its health benefits? – Song ngữ Thursday, 12 August 2021 ... Kiều mạch ngày càng được biết đến là... More detail
[7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [7-12] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Thursday, 05 August 2021 Once a friend of mine and I agreed that it would be helpful for... More detail
[13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ [13-20] - Chuyện Vui Ngắn - Short Funny Stories – Song ngữ Friday, 13 August 2021 Head of Business College: "In teaching shorthand and typewriting,... More detail
06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên          The polarity Process: Energy and Form 06 – Tìm Hiểu Nhâm - Đốc Mạch – Luyện Vòng Tiểu Chu Thiên The polarity Process: Energy and Form Saturday, 20 November 2021 Theo Ths. BS Nguyễn Thị Tuyết Mai (Bác sĩ chuyên... More detail
25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ 25. Căn Bản Bát chánh đạo - The Noble Eightfold Path – Song ngữ Wednesday, 24 November 2021 Right vision, or understanding: understanding that life always... More detail
0.png0.png2.png6.png0.png9.png4.png3.png
Today448
Yesterday170
This week1231
This month4035
Total260943

Visitor Info

  • Browser: Unknown
  • Browser Version:
  • Operating System: Unknown

Who Is Online

1
Online

2024-11-15