Buddha Dharma Lessons
Bài học Phật Pháp
English: Anonymous, Collected lessons
Việt ngữ: Vô danh, Bài học sưu tầm
Complile: Lotus group
07. Niết Bàn – Nirvana – Song ngữ
“Niết bàn là một cảnh giới, nơi mà lửa tham, lửa sân, lửa si đã bị dập tắt, và chỉ còn lại một kinh nghiệm an lạc đích thực và hạnh phúc.”
The most common of several names that the Buddha gave to the goal of his religion, some of the others being the Excellent (Pantam), Security (Khemam), Purity (Suddhi), the Island (Dipam) Freedom (Mutti) and the Culmination (Paryanam).
Niết Bàn là một trong những từ ngữ phổ biến nhất mà Đức Phật đã dùng cho mục tiêu tôn giáo của ngài, cùng với những từ ngữ khác như là Sự Xuất Sắc (Pantam), Sự An Ninh (Khemam), Sự Trong Sạch (Suddhi), Hòn Đảo (Dipam), Sự Tự Do (Mutti), và Đỉnh Cao Nhất (Paryanam).
The word Nirvana comes from the root meaning 'to blow out' and refers to the extinguishing of the fires of greed, hatred and delusion. When these emotional and psychological defilements are destroyed by wisdom, the mind becomes free, radiant and joyful and at death one is no longer subject to rebirth.
Từ ngữ Niết Bàn xuất phát từ nguồn có ý nghĩa là "Dập tắt ngọn lửa", để nói đến việc dập tắt đi những ngọn lửa tham lam, sân hận, và si mê (tham sân si). Khi những phiền não về tình cảm, và tâm lý bị phá hủy đi bởi trí tuệ, tâm chúng ta trở nên tự do, tươi sáng, và vui vẻ, rồi khi chết đi, chúng ta sẽ không còn bị tái sinh.
Buddhist philosophers have long debated about whether Nirvana is absolute cessation or an ineffable transcendental state. During the Buddha's lifetime he was sometimes accused of being a nihilist, a charge he strongly denied, adding:
Từ lâu, các triết gia Phật Giáo đã tranh cãi về Niết Bàn, đây có phải là sự chấm dứt tuyệt đối, hoặc là một trạng thái tâm linh không-thể-diễn-tả được, hay không. Trong suốt cuộc đời Đức Phật, ngài đã bị cáo buộc là một người có chủ nghĩa hư-vô, một lời cáo buộc mà ngài đã mạnh mẽ bác bỏ, rồi ngài nói thêm rằng:
"One thing and only one thing do I teach, suffering and the cessation of suffering". It would seem therefore that Nirvana is neither complete nothingness nor existence being in the way that these words are usually used. One thing is certain though, it is not a heaven state and it is not the absorption of the individual soul into an Absolute, an idea that is more indicative of Hinduism.
"Chỉ có một điều, và một điều duy nhất ta dạy, đó là sự đau khổ, và cách chấm dứt sự đau khổ". Do đó, Niết Bàn không có nghĩa là hoàn toàn không-có-gì-cả, cũng không có nghĩa là nơi chốn con người sống theo một cách thức nào đó, mà từ ngữ nầy thường được người ta mang ra xử dụng. Một điều chắc chắn rằng, Niết Bàn không phải là thiên đường, và cũng không phải là một cõi cao nhất, nơi mà linh hồn con người trở về với Thượng Đế (Sự Thật Tuyệt Đối), đây là ý tưởng của Ấn Độ Giáo.
However, whichever way it is understood, the Buddha's saying that "Nirvana is the ultimate happiness" (nibbanam paramam sukham) makes it clear that it is a worthwhile goal. Several criticisms of the doctrine of Nirvana are sometimes expressed. If, it is asked, desire, wanting and craving causes rebirth then how could one ever attain Nirvana because in wanting to attain it one would be strengthening the very thing that prevents it from being attained?
Tùy theo cách chúng ta hiểu Niết Bàn là gì, tuy nhiên, Đức Phật nói rằng "Niết Bàn là hạnh phúc tối thượng" (nibbanam paramam sukham), điều nầy cho chúng ta biết rõ ràng rằng, đây là một mục tiêu xứng đáng. Một số lời chỉ trích về ý nghĩa của Niết Bàn đã được bày tỏ. Câu hỏi là nếu có sự khao khát, có sự mong muốn, có sự ham muốn, sẽ gây ra sự tái sinh, thì làm sao chúng ta có thể đạt đến Niết Bàn? Bởi vì, nếu chúng ta muốn đạt đến Niết Bàn, thì chúng ta sẽ phải làm-tăng-thêm điều-ngăn-cản chúng ta đạt đến Niết Bàn.
This comment fails to understand that Nirvana is not an object that one acquires by wanting and then pursuing, rather it is the state of being utterly without wanting.
Lời nhận xét nầy không hiểu rằng, Niết Bàn không phải là một đối-tượng, mà chúng ta nắm được bằng cách mong muốn, rồi sau đó theo đuổi, mà đây là trạng thái của tâm, khi tâm chúng ta hoàn toàn không có sự-tham-muốn.
Another criticism is that Nirvana takes so long to attain and so few can do it. Neither of these criticisms correspond with the Buddha's view, on the contrary he asserted that anyone can attain Nirvana and that if his instructions are followed sincerely and carefully one could do it within the present life.
Sự chỉ trích khác là, chúng ta phải mất thời gian rất lâu để đạt đến Niết Bàn, và có rất ít người đạt đến Niết Bàn. Lời chỉ trích nầy hoàn toàn không tương ứng với quan điểm của Đức Phật, vì trái lại, Đức Phật đã khẳng định rằng, ai cũng có thể đạt đến Niết Bàn, nếu họ làm theo lời hướng dẫn của ngài, một cách cẩn trọng và chân thành, thì họ sẽ đạt đến Niết Bàn trong kiếp nầy.
On this point Theravada, Mahayana and Tantrayana agree. Mahayanists who have taken the bodhisattva vow, however, deliberately postpone that goal so they can remain in samsara to help all beings.
Về điểm nầy, Phật Giáo Nguyên Thủy, Đại Thừa, và Mật Tông đều đồng ý như thế. Tuy nhiên, những người theo Phật Giáo Đại Thừa, mà đã phát nguyện hạnh Bồ Tát, cố tình trì hoãn mục tiêu đến Niết Bàn, để họ ở lại cõi người, sống trong vòng sinh tử luân hồi, giúp đỡ tất cả chúng sinh.
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- Photo title: https://www.facebook.com/PHẬT-PHÁP-Buddha-Dharma-1390714567845556/
- Photo 1: https://chrisherd.medium.com/money-greed-and-the-meaning-of-life-7a041e924926
- Photo 2: https://songdepkhoe.net/loi-hay-y-dep/suot-mot-doi-lam-dieu-thien-dieu-thien-van-khong-du-mot-ngay-lam-dieu-ac-thi-dieu-ac-da-du-thua-241
- Photo 3: https://vietfones.vn/forum/threads/loi-phat-day.1508703/
- Photo 4: //steemit.com/buddhism/@soulsistashakti/buddhism-what-is-karma">https://steemit.com/buddhism/@soulsistashakti/buddhism-what-is-karma>
- Photo 5: https://tuniemxu.org/thay-va-biet-ngu-uan-qua-hanh-thien-minh-sat/