Is Meditation Buddhism Booming Or Fading?
Thiền Phật Giáo Đang Phát Triển Mạnh Hay Đang Suy Yếu Đi?
English: Lewis Richmond
Việt ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Compile: Lotus group
16. Thiền Phật Giáo đang tiến hay lùi? - Is Meditation Buddhism Booming Or Fading? – Song ngữ
Thiền Phật Giáo Đang đang tiến hay lùi?
Is Meditation Buddhism Booming Or Fading? – Song ngữ
I have often written that we are approaching the 50-year mark of Buddhist meditation practice in America. In many ways this style of Buddhism has become well established and familiar to the mainstream culture.
Tôi thường viết rằng chúng ta đang tiến gần đến một dấu mốc ấn-tượng của 50 năm thực hành Thiền Phật Giáo tại Hoa Kỳ. Thiền Phật Giáo phần lớn đã được tồn tại trong một thời gian khá dài, do đó đã được công nhận, và trở nên quen thuộc với nền văn hóa chính thống.
SF Zen Center's 50 years of opening hearts, minds – Photo 2
Meditation, dharma teachers, retreat centers and monasteries, as well as some core terms (dharma, karma, mindfulness, zazen, bodhisattva and metta, to name a few) have become well known and understood. The influx of Tibetan Lamas has provided a fresh Asian presence to a scene that otherwise is increasingly westernized.
Các thuật ngữ như thiền định, giảng sư (các vị thầy giảng Pháp), các trung tâm tu học, và các tu viện, cũng như các thuật ngữ chính yếu (Pháp, nghiệp, tỉnh thức hoặc chánh niệm, ngồi thiền hoa sen còn gọi là ngồi kiết già, Bồ Tát, và lòng từ bi, vân vân...) đã trở nên nổi tiếng và được hiểu biết rõ ràng. Nhiều vị Lạt Ma Tây Tạng đã mang đến Hoa Kỳ một sự hiện diện tươi vui của người Á Châu, vào một khung cảnh Thiền Phật Giáo mà càng ngày càng bị Tây Phương hóa.
Dalai Lama đã mang đến Tây Phương một sự hiện diện tươi vui của người Á Châu, vào một khung cảnh Thiền Phật Giáo … Photo 3
But from another point of view it may seem as though all this activity is plateauing or even fading out.
Tuy nhiên, khi nhìn ở một góc độ khác, tất cả các hoạt động nầy sau một thời gian tiến triển dường như trở nên ít có sự thay đổi, hoặc thậm chí suy yếu đi.
Magazines dedicated to Buddhism (there are only three or four) have a small and static circulation, and often seem to feature photos of the same aging luminaries (Dalai Lama, Thich Nhat Hanh) month after month.
Các tạp chí dành riêng cho Phật Giáo (chỉ có ba hoặc bốn tạp chí) có số lượng lưu hành nhỏ, nhất-định, và không thay đổi, và thường có các bài đặc biệt in hình các ngôi sao Phật Giáo lớn tuổi (như Đức Đạt Lai Lạt Ma, thiền sư Thích Nhất Hạnh) hết tháng nầy sang tháng nọ.
With some exceptions, attendees at Buddhist centers are grey-headed baby boomers. The top 20 Buddhist bestsellers on Amazon are mostly reissues of top sellers and authors from 20 years ago. Only a handful of Buddhist authors still sell their new books widely; many trade publishers see the Buddhist market as having peaked 10 or 15 years ago.
Với một số ít trường hợp ngoại lệ, các người tham dự ở các trung tâm Phật Giáo thường là các baby boomers (thế hệ trẻ = các người sinh ra vào những năm sau Thế Chiến Thứ Hai, trong khoảng từ năm 1946 tới năm 1964, thời kỳ mà có nhiều sự gia tăng về tỷ lệ sinh sản) tóc đã hoa râm. 20 cuốn sách bán chạy hàng đầu 'theo thể loại Phật Giáo' trên trang mạng Amazon hầu như là các sách tái bản của các các cuốn sách bán chạy hàng đầu, và là của các tác giả mà đã phát hành từ 20 năm về trước. Chỉ còn một số ít (đếm được trên đầu ngón tay) các tác giả Phật Giáo đang bán một cách rộng rãi các sách mới của họ; nhiều nhà xuất bản thương mại nghĩ rằng thị trường sách Phật Giáo đã đạt đỉnh điểm cao nhất vào khoảng 10 hoặc 15 năm trước đây.
Which of these trendlines is true, or are they both representative, though in different ways?
Thế thì, trong hai cách trên khuynh hướng nào là đúng, hoặc là cả hai khuynh hướng đều đúng, nếu chúng ta nhìn dưới nhiều góc cạnh khác nhau?
When I look to the past for possible models of what is happening with Buddhism now, I think of two: Vedanta in the 1920s, and psychoanalysis in the 1930s and ‘40s. Both movements began with a splash. Both spawned a proliferation of practitioners, teachers, books and centers. Vedanta and Theosophy faded out after a while, though it still survives.
Khi tôi nhìn vào quá khứ để tìm ra các mô hình đúng đắn cho những gì đang xảy ra với Phật Giáo hiện nay, tôi nghĩ đến hai mô hình: trường phái triết học Ấn Độ Giáo Vedanta trong thập niên 1920 (trong khoảng năm 1920-1929), và phân tâm học trong thập niên 1930 và thập niên 1940. Cả hai phong trào nầy bắt đầu như là các hiện tượng giật gân. Cả hai phong trào sinh sản nhanh chóng với các người chuyên nghiệp, các giáo sư, và các sách vở, cùng với các trung tâm.
Psychoanalysis has had a different trajectory, beginning as an innovative path of self-knowledge and healing, and developing over time to become thoroughly mainstream with scores of derivative schools and methods.
Trường phái triết học Ấn Độ Giáo Vedanta và Thông Thiên Học suy yếu dần sau một thời gian, mặc dù cả hai vẫn còn tồn tại. Phân tâm học đã có một quỹ đạo khác, bắt đầu như là một con đường sáng-tạo để hiểu biết chính mình, và dùng để chữa bệnh, rồi được phát triển theo thời gian để hoàn-toàn trở thành dòng-chính với nhiều trường học, và có nhiều phương pháp được tạo ra qua sự mô phỏng, hoặc qua sự sao chép lại.
If Buddhism follows the Vedanta route, we should see its retreat centers gradually attract fewer paying customers over time, its teachers combining traditional Buddhist teachings with commercially more attractive options: yoga, Chi Gong and dharma for professional CEUs.
Nếu Thiền Phật Giáo đi theo con đường của trường phái triết học Ấn Độ Giáo Vedanta, chúng ta sẽ nhìn thấy các trung tâm tu học qua thời gian sẽ dần dần thu hút ít tu-học-sinh trả tiền để tu học, rồi các thầy cô giáo sẽ kết hợp giáo lý Phật Giáo truyền thống, với các sự chọn lựa có tính cách thương-mại hấp dẫn hơn: như thiền thể dục yoga, thể dục khí công (Chi Gong), và Phật Pháp cho các lớp tu-nghiệp chuyên môn.
The Best Yoga and Meditation Retreats in India – Photo 4
If it follows the trajectory of psychoanalysis, we should see increased integration of Buddhism with other mainstream disciplines such as psychotherapy, neuroscience and hospice, to the point that Buddhism as a standalone religion begins to fade out, except within Asian-American enclaves (where it is already long established).
Nếu Thiền Phật Giáo đi theo quỹ-đạo của phân tâm học, chúng ta sẽ nhìn thấy sự hội-nhập gia-tăng giữa Phật Giáo với các ngành học chính-yếu khác như ngành chữa trị bằng tâm-lý, như ngành khoa học về thần kinh, như dịch-vụ chăm sóc người bệnh lúc cuối đời, rồi sau cùng sẽ gia-tăng nhiều cho đến nỗi Phật Giáo (như là một tôn giáo) dần dần biến mất, ngoại trừ trong các ốc-đảo người Mỹ gốc Á Châu (nơi mà Đạo Phật đã được thiết lập từ lâu đời).
The Mind Illuminated: A Complete Meditation Guide Integrating Buddhist Wisdom and Brain Science for Greater Mindfulness – Photo 5
The current evidence is that retreat centers are booming, so if the Vedanta route is to happen it hasn’t happened yet, though it might in another 20 or 25 years.
Các bằng chứng hiện nay cho thấy là các trung tâm tu học đang tiến triển, cho nên nếu (có khuynh hướng) đi theo con đường của trường phái triết học Ấn Độ Giáo Vedanta, thì điều nầy chưa thấy xảy ra, mặc dù điều nầy vẫn có thể xảy ra trong khoảng từ 20 đến 25 năm nữa.
There is another epicenter of Buddhist activity that is important, and that is the broadening field of Buddhist studies as an academic discipline. Some Buddhist academics argue that their rigorous scholarly approach is the one with the most robust long-term future.
Chúng ta còn có một tâm-điểm quan trọng khác trong sinh hoạt Phật Giáo, và đó là lãnh vực mở rộng sự nghiên cứu Phật Giáo như là một ngành-học trong trường đại học. Một số giáo sư đại học cho rằng phương cách học-hành nghiêm ngặt của họ là một trong những cách mà có tương lai tốt đẹp nhất, và lâu dài nhất.
Scholarly translation and analysis in the last few decades has indeed provided an invaluable contribution to a modern understanding of this ancient wisdom teaching.
Những văn bản chuyển-ngữ và phân-tích (từ các học giả) trong vài thập-kỷ qua, đã thật sự cung cấp một sự đóng góp vô giá, cho sự hiểu biết hiện-đại về các bài giảng dạy cổ xưa, và đầy trí tuệ nầy.
However, there is tension between the scholar and meditator communities, and both sides contribute to the tension.
Tuy nhiên, có sự căng thẳng giữa các cộng đồng học giả và các thiền-giả (người hành-thiền), và cả hai bên cùng góp phần vào sự căng thẳng nầy.
I was at a conference a few years ago that brought together Buddhist scholars and meditation practitioners. The scholars presented their papers (which I found quite illuminating) but in the discussion that followed it was clear that some of the meditators felt that the scholars’ views were abstract, intellectual and irrelevant to their meditation work.
Tôi có tham gia vào một cuộc hội nghị cách đây vài năm, lúc đó quy tụ các học giả Phật Giáo, và các thiền-giả. Các học giả đã trình bày các bài viết của họ (mà tôi cảm thấy hoàn toàn dễ hiểu, và rõ ràng), tuy nhiên, trong cuộc thảo luận tiếp-theo sau đó một số thiền-giả rõ ràng cảm thấy rằng quan điểm của các học giả là trừu tượng, và đó là các suy nghĩ trí thức, cho nên chẳng liên hệ gì đến công việc thiền định của họ.
The scholars in turn suggested that the meditators’ views might be a bit uninformed, even ignorant. Privately, one scholar complained to me, “These people don’t know anything!”
Kế tiếp, các học giả lần lượt cho rằng quan điểm của các thiền-giả có thể là thiếu hiểu biết, và thậm chí là ngu đần. Một học giả phàn nàn riêng với tôi, "Các thiền-giả nầy chẳng biết gì cả!"
Some scholars, of course, are also practitioners, though they may sometimes need to be discreet about it. There has been prejudice. One professor of Buddhist studies told me that when she was in graduate school, she and her colleagues had to keep their meditation practice secret or their theses were likely not to be approved.
Mặc dù có một số học giả cũng là các thiền-giả, tuy nhiên, đôi khi họ cần phải giữ kín đáo về điều nầy. Bởi vì hiện nay đã có giáo sư đang có thành-kiến. Một giáo sư nghiên cứu Phật Giáo nói với tôi rằng khi cô đang theo học chương trình hậu-đại-học, cô và các bạn cùng lớp phải giữ bí mật về việc thực hành thiền định, bằng không hầu-như các luận án của họ sẽ không được chấp nhận.
In the end, I think the biggest question in Buddhism’s long-term future will be how much a new generation of practitioners, teachers and scholars come forward to carry on the work.
Sau cùng, tôi nghĩ rằng (câu hỏi lớn nhất về) tương lai lâu dài của Đạo Phật sẽ tùy thuộc vào một thế-hệ mới của các thiền-giả, của các giáo sư, và của các học giả tình-nguyện thực-hiện và tiếp-nối công việc làm nầy.
There are definitely younger Buddhist teachers coming up, and they are attracting a younger following. At the same time, meditation Buddhism has not been primarily a family affair. I get the impression that many children of aging Buddhists tend not to remain Buddhists as they become adults.
Điều chắc chắn rằng chúng ta đang có các Thầy Cô Phật Giáo trẻ, và họ đang thu hút các người trẻ theo chân họ. Đồng thời, Thiền Phật Giáo chưa phải là một sinh hoạt chính yếu trong nhiều gia đình. Cho nên, tôi có ấn tượng rằng con em của các vị Phật Tử già, khi lớn lên họ sẽ không có khuynh hướng trở thành Phật Tử.
In the end, I have no crystal ball and no bias as to which of these scenarios is most likely to come about. I do think we baby boomer Buddhists we need to give it some serious thought.
Cuối cùng, tôi chẳng có quả cầu bằng pha lê (để ước gì được nấy), và tôi không muốn thiên vị để nói rằng, tôi biết điều gì có nhiều khả năng xảy ra. Tôi nghĩ rằng chúng ta là baby boomer (thế hệ trẻ) Phật Tử, chúng ta cần phải suy nghĩ về các điều nầy một cách nghiêm túc.
In 25 or 30 years, we will all be gone, and what will we have done in the meantime to secure a succession to future generations? Whether we are scholars, practitioners or both, that should be something we pay attention to.
Trong vòng từ 25 năm đến 30 năm nữa, lúc đó tất cả chúng ta đều ra đi (sẽ mất đi), và trong khoảng thời gian còn lại nầy, chúng ta sẽ làm điều gì để bảo đảm Phật Giáo có một sự tiếp-nối tốt đẹp cho các thế hệ tương lai? Cho dù chúng ta là các học giả, hoặc là các thiền-giả (hoặc là cả hai), đó là điều mà chúng ta cần nên chú tâm đến.
Thich Nhat Hanh Notes:
Thich Nhat Hanh, the Buddhist monk who introduced” mindfulness to the West – Photo 6
For Thich Nhat Hanh, however, mindfulness is not a means to a more productive day, but a way of understanding “interbeing,” the connection and codependence of everyone and everything. In a documentary “Walk With Me,” he illustrates interbeing in the following way:
Tuy nhiên, đối với Thích Nhất Hạnh, chánh niệm không phải là một phương tiện cho một ngày làm việc hiệu quả hơn - mà là một cách để hiểu về sự “tương tức: là cái này trong cái kia”, liên kết và sự phụ thuộc của mọi người và mọi thứ. Trong một bộ phim tài liệu về “Walk Walk With Me”, Thày minh họa việc tương tức theo cách sau:
A young girl asks him how to deal with the grief of her recently deceased dog. He instructs her to look into the sky and watch a cloud disappear. The cloud has not died but has become the rain and the tea in the teacup. Just as the cloud is alive in a new form, so is the dog. Being aware and mindful of the tea offers a reflection on the nature of reality. He believes this understanding could lead to more peace in the world.
Một cô gái trẻ hỏi Thày làm thế nào để đối phó với nỗi đau của con chó vừa mới chết. Thày hướng dẫn cô nhìn lên bầu trời và nhìn một đám mây biến mất. Đám mây chưa chết nhưng đã trở thành mưa và trà trong tách trà. Giống như đám mây đang sống trong một hình thức mới, con chó cũng vậy. Nhận thức và lưu tâm đến trà cung cấp một sự phản ánh về bản chất của thực tế. Ông tin rằng sự hiểu biết này có thể dẫn đến hòa bình hơn trên thế giới.
Cuộc sống giống như một tách trà, được rót đầy và thưởng thức cùng bạn bè. – Photo 7
Sources:
Tài liệu tham khảo:
- https://tienvnguyen.net/a444/thien-phat-giao-dang-phat-trien-manh-hay-dang-suy-yeu-di-is-meditation-buddhism-booming-or-fading-
- http://www.huffingtonpost.com/lewis-richmond/is-meditation-buddhism-booming-or-fading_b_2050135.html?
- Photo 1: https://buddhlib.org.sg/saturday-meditationdhammaclass2019/
- Photo 2: https://www.sfgate.com/living/article/SF-Zen-Center-s-50-years-of-opening-hearts-minds-3407084.php
- Photo 3: https://tibetspirit.com/a-scientific-dialogue-with-the-dalai-lama-healing-power-of-meditation/
- Photo 4: https://www.global-gallivanting.com/best-yoga-meditation-retreats-india/
- Photo 5: https://www.amazon.com/Mind-Illuminated-Meditation-Integrating-Mindfulness/dp/1501156985
- Photo 6: https://theconversation.com/thich-nhat-hanh-the-buddhist-monk-who-introduced-mindfulness-to-the-west-prepares-to-die-111142
- Photo 7: https://www.pinterest.com/pin/236579786645998925/?nic=1